Để tìm ra những ứng cử viên xuất sắc phù hợp với vị trí cần tuyển nhà tuyển dụng luôn phải cân nhắc thật kĩ và có kế hoạch rõ ràng trước khi lên lịch phỏng vấn và thực hiện điều đó một cách kịp thời.
Lên lịch phỏng vấn là một bước rất quan trọng trọng trong quy trình tuyển dụng bởi nếu nhà tuyển dụng không thể lên lịch phỏng vấn hiệu quả có thể khiến quá trình phỏng vấn bị chậm lại và đánh mất các ứng viên chất lượng. Vậy trước khi lên lịch phỏng vấn các nhà tuyển dụng cần phải cần nhắc những điều gì ? Hãy Cùng | Working.vn theo dõi qua bài viết dưới đây nhé !
1. Lên lịch phỏng vấn quan trọng như thế nào ?
2. Những điều tuyển dụng nên cân nhắc trước khi lên lịch phỏng vấn
2.1 Lựa chọn loại hình phỏng vấn trước khi lên lịch phỏng vấn
Lựa chọn đúng phong cách phỏng vấn là vô cùng quan trọng đối với các nhà tuyển dụng, nhất là khi họ mong muốn quá trình phỏng vấn của mình trở nên hiệu quả. Điều này giúp họ đánh giá được từng ứng cử viên với một buổi phỏng vấn công bằng và lựa chọn được những loại phỏng vấn phù hợp.
Các loại phỏng vấn sau đây có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp tùy thuộc vào nhu cầu doanh nghiệp:
- Phỏng vấn qua điện thoại: Loại phỏng vấn này thường được thực hiện bởi một nhà quản lý chuyên về mảng tuyển dụng hay một thành viên trong bộ phận nhân sự. Mục đích của kiểu phỏng vấn này là để ứng viên trả lời tất cả các câu hỏi được nêu ra sau khi nhà tuyển dụng đã đọc qua hồ sơ, CV. Đây là cách tốt để có thể thực hiện phỏng vấn được nhiều ứng viên chỉ trong một vài giờ. Kiểu phỏng vấn này cũng có thể được chọn như một phương cách sàng lọc ứng viên tốt.
- Phỏng vấn năng lực trực tiếp: Khi đối diện trực tiếp với nhau trong buổi phỏng vấn, loại hình phỏng vấn năng lực được thiết kế để xác định liệu các ứng viên của bạn có khả năng và đầy đủ kinh nghiệm để thực hiện tốt công việc này hay không. Bạn có thể bắt đầu bằng cách hỏi về những tình huống khi họ đã hoàn thành những nhiệm vụ tương tự như công việc đang tuyển dụng. Nếu đó là những khó khăn lớn, họ đã vượt qua những điều đó như thế nào ? Kinh nghiệm nào trong khoảng thời gian làm việc trước đó khiến họ tự hào nhất ?
Lựa chọn hình thức phỏng vấn trước khi lên lịch phỏng vấn khiến các nhà tuyển cảm thấy thoải mái và có sự tự tin cần thiết khi phỏng vấn ứng viên cũng như trong quá trình ra quyết định.
2.2 Lựa chọn số lượng ứng viên trước khi lên lịch phỏng vấn
Không nên dồn quá nhiều cuộc phỏng vấn vào cùng một ngày. Trong khi cần lên lịch phỏng vấn phù hợp, bạn cũng cần kiểm soát số lượng ứng viên ngay từ đầu.
Nếu không dành thời gian để chọn lọc và loại bỏ ứng viên không phù hợp mà chọn phỏng vấn tất cả, bạn sẽ thấy quá trình phỏng vấn trở nên khó kiểm soát. Bằng cách xem xét ứng viên một cách cẩn thận, bạn sẽ có ít cuộc trò chuyện hơn và việc lên lịch phỏng vấn trở nên dễ dàng hơn.
Đây là lúc mà việc phỏng vấn sàng lọc qua video hoặc điện thoại trở nên hữu ích. Thay vì dành một giờ để phỏng vấn ứng viên kém phù hợp, giờ đây bạn có thể nhanh chóng đánh giá khả năng của họ thông qua các cuộc gọi ngắn.
Nếu rõ ràng họ có tiềm năng để hoàn thành vai trò, bạn có thể mời họ tham gia một cuộc phỏng vấn trực tiếp. Nếu không, bạn chỉ mất một vài phút và ngay lập tức có thể chuyển sang ứng viên tiếp theo.
2.3 Đưa ra thời gian phỏng vấn thích hợp trong ngày
- Hạn chế lên lịch phỏng vấn ngay trước giờ nghỉ trưa, bởi giờ nghỉ trưa là giờ mọi người chuẩn bị nghỉ ngơi và ăn uống nếu lên lịch phỏng vấn khi cả 2 bên đang trong tư thế bụng cồn cào sẽ khiến buổi phỏng vấn giữa cả 2 bên diễn ra không thuận lợi dẫn đến quá trình này không hoàn toàn đạt được hiệu quả tốt. Thay vào đó, hãy sắp xếp thời gian hợp lý để khi ngồi lại với ứng viên, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và tập trung. Điều này có nghĩa là tránh để cơn đói hoặc cơn buồn ngủ sau bữa ăn làm phiền bạn. Theo các chuyên gia nhân sự, giữa buổi sáng – khoảng 9 đến 10 giờ 30 phút – là thời gian tốt nhất dành cho cuộc phỏng vấn.
- Hạn chế lên lịch phỏng vấn gần cuối giờ hành chính vào ngày cuối tuần, bởi cả tuần làm việc mệt nhọc, gần giờ nghỉ cuối tuần còn lên lịch phỏng vấn thì tinh thần của chúng ta sẽ suy giảm và nhà tuyển dụng cũng vậy họ cũng sẽ uể oải khiến họ sẽ khó tập trung vào cuộc phỏng vấn, và khi họ quay trở lại làm việc vào đầu tuần lại phải khiến họ phải cố gắng nhớ lại cuộc thảo luận đã diễn ra như thế nào, các chi tiết có vẻ mờ nhạt và bạn có thể đánh giá rằng ứng viên này không phù hợp mặc dù họ xứng đáng. Mặt khác, ứng viên cũng có thể đã không thể hiện hết khả năng của họ do tinh thần mệt mỏi.
2.4 Dành nhiều thời gian hơn cho buổi phỏng vấn
- Vì danh sách việc cần làm ngày càng nhiều, bạn có thể lên một lịch trình phỏng vấn chặt chẽ. Tuy nhiên, sẽ khó khăn để kiểm soát thời lượng của buổi phỏng vấn bởi bạn không biết những chủ đề nào có thể xuất hiện mà bạn muốn thảo luận thêm với ứng viên.
- Trong khi cuộc phỏng vấn trung bình kéo dài khoảng 40 phút, bạn có thể “hào phóng” tăng thêm thời gian để có thể hoàn toàn tập trung thay vì liên tục nhìn vào đồng hồ.
Qua những thông tin trên đây, Hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để luôn có một quy trình tuyển dụng phỏng vấn thành công.
Thế Việt