Một bản mô tả công việc hấp dẫn, rõ ràng, đầy đủ thông tin sẽ giúp các nhà tuyển dụng thu hút được rất nhiều ứng viên tiềm năng về đội của mình.
Viết mô tả vị trí công việc nổi bật là điều rất quan trọng khi tìm kiếm người phù hợp trong chiến lược tuyển dụng của bạn. Nhưng nhiều nhà tuyển dụng không đánh giá đúng tầm quan trọng của bản mô tả công việc dẫn đến bài đăng của mình không có mấy người quan tâm, phản hồi. Nếu vấn đề này đang xảy đến với bạn thì có thể đến từ sai lầm khi viết bản mô tả công việc của bạn. Dưới đây | Working.vn xin chia sẻ tới các bạn 7 sai lầm nhà tuyển dụng cần tránh khi viết mô tả công việc. Các bạn cùng tham khảo để biết cách khắc phục nhé.
1. Tránh viết một mô tả công việc chung chung không cụ thể
Nhiều nhà tuyển dụng viết những bản mô tả công việc chung chung, không cụ thể. Nếu như bạn không ghi rõ ràng và cụ thể thì ứng viên sẽ khó nắm bắt được những công việc họ phải làm. Khiến họ sẽ không hào hứng với công ty hoặc vị trí và họ có thể sẽ nhấp chuột bỏ đi sau khi đọc.
2. Tránh mô tả công việc quá dài hay quá ngắn
Một bản mô tả công việc quá dài sẽ khiến cho ứng viên “ngộp thở” với yêu cầu công việc. Bạn hãy tưởng tượng phần yêu cầu công việc giống như một bộ phận “lọc”, quá dài sẽ khiến ứng viên “ngán” với những yêu cầu đề ra, quá ngắn thì không cụ thể khiến ứng viên khó hiểu. Tốt nhất bạn không nên liệt kê những công việc quá cụ thể mà hãy nhớ ngắn gọn, súc tích là tiêu chí hàng đầu. Mặt khác, bạn cũng cần đưa ra một số chi tiết liên quan đến công việc. Bởi nếu đơn giản chỉ có tên công việc và lời kêu gọi hành động là không đủ. Nếu bạn muốn có được ứng viên tiềm năng thì bản mô tả công việc cần phải bao gồm các thông tin về vị trí, trách nhiệm công việc và yêu cầu cơ bản cho ứng viên.
Tạo sự cân bằng hoàn hảo giữa việc cung cấp đủ thông tin mà không cung cấp quá nhiều là chìa khóa để tạo ra một bản mô tả công việc tuyệt vời. Tất nhiên, nói bao giờ cũng dễ hơn làm.
Phạm vi tốt cho mô tả công việc là từ 300 đến 700 từ. Điều này cung cấp cho bạn đủ không gian để mô tả chính xác vị trí, công ty và bất kỳ yêu cầu nào về vị trí.
3. Tránh viết nội dung công việc không cụ thể
Nội dung công việc cần phải làm rõ: Các nhiệm vụ chính của vị trí tuyển dụng (bán hàng, quản lý kho, thực hiện chiến dịch marketing…), mục tiêu cần đạt được (doanh số, lượng truy cập website,…), yêu cầu cần có, hình thức làm việc (toàn thời gian, bàn thời gian, thực tập, thời vụ…). Những mục này càng rõ ràng, cụ thể bao nhiêu, tỷ lệ ứng viên phù hợp tìm tới nhà tuyển dụng sẽ tăng lên tương ứng.
4. Thiếu thông tin về lương và phúc lợi
Lương và phúc lợi là những thông tin mà người đi tìm việc đặc biệt quan tâm. Thực tế, một bản mô tả với nội dung công việc và yêu cầu chi tiết, nhưng không đề cập mức lương cụ thể chỉ gói gọn trong 2 từ.
“Thỏa thuận” ở phần thông tin về lương và phúc lợi sẽ khiến ứng viên có cảm giác không thoải mái ngay lập tức và có thể bỏ qua công việc này.
Nếu vì một số lí do, bạn không muốn công khai về mức lương cụ thể thì cần đưa ra khoảng lương ước lượng (nằm trong vùng thoả thuận), đặc biệt cần nhấn mạnh thêm vào các lợi ích khác ngoài lương như phúc lợi, văn hoá công ty, tiềm năng phát triển… để thu hút sự quan tâm. Điều này vô cùng quan trọng trong việc quản lý kỳ vọng của ứng viên và giúp bạn tránh được việc phải nhận hồ sơ hay phỏng vấn những người không phù hợp ngay từ đầu.
5. Tránh sử dụng quá nhiều biệt ngữ
Bạn có thể nghĩ rằng biệt ngữ có thể hoạt động để nhắm mục tiêu ứng viên lý tưởng của bạn, nhưng thay vào đó, biệt ngữ thường có thể khiến người đọc xa lánh. Sử dụng các từ thông thường và đơn giản giúp mô tả công việc và tin đăng dễ tiếp cận hơn với nhiều người tìm việc hơn.
Hãy nhớ rằng, rất nhiều biệt ngữ không nhất thiết phải áp dụng trong toàn ngành và thường có thể lạc hậu với những phát triển và thời đại mới. Sử dụng các từ đơn giản hơn và được hiểu rộng rãi hơn làm cho công việc có vẻ dễ đạt được và hấp dẫn hơn đối với hầu hết các ứng viên.
6. Tránh lỗi chính tả và ngữ pháp
Sai chính tả và ngữ pháp trong bản mô tả công việc là điều bạn cần phải tránh. Những bản mô tả công việc với những lỗi sai tuy là nhỏ nhưng nó cũng khiến ứng viên có cái nhìn không tốt về công ty của bạn. Và kết quả người tìm việc sẽ không mây quan tâm đến tin tuyển dụng của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh dùng những từ chuyên ngành. Hãy sử dụng những từ ngữ dễ hiểu cho bản mô tả công việc của mình.
7. Tránh yêu cầu những kỳ vọng không thực tế
Đưa ra những yêu cầu quá cụ thể hoặc quá khắt khe với kỳ vọng của bạn là một cách chắc chắn khác để khiến các ứng viên xa lánh và khiến việc tìm kiếm trở nên khó khăn hơn cho chính bạn.
Điển hình có một số nhà tuyển dụng đưa ra yêu cầu kinh nghiệm quá cao, thường thì 3 đến 5 năm kinh nghiệm là đã quá mức, nhiều nhà tuyển dụng còn đòi hỏi cao hơn nữa như trên 5 năm, 7 năm, 10 năm… đã khiến các nhà tuyển dụng bỏ lỡ rất nhiều ứng viên tiềm năng. ( Bởi người có khả năng sẽ vì những đòi hỏi thái quá mà không dám nộp hồ sơ)
Xây dựng một bản mô tả công việc hoàn hảo và cụ thể sẽ là bước khởi dầu quan trọng trong công tác tuyển dụng nhân tài. Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn xây dựng một bản mô tả công việc chính xác nhất và hiệu quả nhất.
Vy Nguyễn