Nhà tuyển dụng có trách nhiệm đánh giá từng ứng viên một cách tỉ mỉ và sàng lọc ứng viên một cách kỹ lưỡng, bởi vì, nguồn ứng viên hiện nay rất đa dạng và nếu như tuyển không đúng người sẽ khiến họ gặp phải rất nhiều rắc rối hơn thế nữa họ sẽ làm công ty tiêu tốn thời gian và công sức cũng như ngân sách.
Mỗi vị trí tuyển dụng trung bình nhận được 250 hồ sơ và 88% trong số đó được coi là không đủ tiêu chuẩn. Điều này có nghĩa là một nhà tuyển dụng có thể dành tới 23 giờ chỉ để chọn và tuyển dụng được một người duy nhất vào vị trí công việc đang trống. Dù vậy việc lựa chọn sai ứng viên là điều không thể tránh khỏi. Để tránh mắc phải sai lầm trong quá trình tuyển chọn, dưới đây | Working.vn chia sẻ 7 kiểu ứng viên tuyệt đối không nên tuyển dụng, Các bạn cùng tham khảo nhé !
1. Ứng viên gửi sơ yếu lý lịch chưa chỉnh sửa
Những ứng viên không thèm chỉnh sửa sơ yếu lý lịch của mình chắc chắn chưa sẵn sàng cho việc làm. Nếu họ không đề cập chi tiết thông tin được yêu cầu thì sẽ không có ích gì khi tuyển những người nộp đơn như vậy. Đối với một ứng viên lý tưởng, việc cập nhật CV của họ thường xuyên là điều bắt buộc.
2. Ứng viên không biết gì về công ty tuyển dụng mình
Những ứng viên khi đi phỏng vấn không am hiểu gì về công ty đang tuyển dụng mình thì chứng tỏ họ là những ứng viên chưa đủ tiêu chuẩn và là ứng viên sẽ không gắn bó lâu dài với công ty mình.
Sẽ có rất nhiều cách để ứng viên họ biết về công ty đang tuyển dụng mình như: Xem kĩ phần giới thiệu rên trang web của công ty hoặc các trang web tìm kiếm việc làm hay có thể họ có thể tìm kiếm tin tức trên Google để xem các hoạt động của công ty gần đây hoặc vào fanpage của công ty để xem nhân viên hiện tại và nhân viên cũ nói gì về công ty. Đây là một việc rất dễ dàng nhưng tại sao họ lại không làm ? Điều này chứng tỏ họ không năng nổi và không có tâm huyết về công việc này. Họ chỉ là ứng tuyển tạm thời chứ không có ý định lâu dài. Chính vì thế kiểu ứng viên này là kiểu ứng viên tuyển dụng nên cân nhắc loại bỏ ngay nhé.
3. Ứng viên trễ giờ
Một ứng khi đi phỏng vấn đến trước 10 phút để chuẩn bị, hay đến đúng giờ sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp đó là một mặt tốt của họ, ngược lại một ứng viên trễ giờ sẽ cho thấy họ cho thấy sự thiếu chuẩn bị, thiếu trách nhiệm và tôn trọng, đồng thời cũng thể hiện khả năng thích nghi kém trong các tình huống khó khăn. Bất kể điều gì xảy ra không lường trước được như kẹt xe, đi sai đường... họ có thể lên kế hoạch dự phòng trước để đến buổi phỏng vấn vào đúng giờ đã hẹn.
4. Ứng viên chỉ biết nói về bản thân
Trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng và ứng viên thường trao đổi qua lại để hiểu thêm về đối phương. Tuy nhiên, vấn đề thực sự sẽ xuất hiện nếu ứng viên chỉ nói về chính bản thân họ. Chẳng hạn, khi người phỏng vấn hỏi về nguyện vọng nghề nghiệp, ứng viên nên nói tên của một nhân vật thành công mà họ ngưỡng mộ. Hoặc nếu nhà tuyển dụng hỏi về kinh nghiệm, ứng viên nên đề cập đến một người nào đó tích cực, hỗ trợ họ tiến xa được đến hiện tại, chẳng hạn như đồng nghiệp hoặc sếp cũ.
Tất nhiên đây chỉ là những ví dụ, nhưng nếu trong cuộc phỏng vấn mà ứng viên không đề cập đến bất kỳ ai khác, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy họ có phần kiêu ngạo, không dễ hòa hợp với đồng nghiệp hay phù hợp với văn hóa công sở. Nhà tuyển dụng nên chọn ứng viên giao tiếp cởi mở, đề cập đến những người xung quanh họ, người có thể thừa nhận năng lực và thật tâm đối xử tốt với người khác.
5. Ứng viên có thái độ thiếu tôn trọng
Cùng các tiêu chí về năng lực nghề nghiệp, các nhà tuyển dụng hiện nay cũng cần chú ý đến phẩm chất, kỹ năng giao tiếp… của các ứng viên. Cụ thể là bạn nên xem xét việc từ chối các ứng viên có biểu hiện thiếu tôn trọng như: Đến phỏng vấn trễ giờ mà không có lời giải thích hay xin lỗi, “bất thình lình” đi ra ngoài không thông báo cho ban tuyển dụng, có hành vi cư xử, giao tiếp thiếu tế nhị, thiếu tôn trọng đối với nhà tuyển dụng… Bởi với tính cách này nếu vào làm việc họ cũng sẽ không coi trọng kỷ luật công ty, không tôn trọng sếp và hợp tác với đồng nghiệp, điều này có thể là tiền đề làm nảy sinh mâu thuẫn, gây mất đoàn kết nội bộ phòng ban công ty.
6. Những ứng viên tự tin thái quá
Trong quá trình phỏng vấn có rất nhiều nhà tuyển dụng gặp phải những ứng viên tự tin thái quá, cái gì cũng cho mình là giỏi nhất, trong khi đó họ hoàn toàn không có năng lực.
Tự tin là tốt, nhưng ứng viên phải biết bản thân họ là ai và họ đang đứng ở đâu. Bạn nên hiểu rằng nhà tuyển dụng và doanh nghiệp chỉ tuyển và trả lương cho những người làm được việc và thật sự có năng lực; nếu chứ biết nói mà không biết làm thì sớm muộn gì bạn sẽ bị đào thải.
7. Ứng viên thường xuyên nhảy việc
Ngoài ra các ứng viên có tần suất “nhảy việc” liên tục, hầu như không gắn bó với công việc nào được một năm cũng là đối tượng mà các tuyển dụng nên từ chối. Bởi họ là những người có xu hướng “đứng núi này trông núi nọ”, thiếu kiên nhẫn trong công việc, tuyển dụng những người như vậy sẽ chỉ làm mất thời gian và công sức đào tạo vì họ sẽ sớm bỏ ngang công việc.
Hi vọng qua bài viết của chúng tôi sẽ giúp ích một phần cho các nhà tuyển dụng trong việc cân nhắc và lựa chọn ứng viên. Cảm ơn các bạn đã cùng chúng tôi đồng hành trên mọi bước đường. Chúc các bạn sớm trở thành một nhà tuyển dụng xuất sắc và thành công.
Vy Nguyễn