Trong qui trình tuyển dụng định kiến vô thức luôn xuất hiện, cho dù nhà tuyển sụng có nhận thức được hay không ? Nó được kích hoạt bởi bộ não của nhà tuyển dụng để đưa ra phán đoán nhanh chóng và đưa ra đánh giá nhanh về ứng viên dựa trên những yếu tố không liên quan gì đến kỹ năng và tính cách của họ.
Vậy trong qui trình tuyển dụng có những định kiến vô thức phổ biến nào ? Hãy cùng | Working.vn khám phá qua bài viết dưới đây nha.
1. Định kiến vô thức là gì trong quá trình tuyển dụng ?
Định kiến cá nhân trong tuyển dụng là những ý kiến, quan điểm vô thức về ứng viên chỉ dựa vào ấn tượng đầu tiên. Và nó có thể làm ảnh hưởng tới quyết định cuối cùng mà không dựa trên những tiêu chí liên quan tới công việc
2. Định kiến vô thức hình thành bởi yếu tố nào ?
Định kiến vô thức chính được hình thành dựa trên những yếu tố lịch sử, văn hóa và xã hội. Chúng định hình cách con người suy nghĩ, hành động, bày tỏ cảm xúc và tất cả chúng ta đều sở hữu loại định kiến này.
Trong quá trình tuyển dụng, định kiến vô thức xảy ra khi bạn hình thành ý kiến về ứng viên chỉ dựa trên ấn tượng đầu tiên. Hoặc, khi bạn thích ứng viên A hơn ứng viên khác đơn giản vì ứng viên A đó có những đặc điểm giống với những người mà bạn mến.
Ngay cả trong giai đoạn tuyển dụng ban đầu, hình ảnh trong CV, tên tuổi hoặc quê quán của ứng viên có thể ảnh hưởng đến ý kiến của bạn nhiều hơn bạn nghĩ. Nói tóm lại, định kiến vô thức ảnh hưởng đến quyết định của bạn bởi bạn dựa vào những tiêu chí không liên quan đến công việc.
3. Những định kiến vô thức phổ biến trong qui trình tuyển dụng
3.1 Định kiến xác nhận:
Xảy ra khi khuynh hướng tìm kiếm những thông tin mới chỉ để củng cố cho niềm tin ban đầu của nhà tuyển dụng về ứng viên. Nếu người phỏng vấn đã có ấn tượng không tốt đối với ứng viên ngay từ đầu buổi phỏng vấn, họ có khuynh hướng dành toàn bộ thời gian còn lại “vạch lá tìm sâu” để loại bỏ những điểm tích cực về ứng viên đó. Ngược lại, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng “tha” cho ứng viên, hay bỏ qua một vài thiếu sót nếu họ bị lôi cuốn bởi một khía cạnh nào đó của ứng viên, ví dụ như những thành tựu đã đạt được hay chỉ đơn giản là ngoại hình đẹp.
3.2 Hiệu ứng Heuristic:
Có thể hiểu là “trải nghiệm đã có trước đó”, nó là một lối tắt tinh thần giúp rút ngắn thời gian đưa ra quyết định, khiến chúng ta đưa ra ngay lập tức đưa ra câu trả lời dựa trên ký ức, kinh nghiệm từng gặp trong quá khứ.
3.3 Định kiến hiệu ứng hào quang
Xảy ra khi một điểm mạnh nào đó của ứng viên ảnh hưởng toàn diện đến nhận thức của nhà tuyển dụng về ứng viên đó. Ví dụ là ứng viên này tốt nghiệp loại giỏi từ một trường đại học danh tiếng hay trả lời một vài câu hỏi đầu rất tốt, dẫn đến người phỏng vấn tin rằng ứng viên này đạt đủ tiêu chuẩn. Hiệu ứng đối lập với định kiến này được gọi là hiệu ứng âm thoa, đó là khi một điểm yếu của ứng viên đã đủ làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình phỏng vấn.
3.4 Định kiến tương đồng:
Chỉ việc chúng ta có xu hướng thích gần những ai giống mình, về ngoại hình, niềm tin, tín ngưỡng và xuất thân. Sự tương đồng hay điểm chung này có thể rất nhỏ, ví dụ như có chung sở thích đặc biệt nào đó khiến nhà tuyển dụng có thiện cảm với ứng viên. Và xu hướng là ta có thể xa lánh hoặc thậm chí không ưa những người có điểm khác mình.
3.5 Định kiến về ngoại hình:
Những người được cho là có ngoại hình hấp dẫn sẽ được thiên vị hơn dù điều này xảy ra một cách vô ý hay cố ý.
Tuy nhiên, định kiến này tùy thuộc vào tính chất công việc, ví dụ như tiếp viên hàng không yêu cầu ngoại hình như một tiêu chí bắt buộc thì định kiến này sẽ được cho là phù hợp và được xem là một yêu cầu trong mô tả công việc.3.6 Ngoài ra, còn có những loại định kiến khác như dựa vào trực giác, định kiến giới, định kiến tuổi, định kiến màu da, sắc tộc, v.v…
Nếu nhà tuyển dụng không nhận thức được điều này, thì rất dễ dẫn đến những quyết định tuyển không đúng người. Điều này mang đến những tổn thất như tăng tỉ lệ nghỉ việc sớm, phát sinh chi phí và công sức của việc tuyển một người thay thế, ngoài ra, và sẽ ảnh hưởng đến sự đa dạng trong tổ chức.
Trên đây là những định kiến vô thức phổ biến chúng tôi muốn chia sẻ. Hi vọng rằng nó sẽ giúp các nhà tuyển dụng của chúng ta bổ sung thêm nhiều kiến thức để luôn áp dụng thật tốt vào qui trình tuyển dụng. Chúc các bạn luôn là những nhà tuyển dụng tài ba luôn thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống.
Hoài Sa