Sàng lọc CV ứng viên là công việc tốn thời gian nhất trong toàn bộ quá trình tuyển dụng. Nó đòi hỏi nhà tuyển dụng phải thật cẩn thận để có thể chọn ra được những ứng viên tiềm năng nhất.
Để xác định được nhanh chóng, chính xác những ứng viên sáng giá giữa vô vàn CV mỗi ngày là một công việc không mấy dễ dàng đối với các nhà tuyển dụng. Làm thế nào để không bỏ sót các ứng viên tiềm năng ? Làm thế nào để lựa chọn được các ứng viên phù hợp ? Điều đó phụ thuộc vào việc sàng lọc CV phải chính xác khi đó mới mang lại hiệu quả cao. Tham khảo ngay bài viết dưới đây cùng | Working.vn để đảm bảo công việc sàng lọc CV Ứng viên của các nhà tuyển dụng được thực hiện chuẩn ngay từ những bước đi đầu tiên nhé !
1. Sàng lọc CV ứng viên là gì ?
Sàng lọc CV là quá trình phân loại thông qua các CV để loại các ứng viên. Nó giúp xác định liệu một ứng viên có đủ tiêu chuẩn cho một vai trò hay không dựa trên trình độ học vấn, kinh nghiệm và các thông tin thiết yếu khác có trong CV của họ.
2. Tại sao sàng lọc CV ứng viên lại quan trọng ?
Tuyển dụng luôn liên quan đến việc đánh giá các kỹ năng, kiến thức và khả năng của một ứng viên công việc nhất định và hình thức đánh giá phổ biến nhất là sàng lọc CV. Nếu trường hợp nhà tuyển dụng lựa chọn CV ứng viên không thích hợp có thể dẫn đến những rủi ro, hơn nữa còn dẫn đến tốn kém thời gian và chi phí. Một ứng viên không đáp ứng được kỳ vọng hay tỏ ra không đáng tin cậy thì đây là một tổn thất rất lớn và có thể gây ra nhiều hiệu quả nghiệm trọng cho doanh nghiệp mình. Chính vì vậy việc sàng lọc CV ứng viên là mộ bước khởi đầu quan trong nhất trong qui trình tuyển dụng. Việc sàng lọc CV ứng viên giúp phân tích và xác minh dữ liệu liên quan đến kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn và các bằng cấp khác và có thể xác định xem người được đề cập là ứng viên phù hợp nhất hay không không phù hợp.
3. Các kỹ thuật sàng lọc ứng viên hiệu quả
3. 1 Kỹ thuật sàng lọc bản mô tả công việc tối ưu
Khi ứng viên quan tâm đến một vị trí tuyển dụng nào đó, đầu tiên họ sẽ tìm và xem bản mô tả công việc. Vì vậy, một bản mô tả công việc ngắn gọn, rõ ràng và đủ thông tin sẽ giúp chính bản thân ứng viên đánh giá khả năng phù hợp của họ với vị trí đang được tuyển dụng. Từ đó các nhà tuyển dụng đã có thể sàng lọc được một lượng ứng viên lớn.
Một bản mô tả công việc hoàn chỉnh phải nêu bật các nội dung sau:
3. 2 Kỹ thuật sàng lọc dựa trên yêu cầu tuyển dụng
Yêu cầu tuyển dụng thường dựa trên các yếu tố sau:
3. 3 Kỹ thuật sàng lọc thống nhất tiêu chuẩn
Bước 1. Lựa chọn hồ sơ ứng viên có khả năng đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng cơ bản như: Kinh nghiệm ở vị trí tương đương (từng đảm nhận vị trí trong thời gian bao lâu trước đây).
Bước 2. Xét kỹ năng cùng kinh nghiệm thực tế của ứng viên: Kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lý, kinh nghiệm chi tiết, thành tích từng đạt được.
Bước 3. Trình độ học vấn bao gồm bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ nghiệp vụ liên quan, chứng chỉ kỹ năng tin học, ngoại ngữ.
Bước 4. Để tiếp tục chắt lọc danh sách ứng viên tiềm năng hơn nếu có số lượng ứng tuyển lớn, nhà tuyển dụng có thể áp dụng tiêu chí về tinh thần nhiệt huyết, sự nghiêm túc của ứng viên đối với công ty hay hình thức CV, thái độ…
3. 4 Kỹ thuật sàng lọc loại bỏ tư duy sàng lọc chủ quan
Thông thường chúng ta sẽ hay bị thu hút bởi những cảm xúc đầu tiên như ấn tượng về màu sắc CV, tuổi tác của ứng viên hay trường đại học đào tạo ứng viên… Tư duy này dễ khiến khả năng sàng lọc của người tuyển dụng bị tác động mà ảnh hưởng đến các yếu tố quan trọng khác.
Chính vì vậy, nhà tuyển dụng nên tập trung vào các tiêu chí chính và loại bỏ thông tin cá nhân của ứng viên ra trước để tránh tình trạng trên. Nhằm tìm đúng nhân sự tiềm năng cho công ty.
3. 5 Kỹ thuật sàng lọc công nghệ cao
Hiện nay, công cụ sàng lọc ứng viên thông qua phần mềm quản lý tuyển dụng tự động đang được đánh giá cao. Sự thông minh trong khâu lập trình khiến phần mềm này mang đến phương pháp sàng lọc ứng viên: nhanh, tiết kiệm, chất lượng. Thể hiện sự vượt trội so với các phương pháp thủ công thường thực hiện.
4. Kinh nghiệm để tuyển dụng sàng lọc CV ứng viên chính xác nhất
4.1 Hãy xác định rõ các tiêu chí mà bạn tìm kiếm
Mỗi ứng viên sẽ trình bày CV theo một kiểu khác nhau, từ phông chữ, bố cục cho tới nội dung, cách diễn đạt. Ngay cả khi nhà tuyển dụng có yêu cầu họ điền vào một form có sẵn thì các ứng viên vẫn sẽ trả lời theo cách của riêng mình. Do đó, việc highlight các từ khóa là điều rất quan trọng đầu tiên mà bạn nên lưu ý. Thông thường các tiêu chí sẽ được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm lại gồm các tiêu chỉ nhỏ: Kỹ thuật + Kinh nghiệm + Con người
Bạn sắp xếp các yếu tố trên theo mức độ cần thiết đối với công việc. Nếu ứng viên đáp ứng được yếu tố “Kỹ thuật” bạn lướt tiếp tới phần “Kinh nghiệm” trong CV, trong trường hợp đạt bạn lướt tiếp tới các yếu tố về “Con người”, vị trí này có đòi hòi ngoại hình không, tính cách của họ như thế nào… Ngược lại, nếu không đạt bạn có thể loại CV này mà không phải mất nhiều thời gian đọc các phần khác.
Nhờ việc này, bạn sẽ đánh giá một cách nhanh chóng tất cả ứng viên trên một bình diện công bằng, tiết kiệm được kha khá thời gian.
4.2 Phát triển một biểu mẫu đánh giá sàng lọc
Trong số hàng nghìn CV nhận được, bạn lọc bước 1 theo cách trên và còn những 500 CV đạt yêu cầu. Nhưng chỉ tuyển dụng 1 vài người cho vị trí này. Công ty không có đủ nhân sự, thời gian để tổ chức phỏng vấn hết 500 người. Đó là lúc bạn cần phát triển một biểu mẫu đánh giá sàng lọc và nên thực hiện nó song song với việc đánh giá theo các tiêu chí.
Bạn cho điểm các tiêu chí theo độ cần thiết với công việc. Xem xét các mục và cho điểm về mức độ phù hợp của hồ sơ đối với vị trí cần tuyển. Một khi bạn đã đọc qua tất cả các CV và cho điểm tất cả, cộng điểm mỗi cột và bạn có thể nhanh chóng nhìn thấy ứng viên nào đáp ứng nhiều nhất những yêu cầu của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể làm bảng sàng lọc ứng viên chi tiết hoặc phức tạp như bạn muốn. Nếu chắc chắn những tiêu chí cơ bản mà bạn đang tìm kiếm quan trọng hơn những tiêu chí khác, bạn có thể cho điểm những yếu tố này là 10 điểm hoặc điểm cao hơn các tiêu chí còn lại, điều đó sẽ thể hiện khi bạn cộng điểm tổng cuối cùng.
Nếu thời gian và nguồn lực cho phép, bạn nên làm cho quy trình này hoàn thiện hơn bằng cách nhờ một người khác trong phòng nhân sự (người có kinh nghiệm tuyển dụng) và người quản lý của phòng ban đang cần tuyển nhân viên. Bạn cũng có thể tìm kiếm một người trong công ty đã từng làm vị trí tương tự trước đây để góp ý thêm cho bạn.
Sàng lọc CV Ứng viên là công việc vô cùng quan trọng và là một yếu tố cần được cân nhắc kĩ lưỡng trong bất kì quá trình xây dựng chiến lược tuyển dụng nào. Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ hữu ích với công việc tuyển dụng của các bạn. Chúc các bạn luôn là những nhà tuyển dụng tài ba và thành công nhất !
Hoàng Liên