Các câu hỏi tuyển dụng đặt ra là để thử thách và tìm ra ứng cử viên hoàn hảo. Thế nhưng có những nhà tuyển dụng thường có những thách thức ứng viên với những câu hỏi hỏi khó nhằn vượt quá tầm hiểu biết của ứng viên điều này khiến không biết bao ứng viên khó lòng vượt qua.
Vậy nhà tuyển dụng có nên phỏng vấn những câu hỏi vượt quá hiểu biết của ứng viên hay không ? Chúng ta cùng | Working.vn đi sâu tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé !
1. Mục đích nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi phỏng vấn vượt quá hiểu biết của ứng viên ?
Khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng đặt ra hàng loạt câu hỏi đau đầu và hóc búa thậm chí vượt qua hiểu biết của ứng viên mục đích là để cảm nhận sâu sắc hơn về ứng viên, quan trọng hơn để thăm giò tư duy và năng lực của ứng viên nhằm hướng đến những gì ứng viên có thể làm cho doanh nghiệp.
2. Ứng viên phản ứng như thế nào với những câu hỏi phỏng vấn vượt quá hiểu biết ?
Khi đi xin việc, nhà tuyển dụng thường chọn lọc các ứng viên thông qua kiến thức, trình độ, học vấn của họ nhưng đa số tất cả mọi người đều phải trải qua vòng phỏng vấn. Đây là cơ hội để ứng viên thể hiện bản thân, “rao bán” bản thân với nhà tuyển dụng. Mỗi người đều được trao một cơ hội duy nhất để giành lấy chiếc vé “nhân viên chính thức”. Chính vì thế hầu hết mỗi ứng viên xin việc đều chuẩn bị rất kĩ lưỡng khi đi phỏng vấn nhất là chuẩn bị những phương án trả lời các câu hỏi phỏng vấn, thế nhưng đối diện với những câu hỏi vượt quá những hiểu biết của mình hầu hết đều khiến ứng viên cảm thấy bối rối và mất tự tin. Tệ hại hơn có những ứng viên đã không xử lý tình huống tốt dẫn đến chán nản và tự rút lui. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng dễ tuột đi những ứng viên tiềm năng vì trong quá trình tuyển dụng đã quá khắt khe và đòi hỏi quá cao đối với ứng viên.
3. Có nên phỏng vấn những câu vượt quá hiểu biết của ứng viên
Tuyển dụng ứng viên tiềm năng luôn là điều mà mọi nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm bởi nhân tố này đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của công ty trong tương lai. Nhà tuyển dụng hiểu rõ tầm quan trọng của ứng viên tài năng trong sự phát triển của công ty. Chính vì vậy, ứng viên tài năng luôn nhận được sự chú ý đặc biệt.
Đối với ứng viên tài năng, nhà tuyển dụng còn phải tìm hiểu kỹ hơn để đào sâu ứng viên. Ứng viên tài năng không chỉ đáp ứng được tiêu chí tuyển dụng mà còn phải đạt được những tiêu chí đó một cách xuất sắc hơn những ứng viên còn lại. Ứng viên tài năng là người mà ngay từ CV, họ đã khiến nhà tuyển dụng ấn tượng. Cách trình bày CV gọn gàng, câu văn súc tích dễ hiểu, nội dung cần thiết đầy đủ. Bên cạnh việc xem xét CV, Nhà tuyển dụng cũng nên sử dụng bài test tuyển dụng như trắc nghiệm tính cách để đào sâu hơn về ứng viên tài năng. Bởi thử thách càng nhiều thì ứng viên càng có cơ hội bộc lộ khả năng của mình nhiều hơn trước nhà tuyển dụng.
Nhà tuyển dụng có thể sử dụng các bài trắc nghiệm tính cách ứng viên như MBTI, DISC, test cảm xúc EQ,… để khai thác kĩ hơn về ứng viên. Một ứng viên tài năng sẽ có các chỉ số bài test vượt trội hơn so với các ứng viên bình thường.
Nhà tuyển dụng cũng nên áp dụng bài kiểm tra thực chất chuyên môn về kiến thức như: Kế toán, xây dựng,…; về kỹ năng như: Excel, CAD,… Hay về năng lực: tư duy ngôn ngữ, logic, phản biện, xử lý tình huống,… để đạt hiệu quả hơn. Những bài kiểm tra tính cách này nên được nhà tuyển dụng sử dụng như một công cụ tạo động lực, giúp doanh nghiệp khám phá thêm về thiên hướng, sở thích, những khó khăn của ứng viên, nhân viên khi làm việc tại công ty. Từ đó nâng cao mức độ khách quan khi đánh giá ứng viên tài năng của nhà tuyển dụng.
Mất ứng viên tiềm năng bởi những câu hỏi phỏng vấn khắt khe
Tuy nhiên nếu nhà tuyển dụng quá khắt khe trong khâu đánh giá ứng viên, và đòi hỏi quá cao ở mỗi ứng viên mà đưa ra những thử thách, những câu hỏi vừa quá tầm hiểu biết của ứng viên điều này không nên bởi sẽ khiến ứng viên cảm thấy áp lực, luống cuống và cảm thấy mất tự tin và thấy tụt chí bởi năng lực cũng như kiến thức hay con người thì không có ai đảm bảo mình có thể hoàn hảo về mọi mặt được. Cho nên việc quá khắt khe và đòi hỏi quá cao sẽ tạo cho ứng viên một áp lực vô hình khiến họ muốn từ bỏ. Mặt khác trong thời đại của kỷ nguyên số, thông tin được truyền tải một cách nhanh chóng, Ứng viên đã biết cách tìm kiếm thông tin nhà tuyển dụng, đưa ra đánh giá so sánh và sau cùng là đưa ra quyết định lựa chọn của chính mình. Và nếu bạn vẫn đang loay hoay trong một tư duy tuyển dụng khắt khe với các ứng viên thì bạn cũng sẽ để lại những ấn tượng không mấy tốt đẹp trong trong mắt các Ứng viên của bạn. Điều này có thể khiến những ứng viên giỏi nhất rời đi.
Qúa trình để tuyển dụng ứng viên tài năng chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Hi vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích, giúp bạn và doanh nghiệp sớm “săn” được những ứng viên thật sự tài năng.
Hoàng Quyên