Trong quá trình tuyển dụng nhân sự sẽ có những lúc các nhà tuyển dụng sẽ gặp phải những tình huống ứng viên đã hẹn nhưng lại bỏ phỏng vấn giữa chừng, Tình huống này khiến các nhà tuyển lâm vào tình trạng dở khóc dở cười thậm chí khiến rất nhiều nhà tuyển dụng cảm thấy bực tức và khó chịu.
Hiện nay khi mà việc tham gia ứng tuyển đã ngày một dễ dàng và nhanh chóng thì tình trạng ứng viên hẹn nhưng bỏ phỏng vấn lại diễn ra rất phổ biến. Vậy các nhà tuyển dụng phải làm sao để xử lý nhanh tình huống này ? Hãy cùng | Working.vn tham khảo một số mẹo hữu ích dưới đây nhé !
1. Vì sao ứng viên bỏ phỏng vấn ?
1.1 Ứng viên bận việc đột xuất
Bận việc đột xuất là lí do rất nhiều ứng viên thường hay mắc phải bởi cuộc sống nhiều khi không phải lúc nào kế hoạch cũng như ý muốn, nên nhiều khi ứng viên sẽ bận việc đột xuất khiến lỡ buổi phỏng vấn như ốm đau, gia đình xảy ra chuyện quan trọng… Tuy nhiên, họ cũng bận hoặc “đãng trí” không thông báo trước cho nhà tuyển dụng, và chỉ nhớ khi nhận thư hoặc cuộc gọi phản hồi.
1.2 Ứng viên chưa sẵn sàng tâm lý và năng lực
Một lý do khác thường gặp đó là nhiều ứng viên nhất là những sinh viên mới ra trường đang chưa có nhiều kinh nghiệm nên họ thường chưa sẵn sàng về tâm lý và kiến thức chuyên môn. Họ thiếu tự tin và cho rằng bản thân sẽ chẳng có hy vọng với buổi phỏng vấn thực tế, và tỉ lệ “bỏ cuộc” càng cao nếu nhà tuyển dụng là các doanh nghiệp lớn. Thế nên ứng viên tự động hủy hẹn và muốn dành thời gian cho các lựa chọn khác mà họ nghĩ là “vừa sức” với mình hơn.
1.3 Ứng viên quên lịch hẹn, nhớ nhầm ngày
Đây cũng là lí do của rất nhiều ứng viên đảng trí thường hay gặp phải, vì đảng trí nên nhiều khi họ quên hẳn lịch hẹn hoặc nhớ nhầm ngày. Điều này có thể do buổi phỏng vấn được lên lịch từ khá xa. Nếu tình huống này xảy ra, ngay cả khi ứng viên nhận ra rằng họ đã bỏ lỡ buổi phỏng vấn, có nhiều khả năng họ sẽ không muốn liên hệ lại với bạn.
1.4 Ứng viên đã nhận được việc làm phù hợp hơn ở nơi khác
Một nguyên nhân rất hợp lý cho việc các ứng viên hẹn nhưng bỏ phỏng vấn đó chính là họ đã xin việc làm phù hợp ở nơi khác. Đặc biệt là những ứng viên sáng giá. Họ sẵn sàng kiếm được một công việc nơi khác có mức lương tốt hơn.
Do vậy, nếu thời gian chờ đợi kết quả quá lâu hoặc ứng viên đã rải nhiều hồ sơ và tham gia phỏng vấn trước đó, chắc chắn rằng, ứng viên đã lựa chọn một địa điểm làm việc tốt hơn và khước từ lời mời phỏng vấn từ công ty của bạn.2. Dấu hiệu ứng viên có tình trạng muốn bỏ phỏng vấn
3. Mẹo giúp tuyển dụng hạn chế tình trạng ứng viên bỏ phỏng vấn dù đã hẹn
3.1 Thông báo lịch phỏng vấn sớm để ứng viên sắp xếp
Các nhà tuyển dụng nên gửi thông báo cho ứng viên trước ít nhất là 48h để họ dễ dàng sắp xếp lịch phù hợp nếu vẫn đang đi làm hoặc cần thêm thời gian chuẩn bị chu đáo hơn.
Ngoài ra, các vấn đề như thời gian tìm đường, di chuyển đến nơi phỏng vấn,…cũng cần được lưu ý để ứng viên có thể tham gia thuận lợi nhất. Trong trường hợp ứng viên đến phỏng vấn đầu tuần thì tốt nhất người nhân sự nên gửi thông báo cho họ vào thứ 4 hoặc thứ 5 của tuần trước để họ được chủ động hơnHãy chắc chắn rằng ứng viên biết địa chỉ phỏng vấn cụ thể, làm thế nào để đến đó, cần mang theo giấy tờ gì, thời gian khi nào, gặp ai và nhiều thông tin cần thiết khác. Thậm chí bạn có thể gọi điện nhắc nhở ứng viên về buổi phỏng vấn 1 ngày và 2 tiếng đồng hồ trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu nhằm đảm bảo họ nhớ đến nó, đặc biệt khi cuộc gặp gỡ này được lên lịch khá lâu.
3.3 Hãy thân thiện
Bạn cần tìm cách để thể hiện sự thân thiện với ứng viên nhằm giảm bớt sự lo lắng của họ. Chẳng hạn, sắp xếp một cuộc trò chuyện qua điện thoại ngắn giữa họ với người phỏng vấn chính trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu hoặc cung cấp cho họ một vài câu hỏi để chuẩn bị. Những điều khá nhỏ như thế này có thể giúp giảm bớt phần nào sự lo lắng của ứng viên.
3.4 Linh động thời gian để ứng viên có nhiều lựa chọn
Nhà tuyển dụng nên linh động thời gian cho ứng viên nếu các vị trí đó quan trọng và phía doanh nghiệp có thể sắp xếp được. Mục đích của việc này là tạo nên sự thoải mái, mở rộng cơ hội lựa chọn thời gian phỏng vấn dành cho ứng viên.
Ngoài ra, các nhà tuyển dụng cũng nên chuẩn bị những phương án dự phòng, sắp xếp lịch phỏng vấn phù hợp trong tình huống ứng viên không thể đến bởi lý do đột xuất. Nếu như thời gian chờ giữa 2 ứng viên sát nhau hoặc đoán trước được tỷ lệ tham gia phỏng vấn chỉ 50% thì nên hẹn 2 ứng viên cùng lúc. Như vậy, người phỏng vấn sẽ không phải mất thời gian để đợi ứng viên và nhà tuyển dụng vẫn đảm bảo đạt chỉ tiêu.
3.5 Thuyết phục và tạo niềm tin cho ứng viên
Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục của nhà tuyển dụng trong trường hợp này rất quan trọng trong việc tạo sự hứng thú cũng như niềm tin đối với ứng viên.
Nhà tuyển dụng nên nhấn mạnh các từ khóa có thể tạo được sự hấp dẫn, khan hiếm cho vị trí việc làm. Ví dụ như là vị trí này chỉ tuyển 1 người, đây là vòng cuối cùng hoặc cách xử lý khéo léo khi gộp 2 vòng phỏng vấn vào làm 1 để ứng viên đỡ mất công di chuyển.
Thêm vào đó, trong email mời phỏng vấn hoặc tin nhắn điện thoại, HR cũng nên có hướng dẫn chi tiết về việc đi lại, gửi xe, thông tin người liên hệ,… hay quy trình phỏng vấn. Như vậy thì ứng viên sẽ cảm thấy công ty chuyên nghiệp, đáng tin tưởng hơn.
Việc ứng viên hẹn mà không đến phỏng vấn không phải là vấn đề hiếm gặp hiện nay. Với những chia sẻ trên đây, Hi vọng sẽ luôn hữu ích để nhà tuyển dụng luôn có được những ứng viên xuất sắc nhất.
Nguyễn Vy