Xác nhận thông tin về ứng viên là một bước rất quan trọng trong qui trình tuyển dụng giúp nhà tuyển dụng xác thực những thông tin ứng viên ghi trên CV, đơn xin việc và hiểu rõ ứng viên hơn những gì hồ sơ mà họ thể hiện.
Việc xác nhận thông tin về ứng viên nếu được thực hiện đúng cách, đúng qui trình sẽ là tiền đề giúp nhà tuyển dụng không phải đối mặt với những rủi ro về tuyển dụng sai người. Vậy Khi xác nhận thông tin ứng viên nhà tuyển dụng cần biết thực hiện qua những bước gì để đạt hiệu quả nhất ? Hãy tham khảo ngay 4 bước nhỏ hiệu quả lớn cho nhà tuyển dụng cần thông tin về ứng viên qua bài viết dưới đây cùng | Working.vn nhé !
1. Xác minh thông tin ứng viên là gì ?
Xác minh thông tin ứng viên là khi một nhà tuyển dụng liên hệ với cấp trên, trường học hoặc một tổ chức khác nơi ứng viên đã từng công tác trước đây để tìm hiểu về lịch sử thời gian làm việc, học vấn và trình độ của họ. Đây là một cách hiệu quả để nhà tuyển dụng kiểm tra ứng viên là người có tính cách thật như thế nào, cũng như kinh nghiệm làm việc và trình độ mà ứng viên nêu trong CV có đúng thực tế hay không ?
2. Vì sao nhà tuyển dụng cần tiến hành xác thực thông tin ứng viên ?
3. Khi nào nhà tuyển dụng được phép xác minh thông tin ứng viên ?
Nhà tuyển dụng phải được sự cho phép của ứng viên khi muốn xác minh thông tin của họ hoặc là sử dụng một bên thứ ba để xác minh thông tin. Thậm chí là đối với bảng điểm ở trường học hoặc các thông tin bằng cấp khác, nhà tuyển dụng cũng cần phải có sự cho phép của ứng viên trước khi xác minh.
Các công ty sẽ phải thông báo cho ứng viên ngay từ đầu rằng họ muốn xác minh thông tin và ứng viên sẽ phải ký vào một mẫu thông tin ứng viên phỏng vấn, đồng ý cho nhà tuyển dụng thực hiện việc xác minh.
Tuy nhiên, trên thực tế, có rất ít công ty cần tới sự cho phép của ứng viên để làm điều này, trừ khi ứng viên yêu cầu nhà tuyển dụng không được liên hệ với công ty cũ của họ. Thay vì liên hệ với các cá nhân, tổ chức, công ty hay trường học được nêu trong CV, nhà tuyển dụng thường sẽ tận dụng các mối quan hệ của mình và xác minh thông tin qua những người mà họ quen biết.
4. Những trường hợp có thể xảy ra khi tiến hành xác thực thông tin ứng viên
Nhận được đánh giá tiêu cực: Thường để gia tăng cơ hội có việc làm, các ứng viên thường cung cấp những người giới thiệu có lợi cho mình. Vậy nên, nếu người tham chiếu đưa ra bất kỳ nhận xét tiêu cực nào, bạn nên xem xét nghiêm túc trước khi đưa ra quyết định.
Đánh giá tích cực nhưng thiếu dẫn chứng cụ thể: Khi xác thực thông tin, đa số HR sẽ nhận được phản hồi tốt về ứng viên này từ nhà quản lý cũ của họ. Thế nhưng, không phải người tham chiếu nào cũng chỉ ra cụ thể những kinh nghiệm hay những ý tưởng của ứng viên. Trong trường hợp này rất có thể ứng viên không thật sự xuất sắc như họ nói. Để hạn chế điều này, hãy trấn an người tham chiếu rằng cuộc gọi này là bí mật và bạn chỉ muốn tìm hiểu rõ thông tin ứng viên hơn.
Vài thông tin nhỏ không chính xác: ví dụ, thời gian làm việc, phạm vi trách nhiệm, thành tích đạt được… thì đây là dấu hiệu cảnh báo về tính trung thực của ứng viên.
5. Các bước xác nhận thông tin ứng viên
Bước 1: Lên danh sách các thông tin cần chứng thực và các thắc mắc về ứng viên. Soạn sẵn danh sách câu hỏi.
Bước 2: Gửi thư ngỏ giới thiệu qua email hoặc trực tiếp giới thiệu mục đích cuộc trò chuyện sắp tới qua LinkedIn.
Bước 3: Phỏng vấn/trao đổi ngắn qua điện thoại để được giải đáp từ người tham chiếu. Như đã đề cập, trong trường hợp việc cân nhắc ứng viên đó rất quan trọng, đề nghị họ một buổi hẹn gặp trực tiếp.
Bước 4: Kết thúc trò chuyện, hãy gửi email cảm ơn họ. Đừng quên giữ liên lạc với họ, vì rất có thể sau đó bạn muốn xin thêm thông tin về ứng viên.
Để chọn được nhân tài xuất chúng phù hợp cho doanh nghiệp mình không phải là một việc dễ dàng, chính vì thế tuyển dụng cần nhiều thời gian lên kế hoạch cụ thể cho quá trình tuyển dụng để cân nhắc và xác nhận thông tin ứng viên một cách chính xác nhất. Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích để ngày càng hoàn thiện quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp mình.
Hoàng Ngọc