Trong mỗi cuộc phỏng vấn đưa ra câu hỏi về nhược điểm của ứng viên là một cách giúp nhà tuyển dụng có thể thăm dò và đánh giá mức độ tự phê bình và tự nhận thức về bản thân của mỗi ứng viên.
Hầu hết trong mỗi buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ luôn đề cập đến câu hỏi phỏng vấn về những nhược điểm của ứng viên, Có thể rất khó để ứng viên nói về nhược điểm của mình trong một tình huống căng thẳng như vậy. Tuy nhiên, tìm ra một phương án để trả lời trung thực và khôn ngoan vẫn làm tăng tỷ lệ ứng viên nhận được sự đánh giá cao từ nhà tuyển dụng. Vậy làm cách nào để ứng viên nói thật nhược điểm của mình sao cho vừa không mất điểm lại có thể được nhà tuyển dụng đánh giá cao ? Đón đọc ngay nội dung bài viết dưới đây cùng | Working.vn nhé !
1. Hiểu như thế nào về nhược điểm của bản thân ?
Nhược điểm của bản thân là tập hợp những điều, những việc, những hành vi hay những đặc điểm chưa tốt, còn thiếu sót, chưa khắc phục được của mỗi người. Nhược điểm này có thể về mặt kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng hoặc là trong tính cách,… mà bạn làm chưa tốt và cần cải thiện. Chẳng hạn như giao tiếp kém, hay mất bình tĩnh trước đám đông, khả năng thích nghi kém, chưa thành thạo một số kỹ năng ...Hay nói cách khác nhược điểm là những điểm hạn chế mà bản thân bạn cảm tấy không tự tin về chúng.
2. Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi về những nhược điểm của ứng viên
Mục đích chính của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi về nhược điểm của ứng viên nhằm mục đích đánh giá năng lực ứng viên dựa trên những yếu tố:
Do đó.
Nếu bạn trả lời rằng không có bất kì nhược điểm hay điểm yếu nào thì có vẻ rất kiêu ngạo, nhưng nếu bạn trả lời quá nhiều nhược điểm, bạn có thể sẽ mất cơ hội được tuyển dụng cho vị trí đang ứng tuyển. Bạn cần tỏ ra khiêm tốn và sẵn sàng học hỏi mà không khiến người quản lý tuyển dụng sợ hãi với một điểm yếu lớn mà bạn có thể khắc phục.
3. Bí quyết để nói thật nhược điểm trong buổi phỏng vấn
3.1 Hãy xác định nhược điểm của bản thân
Nhận biết và thừa nhận khuyết điểm để tìm ra phương án hạn chế khắc phục những nhược điểm của bản thân sẽ là một yếu tố giúp bạn trở hoàn thiện và tôi luyện bản thân tốt hơn,
một khi bạn đã nhìn nhận và xác định được nhược điểm của mình thì còn ngần ngại gì mà không thẳng thắn thừa nhận sự thật rằng dù hoàn hảo đến mấy thì mình cũng không thể nào không có những thiếu sót, nhưng quan trọng là mình biết tìm tòi và nhận biết để có thể khắc phục và sửa đổi hoàn thiện mình hơn mỗi ngày.3.2 Hãy thành thật nhưng đừng đề cập đến các kỹ năng thiết yếu của công việc
Che giấu nhược điểm sẽ làm mình thường hay rối hơn, dù có thực sự bình tĩnh tự tin đến đâu nhưng khi đối mặt với các tình huống khó bạn sẽ dễ dàng bị tuyển dụng phát hiện ra sơ hở, thay vì cố che giấu khuyến điểm bạn nên thành thật với khuyến điểm của mình một cách khéo léo và tránh đề cập đến các kỹ năng thiết yếu của công việc.
"Ví dụ, một người đang ứng tuyển vào vị trí liên quan đến tài chính, nhưng lại nói rằng điểm yếu của anh ta là làm việc với các con số. Điều đó đồng nghĩa với việc anh ta sẽ không được tuyển dụng." Vì vậy, bạn nên tránh đề cập đến điểm yếu là các kỹ năng thiết yếu của công việc. Hãy đọc kỹ bản yêu cầu công việc để biết nhà tuyển dụng cần gì ở bạn.
3.3 Chỉ đề cập đến các điểm yếu liên quan đến công việc
Trong một vài trường hợp, đề cập đến các điểm yếu không liên quan đến công việc có thể được chấp nhận. Tuy nhiên những gì nhà tuyển dụng thật sự muốn biết đó là chúng ảnh hưởng gì đến công việc và bạn vượt qua chúng như thế nào.
3.4 Nói về việc bạn đã vượt qua các điểm yếu như thế nào ?
Một lựa chọn khác là bàn về kỹ năng còn thiếu sót trong quá khứ và bạn đã khắc phục được trong quá trình làm việc ở công ty cũ hoặc bạn đang tích cực làm việc để cải thiện. Điều này cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người tự giác, có lòng cầu tiến và nỗ lực trong công việc. Trả lời câu hỏi bằng bạn bắt đầu từ đâu, bạn đã làm những gì để hoàn thiện bản thân và kết quả ra sao.
Nếu sử dụng chiến thuật này, chú ý không đề cập đến kỹ năng quan trọng nào với vị trí bạn đang phỏng vấn vì có thể khiến người phỏng vấn nghi ngờ về năng lực của bạn trong công việc đó. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn còn trẻ không sợ thất bại, tất cả đều dám làm cũng như có ý chí, sự quyết tâm, nỗ lực, như vậy nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao hơn khả năng của bạn.
3.5 Đừng trả lời rằng bạn là người hoàn hảo hoặc bạn làm việc rất chăm chỉ
Những câu trả lời kiểu như "Tôi không có nhược điểm nào trong công việc cả" hay "nhược điểm của tôi là tôi làm việc quá chăm chỉ đến mức không có thời gian giải trí" sẽ khó lòng được nhà tuyển dụng chấp nhận. Những người phỏng vấn nghe những câu trả lời tương tự rất nhiều lần và họ sẽ yêu cầu một ví dụ khác hoặc đơn giản họ chỉ cần hiểu về cách bạn chuẩn bị cho một câu trả lời như thế nào. Hãy tận dụng câu hỏi về điểm yếu như một cơ hội để nói về cách bạn vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Ngoài ra, nếu bạn được tuyển dụng về việc bạn quá hoàn hảo, những nhiệm vụ sau này sẽ là áp lực lớn đối với bạn.
Đối mặt với những câu hỏi về nhược điểm của bản thân ứng viên cần trả lời thành thật về nhược điểm nhưng không làm giảm giá trị của mình, bởi thành thật, trung thực là đức tính cần thiết mà nhà tuyển dụng nào cũng muốn ứng viên có. Khi phỏng vấn, bạn cần nêu một cách chân thực những nhược điểm của mình. Tuy nhiên, nên cân nhắc những nhược điểm điểm nào nên và không đưa ra. Với mỗi nhược điểm được đưa ra, bạn cần nêu hướng khắc phục khả thi cho nó để không làm giảm giá trị của mình. Chỉ cần một chút khéo léo và tinh tế, bạn sẽ biến nhược điểm của mình thành chính điểm mạnh của mình. Điều này sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao và cơ hội việc làm sẽ đến với bạn. Chúc các bạn sớm tìm được công việc như ý muốn và luôn thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống.
Hoài Sa