Nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ chọn một ứng viên thiếu chuyên nghiệp trong hành động và lời lẽ khi tham gia phỏng vấn. Vì vậy trước khi tham gia phỏng vấn hãy luyện thật nhiều kỹ năng trình bày và đặt ra những câu hỏi cần thiết để tránh đưa ra những câu hỏi khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn.
Khi tham gia phỏng vấn điều quan trọng nhất đối với các ứng viên là bình tĩnh, tự tin. Nhưng để làm được điều này không hề dễ dàng đối với một số ứng viên. Chính vì căng thẳng nhiều ứng viên đã nói những câu khiến các nhà tuyển dụng có những ác cảm ngay phút giây đầu tiên khi phỏng vấn và đương nhiên họ mất điểm trầm trọng và bị loại ngay vòng đầu. Vì vậy hãy lưu ý đến Top 9 câu nói mà ứng viên cần tránh khi tham gia phỏng vấn dưới đây mà Working.vn chia sẻ để tránh mất đi cơ hội có được công việc mong muốn nhé.
Cụm từ “Tôi không biết” là cụm từ thường khiến nhà tuyển dụng thấy khó chịu nhất bởi vì cụm từ đó cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn chưa chuẩn bị trước và không thể tự suy nghĩ trên chính suy nghĩ của mình. Vì vậy nếu chưa có câu trả lời thỏa đáng bạn cần suy nghĩ và hành động trước khi trả lời chớ vội hấp tấp trả lời là “tôi không biết” Hãy suy nghĩ và dẫn dắt đến những chủ đề thoải mái hơn, liên kết câu hỏi với những điều mà bạn biết, và đưa ra cho hội đồng tuyển dụng bất cứ thông tin mới nào mà bạn tìm được.
Nhà tuyển dụng có thể đưa ra những câu hỏi về các lĩnh vực mà bạn chưa có kinh nghiệm, thay vì trả lời không biết bạn có thể trả lời rằng rất tiếc là kinh nghiệm về lĩnh vực đó tôi chưa chuyên sâu. Tôi là người rất ham học hỏi vì thế cho nên tôi sẽ học hỏi nhiều hơn để có thêm kinh nghiệm về những lĩnh vực mà tôi chưa có, Hi vọng tôi sẽ có cơ hội để phấn đấu và chứng minh khả năng của mình hơn…
Đây là một trong những câu tối kỵ nhất trong buổi phỏng vấn, Nó cho thấy sự coi thường đối với người phỏng vấn và sự thiếu đầu tư nghiên cứu, chuẩn bị cho công việc mà bạn đang ứng tuyển. Một ứng viên trước khi tham gia phỏng vấn điều quan trọng nhất bạn cần biết đó là ngành nghề công ty tuyển dụng đang làm là gì ? Có rất nhiều cách để bạn biết như tìm hiểu công ty qua công cụ tìm kiếm trên Google, tìm hiểu qua mạng... Nếu muốn có cơ hội việc làm thì bạn cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng mấy vấn đề đó trước khi đi phỏng vấn. Các nhà tuyển dụng sẽ loại ngay bạn nếu như bạn có những câu hỏi ngớ ngẩn như vậy, bởi họ đánh giá rất cao về những ứng cử viên có tính cẩn thận và có sự chuẩn bị kỹ càng.
Có thể bạn đã rời bỏ công ty trước đây vì không có một người quản lý tốt hay môi trường không lành mạnh. Tuy nhiên, khi đang phỏng vấn cho một công việc mới, đừng bao giờ nói xấu về nơi làm việc cũ. Một thái độ tiêu cực có thể khiến bạn trông “xấu xí” và khó gần. Người phỏng vấn sẽ nghĩ rằng bạn cũng sẽ nói những điều không hay về họ nếu một ngày nào đó bạn rời khỏi công ty của họ. Dù có bất cứ điều gì xảy ra ở công việc trước đây của bạn, hãy giữ thái độ tích cực. Nếu bạn được yêu cầu giải thích lý do rời đi, hãy thể hiện sự tôn trọng. Hãy thực hành câu trả lời trước khi phỏng vấn. Rất có thể người phỏng vấn của bạn sẽ hiểu và ấn tượng bởi sự chuyên nghiệp của bạn.
Những thắc mắc về tiền lương và những khoản phúc lợi quá sớm sẽ khiến ứng cử viên đó thất bại. Điều đó không chỉ gửi thông điệp rằng bạn chỉ quan tâm đến những thứ đạt được từ công ty mà việc đặt câu hỏi đó còn giảm đi giá trị kinh nghiệm làm việc cũng như công ty trước đó bạn đã từng làm việc. Sẽ có thời điểm và địa điểm phù hợp để nhắc đến vấn đề này, nhưng cuộc phỏng vấn đầu tiên không bao giờ là lựa chọn hay.
Khi chưa hề biết rõ về lương, hãy tìm những dấu hiệu về phúc lợi tốt trong bản mô tả công việc. Rất có thể người phỏng vấn sẽ hỏi bạn về mức lương mà bạn đang tìm kiếm – điều này sẽ cho bạn cơ hội đề cập đến nó và thương lượng những chính sách tốt nhất cho mình.
Bạn có biết để có một cuộc phỏng vấn nhà tuyển dụng đã đầu tư rất nhiều thời gian và chi phí. Và dĩ nhiên điều họ mong muốn khai thác nhiều thông tin ở ứng viên trong cuộc gặp này nhằm tránh tuyển dụng sai người. Họ thừa biết những thông tin cơ bản có sẵn trong CV của bạn, nhưng điều họ muốn nghe bạn nói nhiều hơn những gì mình đã viết. Đây cũng là cách đánh giá kỹ năng giao tiếp của các ứng viên.
Do đó, nếu nhà tuyển dụng hỏi bất kỳ thông tin nào, thay vì bảo họ đọc CV hãy tận dụng khoảnh khắc này để chứng tỏ bản thân. Biết đâu đây chính là cơ hội để bạn ghi điểm và được nhận vào làm việc.
Vì một số lý do, nhiều ứng viên nghĩ rằng cụm từ này làm cho họ nghe giống như một người chăm chỉ. Trên thực tế, đó là một trong những điều không nên nói nhất. Họ có thể cho rằng bạn sẽ chán và bỏ việc sau một vài tháng bởi vì bạn không cảm thấy đủ thách thức ở vị trí mới. Ngay cả khi bạn thực sự cảm thấy tiềm năng của mình đang bị lãng phí, hãy nhớ rằng các nhà quản lý đang tìm kiếm những cá nhân có thể thử thách bản thân và đưa ra giải pháp chứ không phải là người hay tạo ra rắc rối.
Nếu lý do bạn không cảm thấy được thử thách là vì không có cơ hội thăng tiến và bạn đang đảm nhận trách nhiệm cao nhất, thì có thể nói rằng “Không có nhiều cơ hội để phát triển hay thăng tiến trong công việc trước đây của tôi”.
Vui lòng đừng reo lên như thế dù trong lòng bạn có hào hứng, vui mừng đi chăng nữa. Hãy bình tĩnh trả lời mọi câu hỏi thật từ tốn, cẩn trọng.
Nghe có vẻ như bạn đang xin xỏ kiếm việc làm nhanh để có được công việc vì bản thân tự thấy mình vô dụng. Dù cho bạn đã thất nghiệp suốt mấy tháng qua và nóng lòng mong chờ có được một công việc ổn định thì bạn cũng không nên tỏ thái độ như vậy. Chẳng những bạn khó tìm được việc làm đúng với sở trường mà bạn còn dễ gặp phải tình trạng chèn ép lương bởi nhà tuyển dụng. Hãy cứ tự tin với bản thân và chỉ nhận lời làm việc khi đó là công việc mà bạn thực sự thấy hứng thú và đam mê vì nếu chọn sai công việc cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tự lãng phí thời gian quý báu của chính mình vì những điều không xứng đáng.
Bạn đã ngồi trong cuộc phỏng vấn xin việc được một lúc, mọi thứ đang diễn ra suôn sẻ và đột nhiên người phỏng vấn dừng lại và hỏi “Bạn có câu hỏi nào không ?”. Đây sẽ là một khoảnh khắc bối rối đối với nhiều người và một số sẵn sàng nói “Không”. Nếu trả lời “Tôi không có bất kỳ câu hỏi nào”, có khả năng bạn là người không quan tâm đến doanh nghiệp, sự nghiệp của mình hoặc có thể là cả hai. Tất nhiên, điều này không giúp bạn “lấy lòng” được nhà tuyển dụng. Do đó, hãy chuẩn bị một số câu hỏi phù hợp. Thông thường, có hai tùy chọn mà bạn có thể áp dụng. Nếu bạn được phỏng vấn bởi nhân viên nhân sự, câu hỏi của bạn nên tập trung nhiều hơn vào quy trình và chính sách của doanh nghiệp. Nếu bạn được phỏng vấn bởi người quản lý nhóm, nên hỏi về vai trò và công việc mà các đồng nghiệp tương lai của bạn đang thực hiện.
Thiện cảm trong buổi phỏng vấn ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn ứng viên, nếu biết tận dụng đúng thế mạnh của mình, bạn hoàn toàn có thể lọt thẳng vào mắt xanh của nhà tuyển dụng. vì vậy các ứng viên hãy tránh xa những câu nói cấm kỵ mà chúng tôi đã chia sẻ trên bài viết để rút ra kinh nghiệm cho bản thân để hoàn thành tốt hơn trong các buổi phỏng vấn nhé. Chúc các bạn luôn tự tin hơn và thành công thật rực rỡ. Cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành cùng chúng tôi.
Hoàng Liên