Tại Việt Nam với diện tích hạn hẹp thì nhu cầu xây dựng nhà ống ngày càng được thịnh hành. Thiết kế nhà ống ngoài kiểu dáng, kết cấu, công năng, tính thẩm mỹ thì các yếu tố phong thủy trong thiết kế nhà ống được đa số mọi người chú trọng.
Việc xem xét các yếu tố về phong thủy khi xây dựng nhà ống tại Việt Nam là điều mà mọi người không thể bỏ qua do đặc tính không gian nhà ống nhỏ, hẹp và dài nên thường hạn chế khả năng lấy ánh sáng và gió vì thế nếu không biết cách bố trí, sắp xếp hài hòa, cân đối thì ngôi nhà của bạn sẽ bí bách và mang nhiều vận khí xấu. Dưới đây là danh sách yếu tố phong thuỷ khi xây dựng thiết kế nhà ống, mời các bạn cùng Top 10 List | Working.vn tham khảo nhé !
Top 1. Phong thủy kích thước nhà ống
Theo phong thủy Việt Nam, một căn nhà ống hợp phong thủy phụ thuộc rất nhiều vào kích thước. Cần phải tính toán kỹ lưỡng, cẩn thận về tổng thể ngôi nhà trước khi xây và diện tích từng không gian: phòng bếp, phòng khách, phòng ngủ, phòng thờ, cầu thang…Thậm chí kích thước của cửa sổ, cửa ra vào cũng cần phải cân nhắc sao cho chuẩn chỉnh.
Top 2. Cổng, cửa nhà ống hợp phong thủy
Do mặt bằng không gian xây dựng nhà ống rất khó để thay đổi hướng cửa, cổng nhà ống nhà theo phong thủy bởi chỉ có 1 mặt tiền hoặc nhiều nhất là 2 mặt tiền để mở cửa.
Do vậy, việc bố trí phong thủy theo quan niệm của người Việt Nam cổng nhà ống, cửa nhà ống phải được tính toán kỹ lưỡng. Cụ thể là:
Top 3. Phong thủy mái nhà ống
Theo phong thủy ngũ hành, nhà và mái nhà có tương quan khá tốt bởi mái nhà là hành Hỏa còn không gian nhà phía dưới là hành Mộc, mà Mộc sinh Hỏa. Vì vậy, độ nhọn của mái sẽ có tác động đến phong thủy mái nhà ống.
Mái không nên quá nhọn khiến Hỏa quá vượng (hỏa khí xung thiên), dễ gây căng thẳng trong gia đình, tâm lý nóng vội. Độ dốc của mái nhà hợp lý nên dưới 45 độ là tốt nhất.
Top 4. Phong thủy mặt tiền nhà ống
Phong thủy mặt tiền nhà ống có thể ảnh hưởng tới công danh, tài lộc, cuộc sống của gia chủ và các thành viên của gia đình. Khi trang trí mặt tiền nhà ống phong thủy cần lưu ý:
Top 5. Giếng trời nhà ống trong phong thủy
Giếng trời thường được áp dụng trong thiết kế nhà ống hiện đại. Do nhà ống thường có mặt tiền nhỏ hẹp, với chiều sâu lớn nên giếng trời là giải pháp lý tưởng nhằm tăng cường độ sáng, giúp lưu thông không khí. Theo quan niệm phong thủy, ngôi nhà có ánh sáng, gió tự nhiên lưu thông là nơi có nguồn năng lượng tốt và vượng khí. Thiết kế giếng trời sẽ giảm thiểu sự bí bách, oi nóng ngày hè, đồng thời giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Bởi vậy thiết kế nhà ống hợp phong thủy nên cố gắng bố trí giếng trời, đặc biệt là những căn nhà ống nhỏ, không có sân vườn ở trước hoặc sau.
Việc thiết kế giếng trời cho nhà ống có thể bố trí ở trong nhà gần cầu thang nhưng không nên bố trí ở khu vực trung tâm nhà ở mà có thể lùi sau một chút hoặc có thể là ra giáp tường phía sau nhà.
Top 6. Thiết kế cầu thang nhà ống hợp phong thủy
Cầu thang là nơi tụ khí của không gian, cầu thang chính là yếu tố trọng yếu, cần được chú trọng khi thiết kế nhà cửa.
Một ngôi nhà ống hợp phong thủy cần quan tâm tới chiều dài và số lượng các bậc cầu thang.
Đối với nhà ống, cần tránh đặt cầu thang ở khu vực giữa nhà (vị trí trung cung), nằm đè lên trục khí. Đây là khu vực thuộc hành Thổ và nhận sự cai quản của các cung còn lại. Trong khi đó, cầu thang đi lên thuộc hành Mộc, Mộc khắc Thổ (trung cung) nên đây là vị trí tối kỵ. Cầu thang nên được bố trí theo chiều dọc ngôi nhà, vừa tiết kiệm diện tích lại vừa chuẩn theo phong thủy.
Cách xây nhà ống theo phong thủy thì vấn đề cầu thang sẽ được áp dụng theo quy tắc tính bậc cầu thang cho nhà ở với bất cứ loại nhà. Theo phong thủy nhà ở sổ bậc cầu thang nhà ở nên thuộc cung “sinh” là tốt nhất. Quy ước cách tính bậc cầu thang đó là: Bậc 1 Sinh, 2 lão, 3 bệnh, 4 tử và hết vòng thì quan Lại. Nói cách khác công thức tính bậc cầu thang phong thủy cho nhà ống, nhà biệt thự, nhà vuông.. sẽ như nhau đó là: 4n+1.
Nhưng cần lưu ý cần nhớ khi chọn số bậc cầu thang đối với nhà nhiều tầng đó là tránh bậc sinh quá nhiều bởi sinh quá nhiều thì thành sát khí. Ví dụ như nhà 5 tầng và mỗi tầng đều 21 bậc cầu thang thì tổng công là 84 bậc lại trở thành tử. Do đó có thể từ tầng 1 lên tầng 2 là sinh, từ tầng 2 lên tầng 3 là lão thay vì chỉ chọn cung sinh toàn bộ.
Ngoài yếu tố số bậc thì cũng cần tính toán đến cách bố trí bậc cầu thang lên xuống thuận lợi thoải mái, an toàn khi sử dụng theo khoa học:
Top 7. Phong thủy phòng khách nhà ống
Phòng khách nhà ống có đặc trưng hạn chế về mặt tiền hẹp, chiều dài phòng khách nhà ống lớn nên tương đối khó về cách bố trí, đặc biệt là những phòng khách eo hẹp về diện tích thì càng khó. Để có được một phòng khách nhà ống theo phong thủy nên lưu ý cách bố trí sau:
- Vị trí phòng khách: Nên đặt ở trung cung, vị trí trung tâm, gần cửa. Ghế ngồi và bàn uống nước tuyệt đối không đối diện cửa mà nên bố trí lệch sang một bên dọc tường nhà và có thể bố trí theo chữ L.
- Màu sắc phòng khách: Nên hợp mệnh và đảm bảo phù hợp kiến trúc nhà ở, màu sáng, có thể hấp thụ ánh sáng tốt bởi phòng khách nhà ống thường chỉ có một hướng lấy sáng là cửa chính, giếng trời nên ánh sáng sẽ không nhiều.
Nên lưu ý màu sắc cũng cần hợp với hướng phòng khách theo nguyên tắc:
Ngoài ra phong thủy phong khách nhà ống nên lưu ý đến vấn đề lựa chọn và bố trí nội thất phù hợp và tránh một số những kiêng kỵ sau:
Top 8. Phong thủy phòng bếp trong nhà ống
Khi nói đến phong thủy phòng bếp, điều quan trọng nhất và cũng cần lưu ý đầu tiên đó chính là hướng đặt bếp. Ông cha ta có câu “tọa hung hướng cát” để nói về hướng khi đặt bếp, có nghĩa là bếp phải đặt ở vị trí hung (xấu), nhìn về hướng cát (tốt), như vậy mới có thể tiếp nhận vượng khí từ hướng cát.
Gia chủ không nên bố trí:
Màu sắc: Nên chọn màu tạo sự hài hòa hợp với phong thủy ngũ hành. Bếp thuộc hành Hỏa nên sơn các màu xanh lá cây (Mộc sinh Hỏa) hoặc các màu đỏ đậm, cam hoặc vàng thổ,…
Bố trí nội thất bếp:
Top 9. Phong thủy phòng ngủ nhà ống
Phòng ngủ nhà ống cần lưu ý đến vấn đề bố trí ở đâu và đặc biệt là ở giường ngủ ở đâu ? Ngoài các nguyên tắc chung khi bố trí phòng ngủ tránh cửa trực tiếp, dưới dầm xà, trên vị trí đặt bếp ở tầng dưới thì với cách bố trí bếp cho nhà ống cần lưu ý:
Khu vực bếp nhà ống thường đặt ở tầng 1 và phòng ngủ ở tầng 2 nên dễ bố trí phòng ngủ trên bếp không tốt về phong thủy. Vì thế, nếu phòng ngủ trên bếp thì giường phải được bố trí tránh khu vực đặt bếp.
Đồng thời, chú ý chọn màu sắc chủ đạo của không gian, hướng đầu giường hợp phong thủy mệnh. Tùy thuộc vào bố cục phòng theo hướng, thế đất để có cách bố trí nội thất phù hợp. Bởi phong thủy nhà ống có tiếp diện mặt khá hạn chế, và gần như khó chọn hướng cửa phòng. Vì thế sẽ cần quan tâm bố trí nội thất, đặt biệt là hướng đặt đầu giường phù hợp ngũ hành.
Top 10. Phong thủy phòng vệ sinh nhà ống
Phòng vệ sinh nhà ống hợp phong thủy:
Thông qua những chia sẻ trên đây hi vọng sẽ hữu ích với mọi người trong việc tham khảo trước khi xây dựng nhà ống để có những cách xây dựng và bố trí phong thủy hợp lý mang lại tài vượng cho gia chủ. Đừng quên theo dõi Top 10 List | Working.vn mỗi ngày để có thêm nhiều thông tin phong thủy nhà ở hữu ích nha. Chúc mọi người thật nhiều may mắn và thành công.
Hoàng Ngọc