Banner TOP 1

Tổng hợp các thông tin cần thiết về phỏng vấn sâu bạn nên biết

khám phá công ty "thiết kế nội thất tuyệt đẹp "phong cách decor tuyệt vời
cung cấp bạc đạn giá rẻ nhất việt nam
Mới nhất

Phỏng vấn sâu là hình thức được nhà tuyển dụng thường áp dụng để thu thập thông tin một cách chính xác nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Tổng hợp các thông tin cần thiết về phỏng vấn sâu bạn nên biết

Tổng hợp các thông tin cần thiết về phỏng vấn sâu bạn nên biết

Phỏng vấn sâu có những thông tin cần thiết gì ? Hôm nay hãy cùng | Working.vn tìm hiểu cụ thể và chi tiết nhất qua bài viết dưới đây để áp dụng hiệu quả nhất nhé !

1. Khái niệm phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa người phỏng vấn và người tham gia phỏng vấn. Thông qua cuộc phỏng vấn này để tìm hiểu về cuộc sống, kinh nghiệm hoặc nhận thức của những người cung cấp thông tin qua những ngôn ngữ mà người đó thể hiện và trả lời câu hỏi mà phía người phỏng vấn đặt ra.

2. Tầm quan trọng của phỏng vấn sâu trong khai thác thông tin

 

 

H4-minTầm quan trọng của phỏng vấn sâu 

 

Khi phỏng vấn sâu người phỏng vấn có nhiều cơ hội để tìm ra nguyên nhân sâu xa đằng sau sự thích, không thích, nhận thức hoặc niềm tin của người trả lời đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Khi phỏng vấn sâu người phỏng vấn có thể dễ dàng đặt các câu hỏi nên ở dạng tự do và phù hợp với từng tình huống vì thế người phỏng vấn cũng có cơ hội xây dựng lòng tin với những người tham gia để họ cảm thấy thoải mái và đưa ra phản hồi trung thực. Bản thân người phỏng vấn cần chú ý đến các sâu như nét mặt và ngôn ngữ cơ thể để cuối cùng có được nhiều dữ liệu định tính.

Người trả lời có thể vội vàng và bất cẩn thông qua các cuộc khảo sát trực tuyến hoặc khảo sát đơn giản, nhưng các cuộc phỏng vấn trực tiếp lại là phỏng vấn sâu thì nó lại loại bỏ rủi ro đó. Đây cũng là lý do tại sao hầu hết các nhà nghiên cứu coi đây là một cách tốt để thu thập dữ liệu. Phỏng vấn sâu nhằm mục đích điều tra các vấn đề đòi hỏi kết quả sâu và tham khảo dữ liệu có ý nghĩa để giúp các công ty và tổ chức có được sự hiểu biết chính xác về kinh nghiệm, cảm xúc và quan điểm của người trả lời.

3. Một số đặc điểm của phỏng vấn sâu

  • Cấu trúc linh hoạt: Phỏng vấn sâu không cần cấu trúc quá phức tạp thế nhưng nó vẫn phải bao gồm một số chủ đề phù hợp với mục đích.
  • Chuyên sâu: Để cuộc phỏng vấn đạt hiệu quả cao nhất thì người hỏi phải đạt độ chuyên sâu. Tức là bạn cần biết đưa ra các câu hỏi theo trình tự để có được nhiều góc độ đa chiều hơn.
  • Tương tác: Người hỏi sẽ phải tiến hành xử lý số liệu được tổng hợp thông tin từ phỏng vấn. Vì vậy mà ngay từ khi bắt đầu bạn nên đặt ra các câu hỏi tích cực, khuyến khích đối phương trả lời rõ ràng.
  • Tìm kiếm thêm ý tưởng mới: Tương tác với người hỏi nhiều hơn để khai thác thông tin mới mẻ. Ví dụ: Khi phỏng vấn bạn có thể hỏi thêm về sở thích, thói quen của ứng viên để hiểu rõ về con người họ.

4. Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu khi nào ?

Phương pháp phỏng vấn sâu tốn khá nhiều thời gian và nhân lực vì vậy, người nghiên cứu cần xác định thời điểm sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu để đạt được hiệu quả cao nhất. Có thể sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu trong các trường hợp:

  • Chủ đề nghiên cứu mới, chưa có nhiều tài liệu và chưa được xác định rõ ràng. Các buổi phỏng vấn chuyên sâu sẽ giúp người phỏng vấn nắm bắt chắc chắn hơn về chủ đề nghiên cứu, đưa ra các mục tiêu nghiên cứu phù hợp.
  • Khi cần tìm hiểu sâu về một chủ đề nhất định. Đây cũng là mục đích cụ thể và rõ ràng nhất của phỏng vấn chuyên sâu.
  • Nghiên cứu khoa học mang tính thăm dò và chưa xác định được các khái niệm, biến số trong nghiên cứu khoa học. Quá trình nghiên cứu sâu sẽ cung cấp thông tin, hoàn thiện tri thức để người nghiên cứu có thể xử lý vấn đề này.
  • Khi ý nghĩa của các tri thức trong phỏng vấn quan trọng hơn các con số, số liệu cụ thể. Có nghĩa là, người nghiên cứu quan tâm đến tác động của các yếu tố trong nghiên cứu hơn là sự thống kê hóa chúng thành các con số, các tần số cụ thể.

5. Các bước thực hiện phỏng vấn sâu để thu thập dữ liệu

Quy trình phỏng vấn sâu bao gồm các bước cơ bản như:

  • Có thông tin cần thiết về người trả lời và bối cảnh mà họ hoạt động.
  • Lập kịch bản hoặc danh sách các chủ đề bạn muốn đề cập. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thêm các câu hỏi phụ khi cần.
  • Lên lịch phỏng vấn dựa theo lịch trình, lựa chọn của người được hỏi.
  • Đặt câu hỏi một cách tự tin và để người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái, để họ cũng tự tin và có thể trả lời cả câu hỏi khó một cách dễ dàng.
  • Đặt thời lượng hợp lý để người được hỏi không bị quá tải.
  • Quan sát và ghi chú lại các biểu hiện, cử chỉ của người được phỏng vấn.
  • Khách quan, trung thực, tôn trọng người được hỏi trong suốt quá trình.
  • Diễn giải các đoạn ghi âm phỏng vấn và xác minh với người được phỏng vấn.

6. Ưu, nhược điểm của phương pháp phỏng vấn sâu

 

A1Những ưu nhược điểm của phỏng vấn sâu

 

Cũng như những hình thức khác, phương pháp phỏng vấn sâu có ưu nhược điểm cụ thể như:

Ưu điểm:

  • Có thể tiếp cận và đạt được đáp án trong các câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu, kể cả trong những chủ đề khó để trao đổi.
  • Thu thập thông tin bổ sung qua câu hỏi phụ. Sau đó, quay lại các câu hỏi chính để hiểu rõ hơn về thái độ của những người tham gia.
  • Thu thập được câu trả lời chính xác hơn so với các phương pháp thu thập dữ liệu khác.
  • Có thể theo dõi được những thay đổi trong giọng điệu và cách lựa chọn từ ngữ của những người tham gia.
  • Không cần nhiều người tham gia nhưng vẫn có được thông tin hữu ích.

Nhược điểm:

  • Tốn nhiều thời gian vì phải được sao chép, sắp xếp, phân tích chi tiết
  • Nếu người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm, tổng thể quá trình sẽ bị ảnh hưởng
  • Tốn kém hơn so với các phương pháp khác
  • Những người tham gia phải được lựa chọn cẩn thận để tránh thiên vị.

7. Các loại câu hỏi thường sử dụng trong phỏng vấn sâu

- Câu hỏi mô tả: Yêu cầu đối tượng mô tả về sự kiện, người, địa điểm hay kinh nghiệm của họ. Được sử dụng để bắt đầu cuộc phỏng vấn làm cho đối tượng cảm thấy yên tâm vì tạo cho họ cảm giác chủ động.

- Câu hỏi về tiểu sử: Tìm hiểu một số đặc điểm cá nhân của đối tượng.

- Câu hỏi cơ cấu: Tìm hiểu xem đối tượng sắp xếp kiến thức của họ như thế nào.

- Câu hỏi về kiến thức: Tìm hiểu xem đối tượng thực sự có những thông tin gì và quan điểm của họ về những điều đó.

- Câu hỏi về quan điểm/giá trị: Tìm hiểu quá trình tư duy và phân tích của đối tượng, họ nghĩ gì về những người nào đó, vấn đề, hay sự kiện nào đó.

- Câu hỏi đối lập: Đối tượng so sánh các sự kiện và trao đổi về ý nghĩa của các sự kiện đó.

- Câu hỏi về cảm nhận: Tìm hiểu phản ứng tình cảm của đối tượng.

- Câu hỏi về cảm giác: Tìm hiểu về những gì mà đối tượng nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy... Người được phỏng vấn mô tả về các tác động mà họ là đối tượng.

Tóm lại phỏng vấn sâu là phương pháp phỏng vấn rất quan trọng để thu thập dữ liệu chính xác, đầy đủ và hiệu quả nhất được nhiều nhà phỏng vấn áp dụng. Hi vọng rằng bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích nhằm củng cố thêm kiến thức để các cuộc phỏng vấn sâu luôn đạt hiệu quả xuất sắc nhất. Chúc bạn thành công !

Nguyễn Vy

khám phá công ty thiết kế nội thất tuyệt đẹp phong cách decor tuyệt vời
BẠC ĐẠN CHÍNH HÃNG GIÁ RẺ NHẤT THỊ TRƯỜNG
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
Xem nhiều
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
nội thất đỉnh nhất việt nam
nội thất đỉnh nhất việt nam

Tin tiêu điểm

mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
  • Email
    Hỗ trợ
    Kiến nghị nhanh
    Hỗ trợ
    Đăng review Sản phẩm
Hotline: 
Mrs. Duyên
Phản hồi - Khiếu lại
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Mrs. Duyên
(Phản hồi - Góp ý)
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Nếu cần Phản hồi hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.

Exec time: 1.130662 s