Thời đại số ngày một phát triển thì xu hướng tuyển dụng cũng ngày một cần được nâng cao. Nhìn chung xu hướng tuyển dụng nhân sự mọi thời đại đều nhắm vào mục tiêu chung là chiêu mộ nhân tài ưu tú và xuất sắc nhất cho mỗi doanh nghiệp. Nhưng với bối cảnh như bây giờ thì đã có phần thay đổi tỉ lệ thất nghiệp giảm so với các năm trước. Trên phương diện đó, người tìm việc bắt đầu có những lựa chọn và quyết định công việc chủ động hơn chính vì đó mà khả năng cạnh tranh cũng tăng cao.
Muốn có được xu hướng tuyển dụng đạt hiệu quả cao thì các nhà tuyển dụng nhân sự cũng cần phải cải tiến và tối ưu hóa quy trình tuyển dụng nhằm đưa ra chiến lược tuyển dụng sáng tạo. Dưới đây Working.vn sẽ chia sẻ “Tổng hợp 6 xu hướng tuyển dụng nhân sự mới nhất hiện nay” các bạn cùng tham khảo để có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường tuyển dụng hiện nay nhé.
Việc hệ thống hóa các quy trình bằng công nghệ đang được áp dụng rộng rãi trong thời đại này. Nếu như khi xưa, người tìm việc phải tốn thời gian và cả tiền bạc để tiếp cận với công ty thì giờ đây mọi thao tác đều được thực hiện thông qua máy tính. Thêm vào đó với tính năng mới từ máy tính, cho phép hai bên có những trao đổi thông tin, thậm chí là tiến hành các cuộc phỏng vấn mà không cần phải có sự có mặt giữa 2 bên chỉ cần thao tác và vận hành trên máy tính vì vậy có thể rút ngắn thời gian, chi phí cũng như công sức đi lại giữa ứng viên và công ty. Vì vậy xu hướng vận dụng công nghệ vào quy trình ứng tuyển và phỏng vấn ngày càng được nhiều công ty đang áp dụng vào quy trình tuyển dụng
Xu hướng tuyển dụng của các tập đoàn công nghệ đa quốc gia, giờ đây đã không còn xoay quanh tấm bằng Đại học mà tập trung vào kỹ năng thực hành và nhạy bén với kiến thức công nghệ mới. Các doanh nghiệp, công ty sẽ chú trọng vào việc đánh giá đúng thực lực kinh nghiệm làm việc của ứng viên hơn là dựa vào bằng cấp, chứng chỉ để xem xét.
Hơn hết các doanh nghiệp và công ty luôn muốn tìm kiếm những ứng viên có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến và nhiệt huyết với nghề. Nếu ứng viên đủ khả năng đậu vào các vị trí trong công ty, thì họ sẽ có rất nhiều chương trình đào tạo và trau dồi thêm cho nhân viên trong công việc.
Trong xã hội hiện đại, Kỹ năng mềm ngày càng được đánh giá cao. Rất nhiều nhà tuyển dụng xem trọng những kỹ năng thiên về tính cách này và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng. Tại các trường học, gần chục năm trở lại đây, kỹ năng mềm đã được đưa vào giảng dạy nhiều hơn trong các hoạt động ngoài giờ của học sinh trường Trung học phổ thông. Hoạt động này càng mạnh hơn ở giảng đường Đại học. Điều đó cho thấy việc nhận thức tầm quan trọng của kỹ năng mềm của ngành giáo dục nước ta.
Quả thực, trình độ học vấn và bằng cấp chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa phải là điều kiện đủ để một con người có thể ra đời và sống tốt. Trong cuộc sống, các kỹ năng sống, sự nhạy bén trong xử lý công việc và nghệ thuật giao tiếp… của mỗi người đóng vai trò quan trọng, các yếu tố này được người ta gọi là “Kỹ năng mềm”.
Kỹ năng mềm là tổng hợp các kỹ năng giúp con người tư duy và tương tác với con người phục vụ cho công việc nhưng không phải là kỹ năng chuyên môn/kỹ thuật. Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột.
Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Kỹ năng mềm bao gồm: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng làm việc đồng đội; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng tư duy hiệu quả; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng học và tự học; kỹ năng đàm phán; kỹ năng quản lý xung đột; kỹ năng tổ chức họp…
Nhà tuyển dụng có thể lựa chọn nhân sự dựa vào việc so sánh trình độ chuyên môn của nhiều ứng viên khác nhau. Đó là lý do khiến cho việc nhận diện ra đâu là ứng viên phù hợp nhất với công ty trở nên quan trọng nhất. Họ cần tìm được người hợp tác tốt với người khác, tạo động lực cho đồng nghiệp, bình tĩnh đối phó với khó khăn và có khả năng đáp ứng chính xác những gì mà tổ chức cần. Những cá nhân được đào tạo tốt về kỹ năng mềm sẽ làm lợi cho công ty theo cách đó. Do vậy, dù nó khó đo lường thì chúng ta cũng không thể phớt lờ.
Ứng viên với những kỹ năng mềm tốt cũng có tiềm năng lớn để tạo thêm nhiều giá trị theo thời gian. Những nhân viên có thể huấn luyện cho người khác – và tự học hỏi ngay trong thời gian ấy – sẽ trao dồi cho mình kiến thức, rèn cho những mối quan hệ hợp tác vững chắc hơn và có khả năng trở thành người quản lý và tạo động lực nhanh hơn.
Việc ứng viên đánh giá thấp kỹ năng mềm có thể xuất phát từ niềm tin rằng các tiến bộ kỹ thuật đã giảm bớt tầm quan trọng của sự tương tác cá nhân. Ngược lại, công nghệ đã tăng tốc độ và tần suất tương tác với đồng nghiệp, không chỉ trong bộ phận mà là toàn công ty (đôi khi là tầm quốc tế). Nhiều người lại không chia sẻ về nền tảng và mong đợi của họ. Kỹ năng mềm là chìa khóa để giúp cho mọi giao tiếp và hợp tác trở nên hiệu quả hơn. Sở hữu khả năng xây dựng một mối quan hệ mạnh, ngay cả với những người ít gặp hoặc liên hệ, trở thành yêu cầu không thể thiếu cho nhiều vai trò khác nhau.
Việc xử lý dữ liệu sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong công tác dự đoán được kết quả tuyển dụng chứ không dừng lại ở mức độ tham khảo. Nếu ở công đoạn này được công ty đầu tư thì sẽ trở nên quan trọng trong những năm sau và từ đó cũng có thể sẽ làm tăng khả năng duy trì, đánh giá được các khoảng cách kỹ năng, đưa ra những đề nghị tốt hơn cho ứng viên và nhà tuyển dụng. Điều này cũng giúp cho nhà tuyển dụng hiểu hơn về ứng viên và những mong đợi đến từ công ty.
Vì thế, nhà quản trị nhân sự nên tối ưu hóa khả năng phân tích dữ liệu của mình để có thể lên kế hoạch tốt cho việc hoạch định chiến lược nhân sự trong công ty, so sánh số liệu tài năng với đối thủ cạnh tranh và dự báo được nhu cầu tuyển dụng.
Trong nhiều năm trở lại đây, một trong những câu chuyện được cho là hoang đường về văn hóa công ty đó chính là việc nhân viên muốn được có thêm các quyền lợi khác như kiểu được mang vật nuôi tới cơ quan, chỗ làm có thêm các bàn chơi game,... nhằm giảm áp lực công việc, tăng sự thoải mái tại nơi làm việc hơn là các lợi ích truyền thống. Tuy nhiên theo nghiên cứu mới đây của Glassdoor thì điều này cũng không hẳn là hoang đường mà trở thành dự báo xu hướng nhân sự hiện nay.
Chúng ta vừa cùng tìm hiểu những xu hướng tuyển dụng nhân sự mới nhất trong năm nay. Hi vọng thông qua bài viết này, các doanh nghiệp cũng như người tìm việc có cái nhìn khái quát hơn để có thể điều chỉnh cũng như chuẩn bị thật chu đáo nhất.
Nguyễn Hoàng