Nếu bạn dùng điều hòa đã lâu mà không chịu bảo dưỡng điều này sẽ khiến điều hòa gặp phải tình trạng bám bụi, làm việc kém hiệu quả, điều này sẽ khiến máy hao tốn điện năng và giảm tuổi thọ của điều hòa rất nhiều.
Chúng ta thường quên đi vấn đề này do cuộc sống bận rộn hoặc lo ngại chi phí phát sinh, đây là thiếu sót lớn của người sử dụng bởi một khi thiết bị đã gặp lỗi thì thường lỗi khá lớn, chi phí sửa chữa còn cao gấp nhiều lần mà tuổi thọ giảm sút. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn hãy quan tâm đến vấn đề bảo dưỡng định kỳ cho điều hòa nhà bạn nhé.
Dưới đây Working.vn sẽ chỉ ra những lí do vì sao bạn nên thường xuyên bảo dưỡng điều hòa ? Cho các bạn cùng tham khảo nhé.
1. Vì lý do sức khỏe
Các chuyên gia và các nhà sản xuất khuyến cáo rằng, điều hòa khi sử dụng thường xuyên theo thời gian, bụi bẩn bám dính đầy dàn lạnh và dàn nóng. Rong nhớt, nước đọng đóng đầy bề mặt sẽ là nơi vi khuẩn sinh sống. Khi chúng ta bật điều hòa, gió thổi ra từ điều hòa bẩn, không được làm sạch sẽ mang theo vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Đặc biệt, phòng bật điều hòa là phòng kín, không khí không được lưu thông thường xuyên nên khi sử dụng phòng điều hòa mà điều hòa không được bảo dưỡng làm sạch sẽ dẫn đến việc vi khuẩn trú ẩn không không khí của phòng rất nhiều, dễ sinh bệnh cho người sử dụng điều hòa thường xuyên trong phòng.
2. Tiết kiệm điện năng
- Cứ mỗi tuần, máy điều hòa lại giảm công suất hoạt động 1% vì bị bụi bẩn bám. Thực tế, chỉ cần vệ sinh hoặc thay hẳn lưới lọc bẩn, bám bụi bằng lưới lọc mới, bạn đã có thể giảm tiêu hao năng lượng của máy điều hòa lên đến 5-15%. Khi có quá nhiều bụi bẩn bám trên dàn lạnh, máy điều hòa sẽ chậm cung cấp hơi lạnh cho phòng. Máy phải hoạt động nhiều hơn, giảm hiệu suất làm lạnh.
- Khi hiệu suất làm lạnh giảm, máy điều hòa đồng thời làm mát chậm hơn. Những máy điều hòa thế hệ mới trên thị trường đều hướng đến mục tiêu tăng hiệu suất làm lạnh, trong khi giảm tiêu tốn điện năng tối đa.
- Nếu chưa có điều kiện đổi máy điều hòa mới, vệ sinh máy điều hòa cũ thường xuyên sẽ giúp bạn tăng hiệu suất làm lạnh của máy điều hòa và giảm tiêu hao điện năng phần nào.
3. Kéo dài tuổi thọ cho điều hoà
Tỉ lệ bụi bẩn lớn ảnh hưởng việc trao đổi nhiệt giữa dàn nóng và dàn lạnh của điều hoà nhiệt độ. Quá trình lưu thông khí bị cản trở là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới các trục trặc thường gặp như rung mạnh, máy kêu to, hay nước bị ngưng tụ ở dàn lạnh. Tình trạng này kéo dài làm cho máy nhanh hư hỏng và giảm hiệu quả hoạt động
Vì vậy, để duy trì độ bền của điều hoà, bạn có thể chủ động tắt máy để vệ sinh bụi bẩn, chất bám ở lưới lọc. Tuy nhiên, với các bộ phận bên trong máy và lượng hơi ga, hãy nhờ tới các chuyên gia để kiểm tra và bảo dưỡng nhằm giúp máy đạt chất lượng tốt nhất.
4. Tiết kiệm chi phí bảo hành máy
Việc bảo dưỡng máy thường xuyên sẽ giúp cho máy điều hòa luôn được làm sạch, thay mới các linh kiện cũ, có trạng thái hoạt động tốt nhất. Điều này giúp giảm bớt phần nào chi phí bảo dưỡng máy điều hòa cho nhà bạn.
5. Điều hòa bẩn, làm việc kém ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn
+ Với nhiều người thì chiếc máy điều hòa cực kỳ quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và công việc của họ nên không thể làm việc cũng như có một cuộc sống tốt nếu như chiếc máy điều hòa hỏng, đặc biệt là vào mùa hè.
Điều hòa bẩn nên có mùi hôi khó chịu, đặc biệt là các phòng có diện tích nhỏ và chật hẹp.
Không thể làm được bất cứ việc gì với thời tiết nắng nóng khó chịu nếu thiếu máy điều hòa.
Bạn bè và người thân tới chơi nhưng điều hòa hỏng, làm việc kém khiến bạn không vui.
Máy điều hòa bẩn, làm việc kém lâu lạnh ảnh hưởng tới sức khỏe của người già và trẻ nhỏ.
*** Các bước thực hiện bảo dưỡng điều hòa tại nhà
Bước 1: Ngắt nguồn điện.
Đầu tiên, bạn cần sập Aptomat điều hòa và ngắt điện các thiết bị lần cận kèm che chắn bạt chống nước lên thiết bị để đảm bảo an toàn. Sau khi tắt máy, phải đợi khoảng 2-3 phút sau mới được tiến hành mở nắp dàn lạnh và bảo dưỡng điều hòa.
Bước 2: Kiểm tra lượng gas
Kiểm tra lượng gas hiện tại trong máy điều hòa (việc này cần phải có thiết bị chuyên dụng và bộ phận kỹ thuật thực hiện) bình thường điều hòa vẫn mát hoặc mát kém thì lượng gas vẫn đổi như ban đầu. Nếu thiếu thì do quá trình lắp đặt đường ống đồng từ dàn lạnh tới dàn nóng quá dài nên sẽ có hao hụt gas trong máy nên vẫn nên bổ sung thêm để máy mát hơn và bền hơn.
Bước 3: Kiểm tra hoạt động
Mở vỏ máy và tiến hành kiểm tra sơ bộ các thiết bị, linh kiện bên trong
Nếu tự làm thì có thể xem được lưới lọc bụi, tình trạng lồng quạt dàn lạnh, hệ thống dàn trao đổi nhiệt,…
Bước 4: Vệ sinh dàn lạnh
Khi tiến hành vệ sinh dàn lạnh, bạn hãy dùng dung dịch tẩy rửa để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn,… ở các kẽ hở bên trong dàn lạnh. Đồng thời, đảm bảo rằng xung quanh cửa thoát khí không có cặn bẩn hoặc vật cản nào.
+ Tháo lưới lọc bụi nhẹ nhàng bằng tay (dùng vòi nước xịt rửa và dung dịch tẩy rửa, sau đó để ráo)
+ Dùng bạt bảo dưỡng điều hòa lắp vào dàn lạnh
+ Dùng bơm áp lực xịt rửa lồng quạt, dàn tản nhiệt
Sau khi vệ sinh xong lồng quạt dàn lạnh, lắp lại vỏ máy, lưới lọc bụi, kết thúc việc vệ sinh dàn lạnh
Bước 6: Vệ sinh dàn nóng.
+ Tháo nắp dàn nóng, dùng máy bơm áp lực nhỏ xịt nước theo dạng tia từ trên xuống vào các khe của dàn tản nhiệt nhằm tẩy sạch lớp bụi bẩn, côn trùng bám vào. Xịt rửa quạt dàn nóng
+ Kiểm tra các điểm nối điện, đường ống đồng của dàn nóng
Bước 7: Kiểm tra lại và kết thúc.
Bước cuối cùng, sau khi lắp lại hết các thiết bị, bạn nên kiểm tra lại nguồn điện, dây điện và ổ cắm điện xung quanh xem có lỏng lẻo hoặc bị hở không. Tiếp theo đó bật máy cho chạy lại. Quá trình bảo dưỡng máy của bạn đến đây là kết thúc.
=>> Nếu không có khả năng tự bảo dưỡng điều hòa thì bạn có thể liên hệ công ty chuyên về bảo dưỡng điều hòa để hỗ trợ
*** Những lưu ý khi sử dụng điều hòa ?
+ Phòng lắp máy điều hòa phải được giữ khô ráo, để các loại vi khuẩn, vi nấm không có điều kiện phát triển.
+ Khi máy không hoạt động, trước khi vào phòng cần mở cửa cho phòng thoáng, sáng không khí trong phòng được đẩy ra và luồng khí mới thay thế vào thì mới mở máy lạnh.
+ Phòng để lắp máy điều hòa phải được thiết kế sao cho có sự trao đổi không khí với bên ngoài một cách tối đa và thường xuyên hút bụi, làm vệ sinh phòng sạch sẽ, lau rửa tường và trần nhà.
+ Các thiết bị thải ra chất hữu cơ bay hơi (như máy photocopy, fax, laser) trong phòng có máy điều hoà phải được đặt ở nơi thông thoáng và lau chùi bảo dưỡng thường xuyên.
+ Hạn chế tối đa việc sử dụng máy điều hòa nếu thấy không cần thiết, nhất là đối với người cao tuổi.
Trong quá trình sử dụng, máy điều hòa cần được bảo dưỡng thường xuyên theo phương pháp:
- Tháo vỏ ngoài của máy, lấy khăn mỏng lau các bộ phận làm lạnh, thiết bị sấy, cánh quạt, motor điện, dùng máy hút bụi vệ sinh máy. Chú ý khi lau tránh va chạm mạnh làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử và tấm tản nhiệt.
- Đối với bộ phận lọc không khí, thông thường, khoảng 1 tháng phải lau rửa 1 lần hoặc nhiều hơn với môi trường nhiều bụi bẩn. Rửa bằng nước sạch pha thêm một chút xà phòng rồi lau khô bằng vải mềm.
- Nếu máy sử dụng liên tục thì phải nhỏ dầu khoảng 1-2 lần/năm vào quạt gió và motor điện.
+ Bảo dưỡng điều hòa định kỳ ít nhất 2 lần 1 năm hoặc 3 tháng 1 lần
Lời kết: Để bảo vệ sức khỏe cho gia đình cũng như giúp điều vận hành tốt hơn, tiết kiệm nhiều chi phí hơn đội ngũ của chúng tôi khuyên bạn nên thường xuyên bảo dưỡng điều hòa định kỳ cho điều hòa nhà bạn nhé
Tham khảo sự cố kỹ thuật điều hòa & máy lạnh - máy giặt & tủ lạnh. Nguyên nhân lý do khiến điều hòa hay hỏng tại Working.vn.
Vy Nguyễn