Am hiểu về các loại thuế trong doanh nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu mà các kế toán thuế cần phải nắm rõ trong đó đáng kể nhất là thuế môn bài, thuế môn bài là một loại thuế trực thu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải nộp.
Thuế môn bài là một trong các nghĩa vụ thuế bắt buộc đối với công ty, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh hằng năm. Vậy, là một nhân viên kế toán thuế bạn đã biết các thủ tục nộp thuế môn bài chưa ? hãy cùng | Working.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây để củng cố thêm nhiều kiến thức cho chuyên ngành kế toán của mình nhé !
1. Thuế môn bài là gì ?
Có thể hiểu đây là loại thuế mà được xem như là mức thuế cá nhân hoặc tổ chức. Khi hoạt động kinh doanh, cá nhân hay tổ chức phải đóng lệ phí thuế hàng năm cho cơ quan quản lý trực tiếp. Phí này được tính dựa vào vốn điều lệ trên giấy phép kinh doanh hoặc trên mức doanh thu đạt được.
Mức thuế này được phân theo bậc lệ phí, dựa vào số vốn đăng ký bởi doanh nghiệp. Hoặc doanh thu của năm kinh doanh của doanh nghiệp/hộ kinh doanh, tùy vào từng địa phương/quốc gia.
2. Đối tượng phải nộp lệ phí môn bài
Người nộp thuế môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, các dịch vụ bao gồm:
3. Các trường hợp được miễn thuế môn bài
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau không phải nộp thuế môn bài:
4. Các bậc thuế môn bài doanh nghiệp phải nộp
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Những tổ chức này có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.
Trường hợp vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền đồng Việt Nam để làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp lệ phí môn bài mở tài khoản tại thời điểm người nộp lệ phí môn bài nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.
+ Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
+ Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.
5. Hình thức và thủ tục nộp thuế môn bài
Hiện nay, có 2 hình thức nộp thuế môn bài để các doanh nghiệp có thể áp dụng, đó là: Nộp thuế môn bài trực tiếp và nộp thuế môn bài qua mạng.
5.1 Hình thức nộp thuế môn bài
Đối với hình thức nộp thuế môn bài trực tiếp kế toán thuế có thể nộp tại các địa điểm sau:
+ Kho bạc nhà nước
+ Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, tổ chức dịch vụ
+ Cơ quan quản lý thuế trực tiếp
+ Tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế môn bài
Đối với hình thức nộp thuế môn bài qua mạng điện tử bạn truy cập vào website: http//nhantokhai.gdt.gov.vn của tổng chi cục thuế và làm theo hướng dẫn để tiến hành nộp thuế môn bài theo đúng qui định của pháp luật hiện hành
Chú ý, trước khi nộp tiền thuế qua mạng điện tử thì cần chuẩn bị:
5.2 Đối với thủ tục nộp thuế môn bài kế toán thuế cần lưu ý:
+ Khai lệ phí môn bài
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, lệ phí môn bài là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước khai theo năm. Cụ thể như sau:
Doanh nghiệp khai lệ phí môn bài khi thuộc một trong trường hợp sau:
(1) Doanh nghiệp mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh).
(2) Doanh nghiệp có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.
(3) Doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
(4) Doanh nghiệp có thay đổi về vốn.
+ Nội dung chính cần kê khai trong bảng kê nộp tiền
Sau khi kê khai, cần kiểm tra lại xem nội dung đã đúng và đủ hay chưa. Sau đó chuyển thông tin cho nhân viên giao dịch của ngân hàng.
Mẹo nhỏ: Hãy kê khai làm 2 bản, sau đó lưu lại bản của ngân hàng gửi lại để kiểm tra đối chiếu xem sai sót.
+ Thời hạn khai lệ phí môn bài:
Theo quy định tại khoản 9 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, lệ phí môn bài được doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp mỗi năm một lần trong thời hạn chậm nhất là vào ngày 30 tháng 01 hàng năm.
Riêng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp) thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:
Đối với hộ kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó hoạt động trở lại thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:
6. Các quy định xử phạt chậm nộp thuế môn bài
Nộp thuế môn bài là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh. Vì vậy, nếu chậm nộp thuế môn bài chủ thể đó sẽ phải chịu phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Việc xử phạt chậm nộp thuế môn bài 2021 được quy định tại Thông tư 166/2013 và thông tư 130/2016 của Bộ tài chính, mức phạt cụ thể như sau:
+ Chậm nộp từ 1 đến 5 ngày: Phạt cảnh cáo ( phải có tình tiết giảm nhẹ )
+ Chậm nộp từ 1 đến 10 ngày: 400.000 - 1.000.000đ
+ Chậm nộp từ 10 đến 20 ngày: 800.000 - 2.000.000
+ Chậm nộp từ 20 đến 30 ngày: 1.200.000 - 3000.000
+ Chậm nộp từ 30 đến 40 ngày: 1.600.000 - 4.000.000
+ Chậm nộp từ 40 đến 90 ngày: 2.000.000 - 5.000.000
Lưu ý: Trường hợp thời gian chậm nộp nhiều hơn so với thời gian quy định trên thì mức phạt sẽ được tính như sau:
Số tiền chậm nộp = Mức lệ phí môn bài * 0.03% * số ngày chậm nộp
Với những thông tin trên chúng tôi tin bạn đã hiểu rõ lệ phí môn bài là gì và thủ tục nộp thuế môn bài để có thể tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng, với những chia sẻ trên các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn để áp dụng tốt nhất cho nghiệp vụ kế toán thuế của mình. Chúc các bạn luôn là những nhân viên kế toán thuế xuất sắc nhất.
Hoàng Ngọc