Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng của ứng viên rất được nhà tuyển dụng coi trọng, vì vậy kỹ năng tư duy phản biện đóng vai trò rất quan trọng được nhà tuyển dụng đề cao trong buổi phỏng vấn.
Tư duy phản biện là điều cần thiết trong mọi ngành nghề, bất kể công việc mà bạn ứng tuyển là gì, kỹ năng tư duy phản biện sẽ là một yêu cầu cần có và rất quan trọng luon được các nhà tuyển dụng đề cập đến trong buổi phỏng vấn. Chính vì thế hãy luôn rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, cũng như các kỹ năng và kinh nghiệm khác để luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao trong buổi phỏng vấn nhé. Hôm nay | Working.vn sẽ chia sẻ đến các bạn tầm quan trọng của tư duy phản biện trong phỏng vấn xin việc cùng theo dõi để trau dồi thêm nhiều kỹ năng cần thiết nhất nha.
1. Kỹ năng tư duy phản biện là gì ?
Kỹ năng tư duy phản biện bao gồm việc sử dụng những luận cứ và dẫn chứng phù hợp để bảo vệ quan điểm của mình; tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa những luận cứ, kết hợp cùng việc đánh giá, phân tích, so sánh một cách khách quan, mạch lạc, phù hợp, toàn diện, chặt chẽ, có chiều sâu.
2. Tại sao ứng viên cần phải có kỹ năng tư duy phản biện ?
Đối với những bạn sinh viên muốn đặt chân tới những trình độ học vấn cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ, … thì đây là 1 trong những “tấm vé” hàng đầu giúp bạn thực hiện được ước mơ của mình. Biết tư duy phản biện sẽ giúp bạn tận dụng được những kiến thức “cao siêu” và sử dụng nó cho chính mình.
Không những thế, việc đưa ra quyết định phù hợp trong những tình huống khó khăn sẽ không còn là một trở ngại lớn đối với bạn nữa. Tư duy phản biện cho phép bạn cân nhắc những giải pháp một cách toàn diện thông qua việc so sánh những lợi ích và bất lợi của từng lựa chọn đó để quyết định 1 cách hợp lý nhất.
Một người với óc tư duy phản biện sẽ không dễ bị lừa gạt. Bởi lẽ, khi bạn đã quá quen với việc đào sâu suy nghĩ, đặt nghi vấn và tìm tòi giải pháp thì bạn sẽ dễ dàng nhận biết được đâu là thật, và đâu là giả, trong cuộc sống xung quanh mình.
Và một điều quan trọng không kém, đó chính là kỹ năng này giúp bạn tăng giá trị của mình, và dễ dàng lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng. Một người không chỉ biết cách giải quyết vấn đề, mà còn biết đưa ra giải pháp cho những vấn đề mà chưa ai từng nghĩ tới sẽ luôn là “báu vật” được săn đón bởi nhà tuyển dụng.
3. Những kỹ năng tư duy phản biện cửa ứng viên mà tuyển dụng quan tâm nhất
3.1 Kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát là điểm khởi đầu cho tư duy phản biện. Những người tinh ý có thể nhanh chóng cảm nhận và xác định một vấn đề. Một khi có kỹ năng quan sát họ cũng có khả năng hiểu vấn đề ở đâu và tại sao. Họ thậm chí có thể dự đoán khi nào một vấn đề có thể xảy ra dựa trên kinh nghiệm.
Cải thiện kỹ năng quan sát của bạn bằng cách giảm tốc độ xử lý thông tin và chú ý hơn đến môi trường xung quanh. Hãy lắng nghe nhiều hơn, suy nghĩ kỹ hơn về sự vật, sự viện. Sau đó, chọn lọc những dữ liệu, thông tin hữu ích có thể giúp bạn giải quyết vấn đề.
3.2 Kỹ năng phân tích
Khi một vấn đề đã được xác định, kỹ năng phân tích trở nên cần thiết. Khả năng phân tích, đánh giá một tình huống khi biết những dữ kiện, dữ liệu là rất quan trọng. Điều này cũng bao gồm việc thu thập các nghiên cứu, đặt các câu hỏi về dữ liệu để đảm bảo tính chính xác và đánh giá một cách khách quan.
Cải thiện kỹ năng phân tích của bạn bằng cách tiếp thu những kinh nghiệm, kiến thức mới. Ví dụ: bạn có thể đọc một cuốn sách về một khái niệm mà bạn chưa biết đến, thúc đẩy bản thân suy nghĩ theo cách mới và có những ý tưởng mới. Điều đó giúp bạn xây dựng kỹ năng diễn giải thông tin để đưa ra quyết định hợp lý dựa trên phân tích hợp lý.
3.3 Kỹ năng suy luận
Suy luận là một kỹ năng liên quan đến việc đưa ra kết luận về thông tin bạn thu nhận. Bạn có thể phải có kiến thức hoặc kinh nghiệm về kỹ thuật hoặc ngành cụ thể. Khi bạn đưa ra suy luận, điều đó có nghĩa là bạn đang phát triển câu trả lời dựa trên thông tin hạn chế. Ví dụ: Một thợ sửa xe có thể cần phải suy đoán điều gì khiến động cơ ô tô bị dừng vào những thời điểm dường như ngẫu nhiên dựa trên thông tin có sẵn.
Cải thiện kỹ năng suy luận của bạn bằng cách tập trung vào việc đưa ra các phỏng đoán có căn cứ hơn là vội vã kết luận. Điều này đòi hỏi bạn phải tìm kiếm cẩn thận và xem xét càng nhiều căn cứ càng tốt (chẳng hạn như hình ảnh, dữ liệu hoặc báo cáo)
3.4 Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng khi cần giải thích, phân tích về các vấn đề cũng như giải pháp khả thi. Không chỉ trong các cuộc thảo luận nội bộ mà còn giúp bạn thuyết phục khách hàng, đối tác
Cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn dựa trên tư duy phản biện bằng cách tham gia vào các cuộc tranh luận. Ví dụ, trong các tình huống khi bạn và người tham gia khác có thể không quan điểm. Ngoài ra, bạn nên duy trì các thói quen giao tiếp tốt, chẳng hạn như lắng nghe và tôn trọng. Nếu cần nêu ý kiến đối lập thì hãy giải thích ý tưởng của bạn một cách bình tĩnh, hợp lý
3.5 Kỹ năng giải quyết vấn đề
Sau khi bạn đã xác định và phân tích một vấn đề, chọn giải pháp, bước cuối cùng là thực hiện giải pháp của bạn. Tư duy phản biện giúp thực hiện giải pháp tốt nhất và xem xét tính hiệu quả của nó.
Cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn bằng cách đặt mục tiêu rõ ràng, hợp lý. Giải quyết vấn đề sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn thực sự hiểu mọi thông tin liên quan.
4. Tầm quan trọng của kỹ năng tư duy phản biện trong buổi phỏng vấn
Trong buổi phỏng vấn những người có tư duy phản biện sẽ xác định, phân tích và giải quyết vấn đề một cách hệ thống hơn là bằng trực giác hay bản năng. Kỹ năng tư duy phản biện giúp bạn:
Tư duy phản biện là suy nghĩ về tổng thể vấn đề, không bỏ sót hoặc qua loa, chỉ biết đồng ý hay phản đối mà không hiểu bản chất sự việc. Khi bạn suy nghĩ chín chắn, bạn sẽ không ngừng tư duy, tìm ra giải pháp tốt nhất. Kỹ năng phản biện là nền tảng để phát triển và hoàn thiện bản thân, tiền đề cho sự sáng tạo.
5. Những câu hỏi phỏng vấn kỹ năng tư duy phản biện phổ biến nhà tuyển dụng thường áp dụng đối với ứng viên
Kỹ năng tư duy phản biện là một trong nhiều kỹ năng mềm khá quan trọng trong cuộc sống và công việc, Vì vậy hãy đừng quên rèn luyện thêm Kỹ năng tư duy phản biện mỗi ngày nhé để luôn thành công trên con đường sự nghiệp và cuộc sống nhé.
Nguyễn Hoàng