Kỹ năng đàm phán là yếu tố quan trọng để một ứng viên dễ dàng xin việc làm thành công. Vì vậy là người xin việc bạn cần học cách đàm phán, hiểu khi nào cần đàm phán, chuẩn bị kĩ lưỡng cho cuộc đàm phán, và những kỹ năng cần thiết để đàm phán thành công như đặt ra câu hỏi, biết lắng nghe, linh hoạt, dành thời gian cân nhắc...khi đó việc xin việc mới có thể thuận lợi và dễ dàng đạt hiệu quả cao.
Đàm phán là một kỹ năng rất cần thiết cho người xin việc. Một người muốn xin việc thành công thì phải cần rèn luyện kỹ năng đàm phán thật tốt để có thể thuyết phục và vượt qua ải của những nhà tuyển dụng khó tính. Qua bài viết này Working.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu về kỹ năng đàm phán khi xin việc nhé.
1. Đầu tiên chúng ta đi tìm hiểu khái niệm về đàm phán
Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái mà ta mong muốn từ người khác. Đó là quá trình giao tiếp có đi có lại được thiết kế nhằm thỏa thuận trong khi giữa ta và bên kia có những quyền lợi có thể chia sẻ và có những quyền lợi đối kháng.
2. Các phương pháp đàm phán
Đàm phán có thể chia ra làm 3 phương pháp cơ bản:
Đàm phán mềm
Mục tiêu: Đạt được thỏa thuận, có thể nhượng bộ để tăng tiến quan hệ
Thái độ: Mềm mỏng, tín nhiệm đối tác, dễ thay đổi lập trường
Cách làm: Đề xuất kiến nghị
Điều kiện để thỏa thuận: Nhượng bộ để đạt được thỏa thuận
Phương án: Tìm ra phương án đối tác có thể chấp thuận, kiên trì muốn đạt được thỏa thuận
Biểu hiện: Hết sức tránh tính nóng nảy
Kết quả: Khuất phục trước sức ép của đối tác
Đàm phán cứng
Mục tiêu: Giành được thắng lợi, yêu cầu bên kia nhượng bộ
Thái độ: Cứng rắn, giữ vững lập trường
Cách làm: Uy hiếp bên kia, thể hiện sức mạnh
Điều kiện để thỏa thuận: Để đạt được cái muốn có mới chịu thỏa thuận
Tìm ra phương án mà mình chấp thuận
Kiên trì giữ vững lập trường
Biểu hiện: Thi đua sức mạnh ý chí giữa đôi bên
Kết quả: Tăng sức ép khiến bên kia khuất phục hoặc đổ vỡ.
Đàm phán nguyên tắc
Mục tiêu: Giải quyết công việc hiệu quả
Phân tích công việc và quan hệ để trao đổi nhượng bộ
Thái độ: Mềm dẻo với người, cứng rắn với công việc
Sự tín nhiệm không liên quan đến đàm phán
Trọng điểm đặt ở lợi ích chứ không ở lập trường
Cách làm: Cùng tìm kiếm lợi ích chung
Điều kiện để thỏa thuận: Cả 2 bên cùng có lợi
Vạch ra nhiều phương án cho 2 bên lựa chọn
Kiên trì tiêu chuẩn khách quan
Biểu hiện: Căn cứ vào tiêu chuẩn khách quan để đạt được thỏa thuận
Kết quả: Khuất phục nguyên tắc chứ không khuất phục sức ép.
Những kỹ năng đàm phán khi xin việc
Để rèn luyện kỹ năng đàm phán khi xin việc đạt hiệu quả trước hết bạn cần học cách đàm phán, hiểu khi nào cần đàm phán, chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc đàm phán, và những kỹ năng cần thiết để đàm phán thành công như đặt ra câu hỏi, biết lắng nghe, linh hoạt, dành thời gian cân nhắc
Trong suốt quá trình đàm phán, bạn nhớ là phải cởi mở và trung thực. Các cuộc đàm phán nên để lại cho cả hai bên sự hài lòng với kết quả. Dưới đây là một vài kỹ năng đàm phán bạn nên.
1. Đặt câu hỏi
Nếu bạn xin phép được hỏi một câu hỏi, bạn sẽ đặt nền móng cho thỏa thuận và có khả năng nhận được một câu trả lời hoàn chỉnh. Lên kế hoạch cho các câu hỏi có thể đặt ra. Hỏi những câu hỏi mở để có được thông tin và xây dựng mối quan hệ. Câu hỏi mở thường bắt đầu với "ai", "cái gì", "khi nào", "ở đâu" và "tại sao". Sử dụng câu hỏi đóng (câu hỏi khuyến khích các câu trả lời ngắn, chẳng hạn như " có" hoặc " không ") khi bạn muốn đạt được một sự nhượng bộ hoặc xác nhận một điểm thỏa thuận
2. Hãy là một người biết lắng nghe tuyệt vời
Các thông tin bạn nhận được càng nhiều, bạn càng dễ dàng đáp ứng nhu cầu của người khác hơn.
3. Diễn đạt lại để đảm bảo hiểu đúng
Xác định lại theo từ của bạn những gì người khác đã nói để chắc chắn rằng bạn hiểu đúng. Hãy chắc chắn sử dụng những từ khác nhau để không nghe giống như bạn đang bắt chước.
4. Viết lại
Ghi chép trong quá trình đàm phán. Ghi chép sẽ giúp tất cả các bên nhớ lại những gì đã được thảo luận hoặc quyết định.
5. Nhấn mạnh giá trị của bạn
Nếu tổ chức cho rằng mức lương mong muốn của bạn quá cao, hãy chỉ ra những gì bạn nghĩ đóng góp của bạn sẽ có ích cho tổ chức.
6. Linh hoạt trong đàm phán
Hãy sẵn sàng từ bỏ những thứ không thực sự quan trọng với bạn để tạo ra một cảm giác thiện chí.
7. Sử dụng sự im lặng để cân nhắc
Phản ứng với một lời đề nghị, hãy xác định lại đề nghị, ngồi lặng lẽ và đếm thầm đến 10. Cho phép tất cả mọi người có thời gian để xem xét. Kỹ thuật này cũng có giúp nhà tuyển dụng điều chỉnh đề nghị có thể tiếp tục quá trình đàm phán hoặc có thể dẫn tới một đề nghị tốt hơn.
8. Hãy dành thời gian để xem xét đề nghị
Khi một đề nghị cuối cùng được đưa ra, nếu nó chưa đủ, cám ơn nhà tuyển dụng và yêu cầu thời gian để xem xét đề nghị.
9. Bày tỏ lòng biết ơn
Khi bạn đạt đến một thỏa thuận, hãy thể hiện lòng biết ơn và đánh giá cao. Chỉ ra bạn quan tâm như thế nào khi tham gia và đóng góp cho tổ chức.
Kỹ năng đàm phán rất cần thiết trong cuộc sống cũng như công việc. Một người xin việc để đạt được thành công, ngoài việc nắm rõ những kỹ năng trên bạn cần rèn luyện và học hỏi nhiều hơn từ những người xung quanh. Chúc các bạn luôn thành công !
Hoài Sa