Làm kế toán kho là một bộ phận không rời của toàn bộ hệ thống trong doanh nghiệp. Khi kế toán kho bị lỗi sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống kế toán và lớn hơn là ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
Bạn là một kế toán kho vừa bước vào nghề đang muốn phấn đấu hết mình vì công việc. Bạn đang lo chưa có kinh nghiệm nhiều, nhưng không sao kinh nghiệm sẽ dần lớn lên nếu bạn luôn nổ lực vươn cao, luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc. Working.vn sẽ chia sẻ cho bạn những kỹ năng và kinh nghiệm để luôn hoàn thành tốt công việc của mình nhé.
1. Những kỹ năng cần có của kế toán kho
Cũng như các vị trí kế toán khác, muốn làm một kế toán kho cũng bắt buộc những kỹ năng cơ bản như sau:
- Trình độ: Tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp trở lên.
- Hiểu biết về nghiệp vụ kế toán, chế độ kế toán.
- Cần mẫn, có trách nhiệm với công việc.
- Thi hành nghiệp vụ chính xác và đúng qui định.
- Sử dụng máy vi tính thành thạo (phần mềm excel, phầm mềm kế toán).
- Các mối liên hệ trong doanh nghiệp của kế toán kho
- Nhận sự chỉ đạo và báo cáo phụ trách phòng kế toán tài chính
- Nhận thông tin và thông tin trực tiếp các kế toán viên, thủ kho.
- Luôn cẩn thận trong việc kiểm đếm khi giao, nhận hàng hoá; vào thẻ kho, viết phiếu xuất, nhập hàng hoá. Cẩn thận trong việc lưu giữ chứng từ, sổ sách được giao quản lý.
- Cần cù, chịu khó và khoa học trong quá trình ghi chép sổ sách, sắp xếp hàng hoá trong kho 1 cách hợp lý để thuận tiện trong việc nhập, xuất hàng.
- Trung thực với khách hàng trong quá trình giao, nhận hàng nếu phát hiện hàng hoá thừa hoặc thiếu.
- Luôn học hỏi về bản chất, đặc điểm của hàng hoá để có thể bảo quản hàng được tốt, tránh để hàng bị hỏng hoặc mất phẩm chất.
- Cuối cùng chữ viết càng đẹp, rõ ràng thì càng tốt.
2. Kinh nghiệm của một kế toán kho
Làm kế toán kho là một bộ phận không rời của toàn bộ hệ thống trong doanh nghiệp. Khi kế toán kho bị lỗi sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống kế toán và lớn hơn là ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý hàng tồn kho tốt thì giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh bình thường và giúp ban giám đốc hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn.
+ Thủ kho chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm soát việc xếp dỡ.
+ Thủ kho phải bảo đảm rằng các công cụ và cách thức xếp dỡ được sử dụng là phù hợp và không làm tổn hại đến sản phẩm được xếp dỡ.
+ Chỉ có thủ kho mới có quyền đưa hàng hóa vào hay chuyển dịch chúng từ các vị trí trong kho bãi.
+ Trước khi nhập hàng, thủ kho có trách nhiệm sắp xếp mặt bằng sạch sẽ và ngăn nắp gọn gàng.
+ Hướng dẫn người xếp hàng, xếp hàng đúng vị trí.
+ Hàng hóa trong quá trình xếp dỡ, di chuyển phải nhẹ nhành tránh va chạm, đổ vỡ méo thùng cartons.
+ Không xếp hàng hóa ở ngoài trời.
+ Các khu vực dễ có nước mưa hắt khi mưa lớn phải để hàng hóa trên palet.
+ Hàng hóa sau khi xuất xong phải được thu xếp gọn gàng, tạo không gian cho loại hàng hóa khác, các loại hàng hóa dư phải để vào khu vực riêng.
Lưu kho:
+ Nhân viên kế toán kho có trách nhiệm ghi thẻ bài đầy đủ cho mỗi mã hàng bao gồm mã hàng, màu, kích cỡ, kích thước, khách hàng. Thẻ bài được gắn vào nơi để hàng hóa.
+ Thủ kho chịu trách nhiệm lập sơ đồ kho, sơ đồ phải thể hiện các lối đi, vị trí đặt các kệ hàng hóa. Mỗi kệ phải được đánh dấu, ghi số kệ.
+ Thủ kho chịu trách nhiệm tổ chức an toàn chống cháy nổ trong kho, kiểm tra nơi để bình PCCC…
Thanh lý hàng hóa
+ Đối với hàng hóa, nguyên vật liệu còn dư thì phải tiến hành thanh lý. Sau khi nhận được thông tin thanh lý, kho tiến hành kiểm tra lại số hàng đã nhập xuất, lập báo cáo xuất nhập. Với các loại hàng hóa nguyên vật liệu còn dư, để riêng, chờ ý kiến phòng bán hàng.
+ Nếu quá thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được thông tin thanh lý mà chưa nhận được ý kiến phòng bán hàng, kho phải chủ động thông tin phòng bán hàng để sớm giải phóng lô hàng.
Kiểm kê kho
+ Việc kiểm tra kho định kỳ được thực hiện 06 tháng một lần nhằm mục đích: Xác nhận số lượng (phù hợp với hồ sơ hàng hóa), chất lượng (nhận biết, hư hại, suy giảm chất lượng, bao gói). Việc kiểm tra do ban kiểm kê thực hiện.
+ Kết quả kiểm tra phải được ghi lại trong biên bản kiểm kho.
+ Mọi sản phẩm không phù hợp được phát hiện phải được cách ly, đánh dấu và chờ ý kiến xử lý của Ban giám đốc.
Qua những kiến thức trên, hi vọng các bạn sẽ có được những thông tin bổ ích nhất về kế toán kho để áp dụng vào công việc của mình.
Nếu bạn yêu thích những con số luôn theo đuổi ngành kế toán kho, ao ước tìm kiếm công việc ổn định hãy truy cập Working.vn để đăng tin và lựa chọn cho mình những công việc kế toán kho hấp dẫn, thu nhập ổn định và việc làm uy tín nhé. Chúc các bạn luôn thành công !
Hoàng Liên