Khi bắt đầu vào cuộc phỏng vấn việc chào hỏi, bắt tay là yếu tố không thể thiếu trong kỹ năng giao tiếp, đây là một hành động giúp xây dựng ấn tượng tích cực cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên.
Cùng với kỹ năng chào hỏi, bắt tay là kỹ năng không thể thiếu để bắt đầu một cuộc giao tiếp thành công. Do vậy, để gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, ứng viên cần rèn luyện kỹ năng bắt tay để có được một cái bắt tay ăn điểm nhất trong giao tiếp khi phỏng vấn nhé !
Dưới đây | Working.vn xin chia sẻ một vài kỹ năng giúp ứng viên có được những kỹ năng khéo léo để cái bắt tay của mình ăn điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng trong khi phỏng vấn nhé !
1. Tầm quan trọng cái bắt tay khi phỏng vấn
Trong mỗi cuộc phỏng vấn tuyển dụng, cái bắt tay là biểu hiện của phép giao tiếp lịch sự nhưng cũng là biểu hiện của sự tương tác mang tính cởi mở và hòa nhã giữ nhà tuyển dụng và ứng viên. Vì thế, hãy chú ý đến cái bắt tay của nhà tuyển dụng, đừng vô ý đến mức họ đưa tay ra mà mình lại không hề biết hoặc bắt tay người phỏng vấn khi tay mình còn ướt nước hoặc có vết bẩn. Trước khi vào phỏng vấn, nếu người phỏng vấn muốn tạo sự thoải mái, gần gũi, bao giờ họ cũng có hành động bắt tay ứng viên. Hãy biết nắm lấy cơ hội và đừng tạo cho người ta cảm giác khó chịu.
Khi bạn và nhà tuyển dụng bắt tay với nhau, đó là cách tốt nhất để nhà tuyển dụng có thể tin tưởng bạn. Tùy thuộc vào cái bắt tay của bạn như thế nào, mạnh hay nhẹ, chặt chẽ hay lỏng lẻo sẽ giúp đối phương cảm nhận được bạn có xem trọng mối quan hệ giữa hai người, hay xem trọng cuộc đàm phán vừa xảy ra hay không ?
Không chỉ vậy, thông qua cái bắt tay cũng giúp ứng viên thể hiện một phần tính cách của mình. Bạn là người mạnh mẽ, quyết đoán, cái bắt tay của bạn cũng sẽ xiết chặt, dứt khoát. Và ngược lại, nhà tuyển dụng cũng sẽ nhận định bạn do dự, thiếu quyết đoán nếu cái bắt tay không có nội lực.
Cùng với kỹ năng chào hỏi, bắt tay là kỹ năng không thể thiếu để bắt đầu một cuộc giao tiếp trong buổi phỏng vấn nếu muốn thành công. Do vậy, để gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, bạn cần rèn luyện kỹ năng bắt tay để có được một cái bắt tay ăn điểm trong mắt các nhà tuyển dụng nhé.
2. Những kỹ thuật cơ bản trong cái bắt tay khi phỏng vấn
Đối với nhiều người trong chúng ta, bắt tay là một quá trình bản năng, tiềm thức. Tuy nhiên, nếu bạn có những thói quen xấu, bạn sẽ vô tình lặp lại chúng. Vì thế, rèn luyện cái bắt tay đúng kỹ thuật có thể giúp bạn sửa chữa các vấn đề và đảm bảo cái bắt tay của bạn phù hợp với tình huống.
+ Hơi cúi người khi bắt tay và gửi lời chào tới nhà tuyển dụng. Bạn hãy nắm tay một cách vững chãi nhưng không mạnh tay/bóp vào khớp xương của đối phương. Đó là những hành động gây khó chịu cho người đối diện.
+ Tránh chạm vào các đầu ngón tay của nhà tuyển dụng vì hành động này bị cho là bất lịch sự.
+ Nắm tay rồi lắc nhẹ theo chiều lên xuống. Hành động này thể hiện sự chủ động trong khả năng của bạn. Dĩ nhiên bạn không nên làm lố để gây phản cảm. Đặc biệt bạn không được lắc tay quá mạnh hoặc đưa tay sang trái hay sang phải, như vậy quá suồng sã.
+ Bắt tay và lắc nhẹ khoảng 3 đến 4 lần - không hơn. Bạn cũng không được thể hiện thái độ lo lắng, run tay hay bối rối trước người phỏng vấn.
+ Quản lý trạng thái của bản thân, không để tay đổ mồ hôi khi bắt tay với nhà tuyển dụng. Có một số người vì cơ địa hoặc do quá lo lắng, mất bình tĩnh mà bị đổ mồ hôi tay. Lúc này, cách tốt nhất là bạn rèn luyện từ trước để tự tin và bình thản hơn bằng cách thử vào trạng thái nghiêm túc và bắt tay với mọi người. Ngoài ra, trước khi bước vào công ty chờ phỏng vấn, bạn nên thử rửa và lau khô tay để hạn chế tối đa nguy cơ bắt tay đối phương với một bàn tay ướt nhẹp.
+ Duy trì giao tiếp bằng mắt trong khi bắt tay với nhà tuyển dụng. Nếu bạn không làm điều đó thì nhiều khả năng cuộc phỏng vấn xin việc của bạn sẽ thất bại, không phải vì cái bắt tay mà vì thái độ tự ti của bạn. Thiếu kỹ năng giao tiếp bằng mắt mang lại một cảm giác tiêu cực phi ngôn ngữ cho cuộc phỏng vấn. Đây là một mẹo nhỏ: Khi bạn lần đầu tiên bắt tay nhà tuyển dụng, hãy thử cố gắng tìm ra màu sắc của đôi mắt đối phương. Suy nghĩ này đảm bảo bạn vẫn giao tiếp bằng mắt với họ trong khi giảm đi sự căng thẳng, lo lắng.
3. Kỹ năng bắt tay ăn điểm trong giao tiếp khi phỏng vấn
Ấn tượng mà bạn muốn để lại qua cái bắt tay trong buổi phỏng vấn đó là sự chuyên nghiệp, chân thành và tự tin. Hãy học cách bắt tay khi bắt đầu và kết thúc buổi phỏng vấn nhé.
3.1 Khi bắt đầu vào cuộc phỏng vấn
Trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn, hầu như các ứng viên đều sẽ được mời vào phòng phỏng vấn trước. Đầu tiên khi nhà tuyển dụng bước vào, hãy đứng dậy. Đứng dậy chính là biểu hiện bạn tôn trọng người phỏng vấn cũng như đang tôn trọng chính bản thân mình. Nếu bạn đang ngồi hãy đứng dậy khi cái bắt tay sắp diễn ra. Bạn chỉ được ngồi xuống khi đối tác đã đi khỏi hay ngồi xuống cùng bạn. Nếu bạn dễ bị căng thẳng và lòng bàn tay mồ hôi, hãy lau khô tay khi bạn đợi ở khu vực tiếp tân để người phỏng vấn ra ngoài và chào đón bạn. Bởi Một cái bắt tay ẩm ướt là điều khó chịu đối với mọi người và một bàn tay bẩn thỉu có thể khiến bạn có ấn tượng đầu không tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
Bất kể bạn đang phỏng vấn với một người đàn ông hay đàn bà, hãy mở rộng một cái bắt tay.
Các quy cách khi bắt tay là:
- Người phụ nữ nên mở rộng bắt tay trước.
- Chào hỏi người phỏng vấn dù là nam hay nữ hãy giao tiếp bằng mắt với một nụ cười, một cái bắt tay vững chắc và một lời "Xin chào, vui mừng được gặp cô/anh," sẽ giúp bạn tự tin và thể hiện biết về sự chuyên nghiệp của mình.
3.2 Khi kết thúc buổi phỏng vấn
Một cái bắt tay vào cuối buổi phỏng vấn là dấu hiệu lịch sự và chuyên nghiệp. Trong một số trường hợp, nó báo hiệu một sự quan tâm của bạn hoặc sự đồng ý cho các buổi phỏng vấn khác. Khi cả bạn và người phỏng vấn đang đứng, và chuẩn bị rời văn phòng, kéo dài một cái bắt tay và nói, “Cám ơn, tôi đánh giá cao thời gian của bạn dành cho tôi trong cuộc phỏng vấn, tôi mong muốn được gặp người quản lý tuyển dụng cho vị trí này.”
4. Những lưu ý quan trọng khi bắt tay với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn
- Tay bạn sạch và khô ráo
- Móng tay được cắt sửa cẩn thận
- Ngón tay được xòe rộng tự nhiên.
- Hàm răng phải sạch sẽ, và không có bất cứ mảng bám thức ăn nào.
- Hơi thở thơm tho.
Để quá trình giao tiếp trong buổi phỏng vấn đạt hiệu quả bạn nên rèn luyện kỹ năng bắt tay đúng cách bởi kỹ năng bắt tay là khởi đầu quan trọng giúp ứng viên có được nhiều thiện cảm tốt trong mắt các nhà tuyển dụng. Theo dõi Working.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài học hữu ích về các kỹ năng phỏng vấn để luôn xin việc làm thành công nhé !
Thế Việt