Một cuộc phỏng vấn thành công là tổng hợp nhiều yếu tố, từ hình thức đến nội dung. Vì để tránh lãng phí thời gian và công sức cho những “cuộc phỏng vấn thất bại”, hãy trang bị cho bản thân những kỹ năng phỏng vấn cần thiết nhất.
Để cuộc phỏng vấn đạt hiệu quả cao, bạn cần chuẩn bị kỹ trước khi đi phỏng vấn. Đây là một bước quan trọng nhưng chưa được nhiều ứng viên chuẩn bị kỹ càng. Để bạn có cơ hội tự thể hiện mình và thành công trong buổi phỏng vấn, bạn hãy lưu ý những lời khuyên của chúng tôi dưới đây.
1. Chuẩn bị cho một ngày quan trọng
Phỏng vấn làm cho nhiều người phải lo lắng, hồi hộp, nhưng nếu biết chuẩn bị thì kết quả chắc chắn sẽ tốt hơn. Hãy thử xem bạn có quên điểu gì không nhé.
1.1 Chuẩn bị thủ tục
Xem lại hồ sơ xin việc, lưu ý các thông tin về kinh nghiệm, khả năng của bạn đáp ứng được yêu cầu cụ thể của công việc mà bạn hướng tới.
Chuẩn bị sẵn một bộ hồ sơ dự phòng.
Xem lại tất cả các thông tin về đơn vị tuyển dụng mà bạn có, đặc biệt là những lĩnh vực họ quan tâm.
1.2 Chuẩn bị những câu trả lời
Bạn hãy điểm qua những câu hỏi mà người phỏng vấn có thể hỏi và suy nghĩ trước câu trả lời. Nếu có điều kiện, bạn nên luyện tập trước cách trả lời. Hãy nhớ rằng người phỏng vấn sẽ không đòi hỏi ở bạn một câu trả lời thật đúng và chính xác. Họ chỉ muốn kiểm tra xem kiến thức và kỹ năng nghề của bạn có đáp ứng được yêu cầu của công việc hay không, thái độ của bạn đối với cuộc sống ra sao mà thôi.
Một số câu hỏi thông thường của người tuyển dụng tại các cuộc phỏng vấn
1.3. Chuẩn bị tâm lý
1.4. Chuẩn bị về ngoại hình
Ấn tượng ban đầu là hết sức quan trọng. Bạn sẽ không có cơ hội gây lại ấn tượng lần thứ hai, vì vậy, bạn cần lưu ý:
Nên mang theo bộ hồ sơ dự phòng, chuẩn bị kĩ về tâm lí, trang phục trước khi dự phỏng vấn
2. Tại nơi phỏng vấn.
- Nên đến sớm trước giờ hẹn khoảng 10-15 phút để bạn có đủ thời gian chỉnh đốn lại trang phục, đầu tóc, giữ tác phong ở trang thái thong thả
- Quan sát khung cảnh nơi phỏng vấn và người phỏng vấn (nếu có điều kiện). Điều đó tạo cho bạn tâm thế sẵn sàng.
- Chào hỏi người phỏng vấn một cách lịch sự, tỏ rõ sự tôn trọng. Cách xưng hô tùy thuộc vào tuổi tác và theo phong tục của người Việt ở từng vùng, miền.
- Hơi cúi đầu để chào và mỉm cười
- Giơ tay ra bắt đáp lại nếu người phỏng vấn chủ động bắt tay trước, không nên giơ tay ra bắt trước, không bắt tay một cách hững hờ hoặc quá chặt.
2.1. Ngôn ngữ không lời
2.2 Ngôn ngữ bằng lời
2.3 Những điều người tuyển dụng muốn biết.
2.4 Những điều bạn cần nói
2. 5 Đặt câu hỏi cho người phỏng vấn
Mỗi cuộc phỏng vấn đều là cuộc đối thoại giữa hai bên. Bạn hãy tận dụng cơ hội để tìm hiểu những điều mình muốn biết về đơn vị tuyển dụng. Hãy đặt những câu hỏi nhằm thể hiện rằng bạn thực sự nghiêm túc và biết rõ tại sao mình lại muốn xin làm việc ở đơn vị họ. Câu hỏi cần được đưa ra một cách lịch sự, ngắn gọn và rõ ràng.
3. Những điều nên hỏi và những điều không nên hỏi
3.1 Những điều nên hỏi ...
- Công ty mong chờ gì ở một ứng viên lý tưởng
- Cơ hội học tập nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề
- Tay nghề và kinh nghiệm làm việc của các đồng nghiệp khác trong tổ
- Đưa ra câu hỏi thể hiện rằng bạn thực sự quan tâm đến đơn vị tuyển dụng chứ không chỉ đơn thuần quan tâm đến vị trí làm việc họ đang tuyển
- Điểm ưu thế nhất của công ty là gì. Điều này sẽ giúp bạn quyết định đây có thực sự là nơi bạn muốn tìm đến không ?
3.2. Những điều không nên hỏi…
- Về tiền lương, giờ làm việc, ngày nghỉ, ngày lễ
- Vì sao người làm việc trước bạn lại chuyển đi nơi khác
- Bạn có được thanh toán một chi phí nào đó không ?
- Bạn có được đưa ra một điều kiện nào đó không ?
- Liệu bạn có được nhận vào làm việc không ?
4. Kết thúc phỏng vấn
Vào cuối cuộc phỏng vấn, hãy khẳng định lại một lần nữa rằng bạn rất muốn được tiếp nhận vào làm việc và sẽ chờ thông tin của cơ quan tuyển dụng. Hãy cám ơn người phỏng vấn một cách chân thành, chào vui vẻ và hẹn gặp lại. Vào phút cuối cùng bạn vẫn có thể để lại cho người phỏng vấn một ấn tượng tốt đẹp.
Chúc bạn thành công !
Ngọc Quyên