Thể hiện sao cho thật sự ấn tượng trong buổi phỏng vấn là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công hay thất bại của ứng viên trong mắt nhà tuyển dụng.
Phỏng vấn xin việc thành công là tổng hợp của rất nhiều yếu tố, từ hình thức cho đến nội dung, nếu ứng viên không có sự chuẩn bị và thiếu sự rèn luyện chuyên môn và kỹ năng thì sẽ dễ dàng thất bại, Bạn có phải là một trong những kiểu ứng viên đó, tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây cùng | Working.vn để tránh những sai sót và hoàn thiện mình để luôn thành công trong mọi cuộc phỏng vấn nhé !
1. Kiểu ứng viên đi phỏng vấn cho biết
Nếu bạn là một kiểu ứng viên đi phỏng vấn cho biết hay đến phỏng vấn với mục đích chỉ để biết công ty ra sao rồi mới quyết định có làm việc hay không ? Thì đây chính là kiểu ứng viên mà nhà tuyển dụng cảm thấy mất thiện cảm nhất, và loại ngay mà không lưu luyến bởi nhà tuyển dụng đều mong muốn tìm được một ứng viên luôn tâm huyết với sự nghiệp. Nhà tuyển dụng họ chỉ cần dăm ba câu hỏi sẽ nhận diện ra bạn là kiểu ứng viên gì ? Chính vì thế nếu bạn là kiểu ứng viên này thì tốt nhất nên suy nghĩ thật kĩ trước khi quyết định đi phỏng vấn điều này sẽ đỡ tốn thời gian và công sức của đôi bên. Tệ hơn nữa bạn sẽ dễ dàng bị lưu vào sổ đen vô thời hạn, điều này cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến các cuộc phỏng vấn sau này thậm chí bạn có thể sẽ đánh mất cơ hội xin việc làm trong tương lai.
2. Kiểu ứng viên chưa sẵn sàng cho buổi phỏng vấn
Kiểu ứng viên chưa sẵn sàng về tâm lý và kiến thức; rằng mình chưa đủ khả năng và kinh nghiệm đáp ứng tiêu chí tuyển dụng, yêu cầu công việc đề ra. Trường hợp này xuất hiện nhiều ở những ứng viên là sinh viên mới ra trường, họ thường mang trong mình tâm lý hoang mang lo sợ, chính vì thế khi đối mặt với nhà tuyển dụng khi chưa sẵn sàng họ thường xuyên lúng túng và trả lời không đâu vào đâu điều này khiến họ tạo một ấn tượng rất xấu trong mắt các nhà tuyển dụng.
3. Kiểu Ứng viên Không có sự chuẩn bị
Đó là kiểu ứng viên khi nhà tuyển dụng hỏi họ một câu, họ thường ngập ngừng hay nhìn chằm chằm vào người đối diện một cách trống rỗng, thậm chí họ còn không chắc chắn về mô tả cụ thể của vị trí mình đang ứng tuyển. Điều này khiến không ít nhà tuyển dụng thấy ngán ngẫm chính vì thế việc chuẩn bị chu đáo về mọi thứ sẽ giúp bạn tự tin ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn, Khi bạn tìm hiểu càng nhiều, bạn sẽ có nhiều thứ hơn để chia sẻ khi trả lời các câu hỏi. Dựa trên đó bạn cũng sẽ có nền tảng cơ bản để có những trao đổi sâu hơn với nhà tuyển dụng trong những khoảng cuối của buổi phỏng vấn. Ngược lại nếu bạn sơ sài, quá chủ quan sẽ rất dễ dàng lúng túng và thường xuyên mắc phải những lỗi cơ bản khiến bạn trông rất thiếu năng lực, và làm cho nhà tuyển dụng đánh giá thấp về khả năng của bạn.
4. Kiểu ứng viên không trung thực
Đây là kiểu ứng viên luôn thổi phồng thành tích, mức lương hay vị trí đã được đảm nhận ở công việc trước đây để nâng cao năng lực bản thân. Họ cho rằng nhà tuyển dụng không thể nhận biết. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là quan niệm sai lầm. Với một “con mắt nhà nghề” nhà tuyển dụng chuyên nghiệp có thể dễ dàng để kiểm tra thông tin ứng viên mà không cần mất quá nhiều thời gian. Kiểu ứng viên này thường bị nhà tuyển dụng loại khỏi vòng sớm nhất. Bởi một người thích đề cao mình thường là những người chỉ biết nói suông mà làm thì chẳng đâu và đâu cả.
5. Kiểu ứng viên nói lan man
Kiểu ứng viên nói lan man là khiến nhà tuyển dụng mất kiên nhẫn nhất. Nhiều ứng viên trả lời phỏng vấn cứ nói tràng giang đại hải về tiểu sử bản thân, sở thích, thói quen,…mà không hề cung cấp thông tin cần thiết và quan trọng như công việc, động lực làm việc, kinh nghiệm, mục tiêu nghề nghiệp...
Điều này khiến nhà tuyển dụng rất ngán ngẫm và lắc đầu. Chính vì thế hãy nói đúng trọng tâm, ngắn gọn nhưng xúc tích nhé.6. Kiểu ứng viên tác phong phỏng vấn chưa chuẩn
Kiểu ứng viên có những thói quen rất là xấu khiến nhà tuyển dụng mất thiện cảm như: Rung đùi, kiểm tra đồng hồ, dáng ngồi không duyên dáng, bẻ đốt ngón tay, bấm ngón tay... đây được xem là hành động và tác phong rất dễ bị hiểu lầm là không tôn trọng, thậm chí là thô lỗ dẫn đến nhà tuyển dụng thấy chán ghét và điều này khiến ứng viên dễ bị thất bại trong phỏng vấn nhất.
Phỏng vấn xin việc là cơ hội để ứng viên có được những công việc mơ ước, Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các ứng viên có thêm nhiều kinh nghiệm và những thông tin hữu ích để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia phỏng vấn, tránh những sai sót hay những điều khiến bạn thiếu chuyên nghiệp và thiếu năng lực. Chúc các bạn sẽ luôn là những ứng viên xuất sắc nhất.
Nguyễn Vy