Quản trị dòng tiền một cách hiệu quả là yếu tố then chốt quyết định trực tiếp đến sự sống còn của cả một doanh nghiệp.
Là một kế toán chắc hẳn các bạn ai cũng biết vai trò của quản lý dòng tiền là rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó được xem là yếu tố sống còn cho sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Bạn là một kế toán mới vào nghề thì cần phải hiểu và nắm được những kiến thức gì trong nghiệp vụ quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp ? Tham khảo ngay bài viết dưới đây cùng | Working .vn nhé !
1. Kế toán nên hiểu thế nào về dòng tiền trong doanh nghiệp ?
Dòng tiền được hiểu là sự chuyển động của tiền mặt trong tổ chức. Dòng tiền thường được dùng trong phân tích tài chính, đó là những thay đổi của tài khoản tiền mặt diễn ra trong thời kỳ kế toán. Ngoài ra dòng tiền cũng được dùng trong phân tích đầu tư, đó là lợi nhuận, hay thu nhập ròng, cộng với lượng tiền trích vào quỹ khấu hao. Đây chính là nguồn vốn nội bộ dàn hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào mục đích đầu tư.
Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp đó là tạo ra được dòng tiền dương. Cuối kỳ, doanh nghiệp sẽ lập ra một bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ để báo cáo tình hình luồng chảy tài chính trong tổ chức.
Theo hoạt động, dòng tiền được phân ra làm 3 loại chính:
2. Kế toán cần biết tầm quan trọng của quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp
Quản trị dòng tiền một cách hiệu quả là yêu cầu cực kì bức thiết, quyết định trực tiếp đến sự sống còn của cả một doanh nghiệp.
Sự thiếu hụt tiền mặt ở mức độ nghiêm trọng, ví dụ như nợ đến hạn phải trả cho ngân hàng hoặc nhà cung cấp nhưng doanh nghiệp không có tiền mặt sẵn sàng để thanh toán, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bị khởi kiện và yêu cầu tuyên bố phá sản, bất chấp các báo cáo tài chính gần nhất của doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi.
Ngược lại, sự dư thừa tiền mặt ở vốn của doanh nghiệp sẽ dẫn đến việc tiền mặt không được sử dụng hiệu quả và đúng lúc, dẫn đến sự lãng phí trong khi doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng hoặc các quỹ tín dụng với lãi suất cao. Điều này một lần nữa sẽ thể hiện sự yếu kém trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp.
3. Kế toán cần biết cách cân đối dòng tiền trong doanh nghiệp
Có thể hiểu một cách đơn giản, cân đối dòng tiền là trì hoãn các khoản chi đến mức có thể trong khi tăng cường thu hồi nhanh chóng các khoản phải thu. Dưới đây là một số gợi ý cho cách cân đối dòng tiền trong doanh nghiệp.
3.1 Tính toán và dự đoán cẩn trọng các dòng tiền trong tương lai
Lập các dự báo về tình hình dòng tiền cho năm/ quý tiếp theo hoặc thậm chí là tuần tới nếu công ty đang gặp tình trạng khó khăn về khả năng thanh toán. Tiếp đó, có những dự báo chính xác về dòng tiền sẽ giúp công ty nhận thức được những khó khăn về tiền trước khi nó xảy ra.
Dự báo về dòng tiền phải là những dự đoán có căn cứ, được cân đối trên nhiều yếu tố khác nhau, gồm: Việc thanh toán của khách hàng trong quá khứ, tính toán từ các khoản phải chi, khả năng yêu cầu thanh toán của nhà cung cấp.
Dự đoán dòng tiền bằng việc cộng số dư tiền tại thời điểm đầu kỳ với các khoản tiền dự kiến thu được từ các nguồn khác nhau. Bước tiếp theo là có những hiểu biết nhất định về số tiền phải chi và thời điểm phải chi.
3.2 Cải thiện các khoản phải thu
Nếu doanh nghiệp gặp vấn đề với các khoản phải thu, dưới đây là một số gợi ý cụ thể để giải quyết vấn đề này:
- Cung cấp các khoản chiết khấu thanh toán hấp dẫn cho khách hàng, khuyến khích họ thanh toán sớm tiền hàng.
- Xây dựng chính sách bán hàng kèm bảng giá và thời hạn tiến độ thanh toán hợp lý.
- Có hướng xử lý nhanh với các hàng hóa tồn kho lâu ngày.
- Phát hành hóa đơn kịp thời và đốc thúc thanh toán nếu khách hàng chậm trễ. Theo dõi các đối tượng khách hàng nợ để phát hiện khi có những khoản nợ tồn đọng.
3.3 Quản lý công nợ phải trả
- Vận dụng tối đa lợi thế từ những điều khoản phải mua chịu. Giả sử, khi nhà cung cấp yêu cầu thanh toán trong vòng 30 ngày, thì không nên trả trong vòng 15 ngày. Tốt nhất, nên sử dụng chuyển khoản vào ngày cuối cùng của thời hạn thanh toán.
- Thực hiện đàm phán với nhà cung cấp khi họ không thấy được tình hình tài chính của công ty, thuận lợi nếu công ty muốn trì hoãn thanh toán.
- Xem xét kỹ lưỡng khi chấp nhận việc thanh toán sớm để hưởng chiết khấu từ bên cung cấp.
- Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp với giá bán và chính sách bán hàng hấp dẫn.
3.4 Hạn chế hàng tồn kho
Hạn chế hàng tồn kho bằng cách tìm kiếm khách hàng mới hay có chính sách thúc đẩy bán hàng, khuyến mãi, tặng kèm… Không nên cung cấp hàng hóa tiếp đối với các khách hàng nợ quá hạn thanh toán.
3.5 Xác định cơ cấu vốn hợp lý
Để nắm rõ được dòng tiền của mình đang đi đâu về đâu, doanh nghiệp cần lập cho mình báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng tháng, quý, để biết phản ánh quá khứ của doanh nghiệp trong tháng vừa rồi như thế nào.
Chính vì vậy, cần phải có sự hoạch định điều khiển sự vận động ra vào của dòng tiền phát sinh trong quá trình hoạt động đảm bảo sự cân đối, ăn khớp giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
4. Kế toán cần biết các phương pháp quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp hiệu quả
4.1 Đo lường dự báo dòng tiền
Điều đầu tiên một nhà quản trị tài chính thông minh cần làm chính là việc lập kế hoạch dòng tiền bởi lẽ một dòng tiền chính xác có thể báo động một cách tốt nhất cho những vấn đề trước khi nó xảy ra. Chính vì vậy việc lập kế hoạch dòng tiền là rất quan trọng bở bạn phải nhìn được các khả năng sẽ xảy ra trong tương lai cả việc dự đoán cân bằng một số yếu tố như các khoản nợ, lịch sử thanh toán của khách hàng… và hãy thật cẩn thận với các giả định mà bạn đặt ra.
Việc tiếp theo của việc dự đoán dòng tiền chính xác chính là dự đoán chi tiết những khoản tiền và thời gian nào sẽ phải chi tiêu. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải lường trước được tất cả các khả năng như bạn không phải chỉ biết bạn tiêu tiền khi nào mà còn phải biết rõ bạn chi tiền vào việc gì thời gian nào bao nhiêu.
Việc lập kế hoạch dòng tiền không phải là điều dễ dàng cho bất kì một nhà quản trị nào nhưng nó lại là bước quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải làm, nó được xếp ngang hàng với kế hoạch kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp.
4.2 Dự đoán dòng tiền ra
Các nhà quản trị tài chính một doanh nghiệp cần phải xem xét chi tiêu một cách cẩn thận, bất cứ khi nào, bất cứ lúc nào hãy luôn kiểm tra chi tiêu cẩn thận để tìm ra những sai sót và vượt mức để xử lý chúng kịp thời. Có một số biện pháp giúp các nhà quản quản lý dòng tiền ra một cách hiệu quả sau:
4.3 Dự báo dòng tiền vào
Việc dự báo các dòng tiền vào là rất quan trọng bởi lẽ khi hoạt động doanh nghiệp luôn muốn dòng tiền của mình luôn dương thì dòng tiền vào phải lớn hơn dòng tiền ra. Dòng tiền vào có thể thu được từ các khoản doanh thu của doanh nghiệp và các nhà quản trị hoàn toàn có thể dự báo và cải thiện dòng tiền này bằng các cách sau:
Trên đây là tất cả toàn bộ nghiệp vụ, kiến thức quan trọng trong quản lý dòng tiền kế toán cần biết. Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ bổ sung thêm những kiến thức bổ ích dành cho bạn. Chúc các bạn luôn là những kế toán viên thành công !
Nguyễn Vy