Kiến trúc tân cổ điển là loại kiến trúc thịnh hành nhất ở Châu Âu cũng như Hoa kỳ và ngày càng trở nên phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Vẻ đẹp sang trọng, phóng khoáng rất hiện đại cùng tính cổ xưa đã đem lại một làn gió mới cho nền kiến trúc thế giới. Vậy kiến trúc tân cổ điển là gì, kiến trúc này có những điểm nổi bật gì ? Hãy cùng | Working.vn tham khảo ngay trong bài viết dưới đây.
1. Kiến trúc tân cổ điển là gì ?
Kiến trúc tân cổ điển thuần túy là sự kết hợp chủ yếu giữa kiến trúc cổ đại Hy Lạp và nguyên tắc kiến trúc của Vitruvius và phong cách của kiến trúc sư người Ý Andrea Palladio vì thế nó có đặc điểm của những hệ thức cột, quy tắc hài hòa và cân xứng trong thiết kế.
Kiến trúc tân cổ điển là một phản ứng chống lại phong cách trang trí tự nhiên với nhiều hoa văn họa tiết của Rococo, về công thức kiến trúc nó như là sự phát triển của một số đặc điểm của Baroque muộn. Có thể nói rằng kiến trúc này kế thừa kiến trúc cổ điển và phát huy sáng tạo để phù hợp với từng thời điểm, thẩm mỹ không gian.
Hiểu một cách đơn giản hơn phong cách kiến trúc tân cổ điển là sự kết hợp của kiến trúc cổ điển cộng hưởng của hiện đại vì thế nó vừa có vẻ đẹp quyền quý, sang trọng xa hoa vừa giữ nét đẹp phóng khoáng tươi trẻ.
2. Lịch sử hình thành và phát triển kiến trúc tân cổ điển
Kiến trúc tân cổ điển có nguồn gốc từ kiến trúc cổ điển của La Mã, Hy Lạp, Phục Hưng, Baroque hay chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỷ 18 đến thế kỷ 19. Đây là phong trào kiến trúc hồi tưởng lại phong cách cổ điển.
Trong kiến trúc tân cổ điển các hoa văn điêu khắc được tinh giảm, ánh sáng được tăng lên, chiều và góc nhìn được mở rộng. Các tác phẩm điêu khắc phù điêu là điểm nhấn được đặt trên bề mặt phẳng và có xu hướng hạn chế khung, hoa văn trong những trụ gạch dạng viên hoặc các mảng tường.
Ngay sau khi hình thành trào lưu kiến trúc tân cổ điển đã lan rộng ra khắp Châu Âu và lan cả sang Bắc Mỹ với rất nhiều công trình nổi tiếng và được ứng dụng trong thiết kế những tòa nhà chính phủ hay thiết kế biệt thự riêng như:
Đến những năm đầu thế kỷ 20, kiến trúc tân cổ điển được chuyên sang một giai đoạn mới được gọi là “Hồi sinh cổ điển” – Classical Revival, với việc tối giản những hoa văn họa tiết hơn phù hợp với xu hướng hiện đại, tối giản hóa những hình thức trang trí rườm rà song vẫn sở hữu vẻ đẹp tinh tế nhẹ nhàng và kiêu sa
3. Những điểm nổi bật trong kiến trúc tân cổ điển
3.1 Kiến trúc xa hoa lộng lẫy
Với vẻ xa hoa, lộng lẫy cùng nét đẹp của những hoa văn phào chỉ được chạm khắc tỉ mỉ, những công trình kiến trúc tân cổ điển luôn gây ấn tượng mạnh mẽ với người xem.
Việc sử dụng những hệ thức cột từ kiến trúc La Mã và Hy Lạp cổ đại ở sảnh đón cũng góp phần nâng tầm ngôi nhà, gia tăng sự bề thế, đồ sộ cho công trình. So với kiến trúc cổ điển, tân cổ điển vẫn giữ lại được nét quyền quý, kiêu sa nhưng vẫn phù hợp với thẩm mỹ và không gian thời hiện đại.
Yếu tố làm nên sự đặc trưng của loại hình này là hệ mái Mansard, mái vòm. Hệ mái này sở hữu thiết kế cầu kỳ và nhiều ưu điểm mang lại tính thẩm mỹ cao cho toàn bộ công trình.
3.2 Quy mô xây dựng lớn
Mặt tiền của những công trình tân cổ điển thường có quy mô rộng lớn với những hàng cột dài thẳng tắp và thường chú trọng vào những chi tiết đơn giản. Hình khối và hệ cột là điếm nhấn ấn tượng tạo sự kiên cố bề thế cho công trình.
Không cầu kỳ, rườm rà kiến trúc tân cổ đã mang đến không gian thoáng đãng, trang nhã rất đặc trưng. Xóa tan sự nặng nề của lối cổ điển hướng đến tính tiện nghi trong không gian sống của phong cách hiện đại.
3.3 Cân bằng và đối xứng
Cân bằng và đối xứng là một trong những yếu tố quan trọng của phong cách kiến trúc cổ điển cũng như tân cổ điển. Những đường nét thiết kế luôn tuân theo những tỉ lệ, nguyên tắc chuẩn xác nhất định.
Đối xứng trong kiến trúc phong cách tân cổ điển được xem là nguyên tắc quan trọng để thể hiện tính ổn định, cân bằng góp phần làm nổi bật trọng tâm của không gian ngôi nhà. Khái niệm cân bằng được đánh giá từ chiều cao, chiều dài, chiều rộng đến cách bố trí các vật dụng trong nhà.
3.4 Họa tiết hoa văn tinh xảo tối giản
Hoa văn trang trí trong phong cách tân cổ là sự kế thừa và sáng tạo độc đáo của nét cổ xưa cùng vẻ đẹp hiện đại tối giản. Các họa tiết được chạm trổ vô cùng tinh xảo lạ mắt.
Thay vì cố gắng tạo ra những hoạ tiết cầu kì, các kiến trúc sư thời kì này thường tập trung vào hình thức và độ phẳng để tạo nét đặc trưng riêng cho những công trình kiến trúc của mình.
3.5 Hệ mái vòm cổ điển
Mái nhà tân cổ điển là một trong những điểm độc đáo đáng chú ý, thông thường các mẫu nhà này đều sử dụng loại mái vòm hoặc mái Mansard.
Loại mái này được sử dụng phổ biến cho các công trình nhà thờ Châu Âu, biệt thự lâu đài kiểu Pháp, biệt thự cổ điển Châu Âu.
Mái nhà không chỉ mang nét đẹp đặc trưng của kiến trúc cổ mà còn mang hơi thở của hiện đại hoà quyện trong đó để tạo nên vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ.
4.6 Sử dụng các thức cột đặc trưng
Ảnh hưởng trực tiếp từ kiến trúc cổ điển với đặc trưng là những cột trụ cao chót vót được cách điệu. Thức cột là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột, là cách người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm đến cái đẹp lý tưởng.
Có ba loại thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp: Cột Doric, cột Ionic và cột Corinth mỗi loại lại có kiểu dáng, hình thức và đặc trưng riêng mang đến vẻ đẹp mới, sang trọng.
Cột Doric
Doric là thức cột xuất hiện đầu tiên và lâu đời nhất, được tạo ra đầu tiên vào khoảng thế kỷ 5 trước công nguyên và được sử dụng đầu tiên ở đền Parthenon và đền Propylaea ở Hy Lạp. Người ta cho rằng thức cột này xuất phát từ kết cấu gỗ và vật liệu đá.
Thức cột Ionic
Ra đời sau thức cột Doric khoảng 1 thế kỷ tại Ionia - một vùng thuộc địa của Hy Lạp, thức cột Ionic mang vẻ đẹp mềm mại, nữ tính trái ngược với vẻ đẹp mạnh mẽ, khỏe khoắn của thức cột Doric trước đó.
Thức cột Ionic đặt trên phần đế và có phần bệ đỡ cột nằm giữa thân cột và đế cột. Đầu cột gồm hai vòng cuốn xoắn ốc trang trí gờ chỉ, họa tiết khắc chìm.
Thức cột Corinth
Một trong 3 thức cột cơ bản của kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại không thể nào không nhắc đến thức cột Corinth. Có hai loại chính: Corinth La Mã và Corinth Phục Hưng.
Cột có đường nét mảnh mai, đầu cột nhiều chi tiết hoa mỹ, ưu điểm là đối xứng nhiều chiều và có thể cảm nhận được trong không gian.
Sau này, người La Mã cổ đại tiếp tục kế thừa những thiết kế thức cột này và đồng thời sáng tạo thêm hai loại thức cột mới là Toscan và Composite. Có thể khẳng định rằng giá trị của những thức cột này luôn bền vững với thời gian.
4.7 Màu sắc sử dụng trong kiến trúc tân cổ điển
Kiến trúc tân cổ điển sử dụng màu sắc trung tính
Màu sắc trong kiến trúc tân cổ điển thường là các gam màu trung tính với cảm giác sang trọng, thời thượng và tinh tế. Màu sắc được ứng dụng nhiều như màu trắng, màu xám nhẹ, màu xanh… giúp cho những họa tiết nhẹ của phong cách tân cổ điển được “khoe” rõ nét hơn.
4.8 Vật liệu sang trọng, cao cấp
Kiến trúc tân cổ điển thường sử dụng những dòng vật liệu cao cấp, sang trọng để tạo nên sự sang trọng cho công trình. Bên cạnh đó còn thường xuyên kết hợp các vật liệu truyền thống với vật liệu hiện đại mới để mang đến nét đẹp hoàn mỹ, trường tồn và sang trọng cho không gian.
Những vật liệu thường được sử dụng trong thiết kế kiến trúc tân cổ điển là phào chỉ tường tân cổ điển, gỗ cứng, các loại đá, da. Đây là những vật liệu có thể vừa đảm bảo sự bền vững, vừa thể hiện được sự cao cấp, quý phái cho ngôi nhà. Thiết kế tân cổ điển rất chú trọng vào những mảng tường lớn, vì vậy phào chỉ tường xu hướng tân cổ điển là những dải vật liệu giúp phân chia và trang trí cho bức tường trở nên ấn tượng và thẩm mỹ hơn.
Kiến trúc tân cố điển có được sự đơn giản về hình thức nhưng lại vô cùng tỉ mỉ và cầu kì về sự sắp đặt cũng như bố trí các chi tiết. Thu hút được mọi ánh nhìn, bởi lẽ tỉ lệ vàng trong kiến trúc tân cổ điển rất dễ làm con người ta bị mê hoặc, tò mò về nó. Bên cạnh đó còn là nét sang trọng, đẳng cấp mà không gian nó tạo ra. Tất cả những yếu tố trên đã giữ cho phong cách kiến trúc lâu đời này vẫn đang hòa mình vào trong hơi thở của thời đại, vẫn tồn tại và phát triển không ngừng. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức, hiểu biết về phong cách kiến trúc tuyệt vời này.
Hoài Sa