Chuẩn bị thật kỹ các thứ cần thiết giúp bạn bình tĩnh, tự tin và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn.
Bạn đang được mời để phỏng vấn xin việc, bạn đang rất lo lắng làm sao để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin việc. Đầu tư thời gian và công sức chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn không bao giờ là thừa bởi sự chuẩn bị là bước khởi đầu quan trọng nhất cho mọi sự thành công. Hôm nay Working.vn sẽ chỉ bạn những chuẩn bị cần thiết cho buổi phỏng vấn xin việc thành công nhé !
1. Chuẩn bị khâu tìm hiểu về công ty
Trước khi quyết định tham gia ứng tuyển hoặc phỏng vấn xin việc tại một công ty, bạn cần phải là một người tìm việc thông minh. Bạn nên tìm hiểu kỹ về công ty trước khi tham gia buổi phỏng vấn xin việc. Đây là một phần khá quan trọng sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu bạn hiểu rỏ về công ty, bạn sẽ phần nào tăng thêm sự tự tin của mình khi tham gia phỏng vấn xin việc.
2. Chuẩn bị trang phục nghiêm túc
Một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc quan trọng và cơ bản nhất chính là vấn đề trang phục. Mặc trang phục nghiêm túc, chỉnh chu chứng tỏ bạn hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp và tôn trọng nhà tuyển dụng. Vì vậy trước khi đi phỏng vấn xin việc bạn hãy dành thời gian lựa chọn cho mình một trang phục thật phù hợp tránh những trang phục lòe loẹt.
- Nếu bạn ăn mặc tươm tất, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn. Để mọi thứ thuận lợi, tránh hoảng loạn vào phút cuối, tốt nhất bạn nên chuẩn bị trước trang phục vào đêm trước đó.
3. Sự chuẩn bị tốt về tinh thần
Mọi sự chuẩn bị đã xong – hãy chắc chắn rằng bạn luôn tỏ ra là một ứng viên tự tin và chuyên nghiệp nhất, cả trong cách ứng xử, chào hỏi; trả lời câu hỏi phỏng vấn và tương tác qua các cử chỉ, hành vi bằng mắt, gương mặt, nụ cười, tay, dáng ngồi… Một sự thoải mái nhưng nghiêm túc và điềm tĩnh; tự tin nhưng chăm chú và tập trung sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều có ấn tượng tốt với các ứng viên tự tin vì thế việc chuẩn bị tinh tốt sẽ giúp bạn không thấy vấp váp hay căng thẳng trong buổi phỏng vấn.
4. Điện thoại để chế độ rung hoặc tắt
Cần kiểm tra điện thoại của mình trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn. Nếu không có gì quan trọng, bạn nên tắt hoặc để chế độ rung cho máy. Tiếng chuông điện thoại vang lên rất dễ làm ngắt quãng buổi phỏng vấn.
Hãy nói tạm biệt với công việc tương lai khi nghe điện thoại trong lúc phỏng vấn. Không thực sự muốn làm việc, bất lịch sự là những điều nhà tuyển dụng sẽ nghĩ về bạn qua hành động đó.
5. Chuẩn bị sẵn sàng với những câu trả lời trong phỏng vấn
Có một số câu hỏi mà hầu hết các nhà tuyển dụng điều dùng để hỏi các ứng viên của họ. Ví dụ như: Tại sao bạn chọn công việc này, mục tiêu nghề nghiệp của bạn; bạn có khả năng làm tốt công việc này không, …Bạn hãy chuẩn bị câu trả lời cho ít nhất từ 3 – 5 câu hỏi dạng này. Điều này sẽ giúp bạn ít bị động hơn khi đối mặt với nhà tuyển dụng.
6. Chuẩn bị những câu hỏi với nhà tuyển dụng
Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn xin việc bằng những câu hỏi của mình; nhà tuyển dụng thường sẽ dành cơ hội cho ứng viên hỏi bất kỳ câu hỏi nào họ muốn. Đây chính là lúc bạn để bạn có cơ hội “tỏa sáng” với nhà tuyển dụng; cho thấy sự khác biệt giữa mình với các ứng viên khác. Hãy đặt những câu hỏi thể hiện sự quan tâm của mình đối với công việc này; những câu hỏi thể hiện được các khả năng đặc biệt mà bạn có.
Nếu đây là buổi phỏng vấn xin việc đầu tiên, bạn cần tránh những câu hỏi về lương, thưởng, số lượng ngày nghỉ, chế độ bảo hiểm, … Vì những câu hỏi sẽ dễ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn quan tâm về lương; về bổng lộc tại công ty họ hơn là quan tâm đến công việc này; chúng chỉ nên được hỏi sau khi mọi chuyện đã kết thúc; – tức là lúc bạn đã chắc chắn mình là người được chọn
7. Phân tích việc làm bạn sẽ đảm nhận
Một phần quan trọng của việc chuẩn bị phỏng vấn xin việc là dành thời gian để phân tích công việc hay mô tả công việc mà bạn đang ứng tuyển. Phân tích những gì công ty tuyển dụng đang tìm kiếm trong một ứng cử viên.
Hãy liệt kê các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, phẩm chất chuyên nghiệp và kỹ năng cá nhân cần thiết mà nhà tuyển dụng yêu cầu.
Hãy chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết để khi bước vào buổi phỏng vấn xin việc luôn tự tin trong mắt những nhà tuyển dụng tài ba. Chúc các bạn sẽ luôn thành công.
Thế Việt