Banner TOP 1

Nên Làm Gì Khi Sếp Quản Lý Kiếm Chuyện Để Mình Bỏ Việc

khám phá công ty "thiết kế nội thất tuyệt đẹp "phong cách decor tuyệt vời
cung cấp bạc đạn giá rẻ nhất việt nam
Mới nhất

Ở môi trường công sở việc chẳng may gặp một người sếp, người quản lý trịch thượng, hay thị uy, lộng quyền thích kiếm chuyện để đuổi việc nhân viên mình ghét thì đúng là một áp lực nặng nề nhất khiến nhân viên văn phòng rơi vào những tình huống uất ức, môi trường công sở trở nên tồi tệ và chán chường trong mắt họ.

Nên Làm Gì Khi Sếp Quản Lý Kiếm Chuyện Để Mình Bỏ Việc

Nên Làm Gì Khi Sếp Quản Lý Kiếm Chuyện Để Mình Bỏ Việc

Môi trường làm việc của nhân viên văn phòng giống như một xã hội thu nhỏ với nhiều nét cá tính và lập trường khác nhau từ sếp quản lý đến các nhân viên ở mỗi phòng ban. Tuy nhiên, gặp phải một người sếp quản lý thích kiếm chuyện để đuổi việc mình chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vô cùng chán nản. Vậy nếu là bạn bạn sẽ làm gì ? Cùng | Working.vn đi sâu thảo luận và tìm ra hướng đi phù hợp nhất để trả lời câu hỏi này nhé !

1. Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị sếp quản lý kiếm chuyện để đuổi việc

1.1 Bạn bị sếp đối xử phân biệt so với những người khác

Ở chốn văn phòng việc được đối xử không công bằng không mấy xa lạ gì ? Nhưng nếu một người sếp lại tìm cách phân biệt đối xử bạn so với những thành viên khác. Bạn có thể bị giao nhiều việc hơn và thậm chí nằm ngoài vai trò của mình. Cùng hoàn thành tốt trong một dự án nhưng bạn là người duy nhất không được khen ngợi. Hay thậm chí sếp mời tất cả mọi người đi ăn trưa nhưng lại loại trừ bạn ra, cô lập bạn thì đây là dấu hiệu cho thấy sếp của bạn đang cố ý kiếm chuyện để bạn nản lòng và rời đi.

1.2 Sếp khắt khe với những lỗi của bạn

 

VYn-phong-2Sếp khắt khe để kiếm chuyện để nhân viên chán nản

 

Khi Sếp tỏ ra rất khó khăn, hay soi mói thậm chí vạch lá tìm sâu để chỉ chích lỗi sai khi bạn trình báo cáo kết quả công việc hay những quyết định của bạn liên tục bị xem xét, đánh giá. Đây cũng chính là một trong những áp lực đến từ cấp trên khiến nhiều người tự nộp đơn xin thôi việc trước khi có quyết định chính thức từ công ty.

1.3 Sếp cố làm xấu hình ảnh của bạn trước mọi người

Trong công việc, đương nhiên bạn sẽ mắc phải những sai lầm trong cả công việc lẫn cách đối đãi với đồng nghiệp xung quanh. Nếu sếp cứ bới móc những chuyện đó và tìm cách kể cho các thành viên khác nhằm chọc quê bạn, thì rất có thể bạn đang bị sếp đang kiếm chuyện đấy ! bạn nên cần cẩn trọng nhé !

1.4 Sếp xem bạn như một nhân tố gây khó chịu chứ không còn là một tài sản của công ty

Việc bạn có một mối quan hệ đầy xung đột với sếp quản lý được xem là một cảnh báo hàng đầu cho biết bạn đang có nguy cơ mất việc.

Nếu bạn và sếp giống như nước với lửa, thì vị trí của bạn không hề an toàn. Cho dù bạn giỏi đến đâu, bạn kiếm được bao nhiêu tiền cho công ty… nếu bạn là một cái gai trong mắt sếp, sếp sẽ tìm cách loại bạn một cách sớm nhất có thể

1.5 Sếp cố ý không lắng nghe, phớt lờ và không công nhận đóng góp của bạn

 

VYn-phong-1Sếp kiếm chuyện cố ý không công nhận đống góp của bạn 

 

Trong một cuộc họp, những ý kiến của bạn đưa ra đều bị bác bỏ mà không hề có lý do chính đáng. Nếu ý kiến đó được đề xuất bởi một thành viên khác mà sếp lại đồng ý ngay thì rất có thể bạn đang bị sếp cố ý kiếm chuyện, trên thực tế một khi ý kiến và nguyện vọng của bạn bị bỏ qua, bạn sẽ cảm thấy mình không được xem trọng và từ đó tự quay sang trách ngược bản thân. Đây là một vòng chu kỳ luẩn quẩn khiến bạn cảm thấy tệ hơn trong công việc. Dần dà, bạn sẽ vì thế mà chán nản muốn thôi việc.

1.6 Sếp và đồng nghiệp tỏ ra lạnh lùng với bạn

Khi đã tính tới chuyện cho bạn nghỉ việc, sếp sẽ chuyển sang thái độ lạnh lùng và khó gần với bạn. Cụ thể hơn, sếp sẽ thôi cười và ngưng nói chuyện với bạn. Cùng với đó, đồng nghiệp khi biết bạn sắp bị sa thải cũng thận trọng hơn trong mối quan hệ với bạn. Họ sẽ không còn tỏ ra thân thiện, cười nói, mời bạn đi ăn, đi chơi cùng như trước nữa.

2. Cách nhân viên văn phòng ứng phó với kiểu sếp quan lý thích kiếm chuyện để đuổi việc 

2.1 Xem lại bản thân

Ở chốn văn phòng, một khi bạn cảm thấy sếp quản lý của mình có những dấu hiệu xét nét, gây khó dễ cho bạn thì hãy tìm hiểu xem, những đồng nghiệp xung quanh bạn có gặp trường hợp tương tự hay không ? Hay chỉ có mình bạn rơi vào tầm ngắm của sếp ? Nếu mọi người đều bị đối xử như bạn thì nguyên nhân có lẽ xuất phát từ cấp trên.

Còn khi đồng nghiệp vẫn có mối quan hệ tốt đẹp với sếp thì trước tiên, bạn cần nhìn nhận lại bản thân mình. Bởi người ta vẫn thường nói “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Hãy nhìn lại thái độ và cách cư xử của bạn với sếp. Liệu có phải, trong quá trình tiếp xúc với cấp trên, bạn đã thể hiện những cảm xúc không tốt làm cho sếp mất thiện cảm với bạn hay không ? Nếu thực sự là vậy, cách tốt nhất bạn nên làm để phá vỡ bầu không khí không vui giữa hai người là trò chuyện với sếp, thẳng thắn nhìn nhận lại sai sót của bạn thân và chia sẻ suy nghĩ của bạn để cấp trên có thể hiểu bạn hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể xin lời khuyên từ đồng nghiệp để hoàn thiện bản thân hơn.

2.2 Tự mình cố gắng

 

H15-minHãy luôn cố gắng định mình trong công việc 

 

Tự mình cố gắng đảm đang mọi nhiệm vụ, hoàn thành tốt trách nhiệm, nghĩa vụ mọi công việc thì nếu sếp có muốn cố tình chèn ép hay kiếm chuyện cũng không thể làm khó được bạn. Hay nói cách khác, nếu muốn tồn tại trong môi trường văn phòng mình ao ước, muốn thành công trong sự nghiệp thì chỉ có tự mình cố gắng, bạn mới có thể đứng vững trong một môi trường việc làm như vậy.

2.3 Mạnh dạn trao đổi trực tiếp với sếp

Điều này chưa bao giờ là dễ khi phải trực tiếp giải quyết những bất đồng với người khác, đặc biệt đó lại là sếp của bạn. Tuy nhiên, đây là một bước quan trọng trong việc giải quyết vấn đề bị sếp ghét.

Có một số cách bạn có thể cho họ biết hành động của họ đang khiến bạn cảm thấy thế nào. Đầu tiên là qua email. Nếu có một sự cố nào đó đã xảy ra khiến cả hai xa cách, hãy gửi cho họ một tin nhắn ngắn gọn, cô đọng giải thích điều gì đã xảy ra và cảm giác của bạn.

Hãy diễn đạt lại cảm xúc của mình nhưng đừng vội vàng kết tội sếp đang bắt nạt bạn. Thay vào đó, hãy cư xử khéo léo bằng cách coi mọi chuyện chỉ là sự vô tình. Chẳng hạn như: “Em chắc rằng anh/chị không cố ý, nhưng…”.

2.4 Nếu không có kết quả, hãy cân nhắc nghỉ việc

Nếu sau tất cả mọi nỗ lực, tình hình vẫn không trở nên khả quan, đã đến lúc bạn cần cân nhắc việc gắn bó lâu dài với công việc đó. Bởi một môi trường làm việc luôn tồn tại vấn đề bắt nạt, sếp với quản lý không có tiếng nói chung với bạn thì đây thực sự không phải là một nơi phù hợp để phát triển nghề nghiệp hay tạo dựng các mối quan hệ.

Bạn có thể bắt đầu tìm kiếm những cơ hội tốt hơn với một môi trường làm việc phù hợp hơn để cảm thấy thoải mái nhất, không ảnh hưởng đến năng suất và hiệu qủa làm việc của bạn.

Nếu chẳng may rơi vào tình huống trên, hãy bình tĩnh quan sát và tìm hiểu nguyên nhân. Đừng ngần ngại trao đổi thẳng thắng với sếp về cách suy nghĩ và những vấn đề bạn đang gặp phải. Nếu tình hình mãi vẫn không cải thiện khiến bạn gặp nhiều khó khăn, hãy thử suy nghĩ đến phương án tìm một công việc mới nhé. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp nhân viên văn phòng có thêm nhiều kỹ năng để xử lý mọi tình huống, và có thêm nhiều kinh nghiệm để vững vàng và tụe tin hơn trong sự nghiệp của mình.

Hoài Sa

khám phá công ty thiết kế nội thất tuyệt đẹp phong cách decor tuyệt vời
BẠC ĐẠN CHÍNH HÃNG GIÁ RẺ NHẤT THỊ TRƯỜNG
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
Xem nhiều
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
nội thất đỉnh nhất việt nam
nội thất đỉnh nhất việt nam

Tin tiêu điểm

mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
  • Email
    Hỗ trợ
    Kiến nghị nhanh
    Hỗ trợ
    Đăng review Sản phẩm
Hotline: 
Mrs. Duyên
Phản hồi - Khiếu lại
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Mrs. Duyên
(Phản hồi - Góp ý)
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Nếu cần Phản hồi hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.

Exec time: 0.703799 s