Banner TOP 1

Kỹ năng xử lý tình huống khi ứng viên từ chối lời mời làm việc

khám phá công ty "thiết kế nội thất tuyệt đẹp "phong cách decor tuyệt vời
cung cấp bạc đạn giá rẻ nhất việt nam
Mới nhất

Để hạn chế ứng viên từ chối lời mời làm việc vào phút cuối thì các nhà tuyển dụng đầu tiên cần đưa ra mức lương và đãi ngộ hợp lý, tiếp theo thì nhà quản lý tuyển dụng nên cho ứng viên thấy về một tương lai rộng mở của vị trí tuyển dụng. Trong thời gian chờ ứng viên nhận việc, bộ phận tuyển dụng cũng nên chủ động thường xuyên kết nối trao đổi và chịu khó giải đáp thêm các thắc mắc về công việc và văn hóa công ty sẽ giúp hạ thấp nhất khả năng ứng viên hủy trước ngày đi làm.

Kỹ năng xử lý tình huống khi ứng viên từ chối lời mời làm việc

Kỹ năng xử lý tình huống khi ứng viên từ chối lời mời làm việc

Ở vai trò của một nhà tuyển dụng không có gì thất vọng và khó chịu hơn việc một ứng viên từ chối lời mời làm việc của bạn. Khi bạn đã dành nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu họ. Bạn rất hào hứng với ứng viên này vì họ đã thể hiện thật xuất sắc. Bạn cho rằng mình đã thực hiện các bước cần thiết để thu hút được sự quan tâm và cam kết của ứng viên, Bạn nghĩ rằng mọi chuyện đã xong xuôi nhưng trái với suy nghĩ đó ứng viên lại từ chối lời mời làm việc của bạn đẩy bạn vào một thế rất khó xử. Vậy một nhà tuyển dụng thông minh sẽ xử lý tình huống này như thế nào ? Hãy cùng Working.vn tham khảo ’’Kỹ năng xử lý tình huống khi ứng viên từ chối lời mời làm việc’’ dưới đây nhé.

1. Trước tiên nhà tuyển dụng nên giữ thái độ lịch sự và tích cực

Điều này đặc biệt quan trọng vì bạn không nên phá vỡ mối quan hệ với ứng viên. Có thể họ không thành công trong công việc mà họ đã quyết định theo đuổi và sẽ quay lại tìm cơ hội với công ty của bạn.

Mặt khác, trong thị trường việc làm hiện tại, việc tạo ra một trải nghiệm ứng tuyển tích cực cho ứng viên là điều hết sức cần thiết. Nhiều người không ngại chia sẻ quan điểm của họ trên các phương tiện truyền thông, vì vậy nếu một ứng viên từ chối thư mời làm việc của bạn, hãy luôn đảm bảo rằng bạn luôn cư xử chuyên nghiệp.

2. Nhà tuyển dụng nên chủ động liên hệ trực tiếp với ứng viên để biết lý do

Lúc này, bạn cần phải biết lý do vì sao ứng viên hủy không đến nhận việc nữa. Hãy hỏi ứng viên về nguyên nhân một cách khéo léo, bình tĩnh và thông cảm để có được kết quả tốt nhất mà không làm mất hình ảnh công ty.

 

H31-minLiên hệ ứng viên
 

Nếu lý do chính đáng, thích hợp như thời gian, các nội dung công việc… thì bạn nên sẵn sàng chia sẻ và có cách thỏa thuận lại với ứng viên. Có thể bạn vẫn thương lượng và thuyết phục được ứng viên tiếp tục nhận việc và đi làm theo mốc thời gian sớm nhất bạn đưa ra.

Đối với các lý do "bỏ của chạy lấy người" hoặc tỏ thái độ không rõ ràng thì lưu ý ứng viên này, lưu trữ và đánh dấu CV của ứng viên trong hệ thống tuyển dụng của công ty để tránh họ trong tương lai.

Nếu lý do đến từ bản thân công ty và ứng viên suy nghĩ lại không phù hợp với điều kiện của họ thì bạn cũng cần ghi lại đánh giá của ứng viên. Chúng sẽ giúp ích cho việc tham vấn và xây dựng quy trình tuyển dụng cho các đợt tuyển dụng sau.

3. Nhà tuyển dụng cần kiểm tra lại thông tin về buổi phỏng vấn ứng viên

Nếu ứng viên đưa ra nguyên nhân bỏ việc là do thiếu niềm tin về công việc và công ty, hoặc thấy không phù hợp thì bạn cần xem lại căn nguyên. Tiếp tục đi tìm câu trả lời cho việc ứng viên bỏ việc ngay sau khi đã nhận lời mời làm việc là việc bạn tìm lại những gì đã diễn ra trong buổi phỏng vấn.

Hãy xem lại các câu hỏi, thắc mắc của ứng viên và phân tích chỗ chưa thỏa đáng. Vấn đề mấu chốt có thể nằm ở quy trình phỏng vấn, thái độ của nhà tuyển dụng, thông tin khác,…Việc tìm lại thông tin phỏng vấn giúp bạn thấy được nguyên do để thuyết phục ứng viên tiềm năng nhận việc với thỏa thuận thích hợp hơn hoặc rút kinh nghiệm cho việc tuyển dụng trong tương lai.

Nếu ứng viên từ chối thư mời làm việc của bạn vì họ không hài lòng với mức lương và các phúc lợi đề nghị, bạn có thể xem xét lại. Hỏi họ những gì khác bạn có thể cung cấp để họ chấp nhận công việc. Điều này không có nghĩa là bạn nhất thiết phải đáp ứng yêu cầu của họ mà có nghĩa là họ có nhiều khả năng thành thật với bạn hơn.

Khi đã có ý tưởng về mong muốn của ứng viên, hãy quay lại và xem xét ưu đãi mà bạn đã cung cấp. Bạn có sẵn sàng trả một mức lương cao hơn, hoặc điều chỉnh một chút gói phúc lợi ? Tất nhiên, điều này phụ thuộc vào ngân sách của bạn, ứng viên và sự lựa chọn bạn có trên thị trường.

Trong một số trường hợp, nếu mức lương thấp hơn những gì ứng viên mong đợi, bạn có thể khiến họ thay đổi quyết định bằng một số ưu đãi khác như có được số ngày nghỉ nhiều hơn hoặc cơ hội làm việc tại nhà vài ngày một tuần.

Một điều cần lưu ý ở đây là bạn không nên tỏ ra tuyệt vọng và đừng cố ép ứng viên chấp nhận công việc. Điều này có thể phản tác dụng và sau khi nhận việc, họ có thể rời đi sớm hơn dự đoán.

4. Nhà tuyển dụng nên kiểm tra thương hiệu tuyển dụng của bạn 

 

H17-minThương hiệu tuyển dụng

 

Một yếu tố khác cần xem xét khi ứng viên từ chối thư mời làm việc là thương hiệu tuyển dụng của bạn. Điều này đặc biệt đúng nếu họ đề cập đến các đánh giá tiêu cực mà họ đã đọc được trên mạng.

Mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Mặc dù nó giúp thể hiện những yếu tố tích cực khi làm việc cho công ty của bạn, nhưng nó cũng là nơi để những nhân viên bất mãn đưa ra các quan điểm tiêu cực.

Vì lý do này, bạn nên luôn kiểm tra thương hiệu tuyển dụng của mình. Hãy để mọi người nhìn vào công ty và khao khát được trở thành một thành viên trong đó.

5. Cân nhắc đến ứng viên tiềm năng khác trong đợt phỏng vấn vừa rồi

Trường hợp bạn không thể thuyết phục ứng viên tiếp tục đến nhận việc thì hãy tính cách khác ngay. Nếu không đủ thời gian để mở một đợt tuyển dụng mới, hãy cân nhắc đến các ứng viên tiềm năng khác trong đợt phỏng vấn vừa rồi và xử lý nhanh để kịp tiến độ.

Hãy thử liên hệ để xem họ có muốn làm việc với bên bạn nữa không và đưa ra một cái hẹn gần nhất. Lưu ý là những người được gọi phải thực sự có khả năng và phù hợp với vị trí công việc.

Giải pháp này có thể áp dụng nếu đây là những trường hợp công ty cần gấp và vị trí này không nên bị gián đoạn. Nhưng, bạn cũng không nên “bí quá hóa liều” mà chọn đại một người có thể đi làm vào lúc bạn gọi nhé.

Kết: Trong thị trường cạnh tranh cao như ngày nay, ngay cả khi ứng viên đã chấp nhận lời đề nghị của công ty bạn thì họ cũng có thể chuyển hướng sang một lời đề nghị khác hấp dẫn hơn. Nên lưu ý rằng, ngay cả khi nhân viên đó đang làm việc tại tổ chức của bạn thì họ cũng có thể được tổ chức khác để ý và mời gọi trong trường hợp họ quá xuất sắc.

Một chương trình định hướng phát triển hay đào tạo nhân viên mới rõ ràng được đặt ra ngay khi ứng viên chấp nhận lời đề nghị của công ty bạn cũng là một việc rất quan trọng. Một khi ứng viên đã chấp nhận lời đề nghị của công ty bạn, hãy cố gắng thường xuyên liên lạc cho đến ngày làm việc đầu tiên của họ. Điều này cho thấy tổ chức của bạn là một tổ chức làm việc chuyên nghiệp, ứng viên cũng sẽ cảm thấy bản thân mình được quan tâm và có giá trị, từ đó sẽ tránh được việc ứng viên bắt đầu xem xét đến các lựa chọn khác.

Tóm lại, để hạn chế ứng viên từ chối lời mời làm việc vào phút cuối thì các nhà tuyển dụng đầu tiên cần đưa ra mức lương và đãi ngộ hợp lý, tiếp theo thì nhà quản lý tuyển dụng nên cho ứng viên thấy về một tương lai rộng mở của vị trí tuyển dụng. Trong thời gian chờ ứng viên nhận việc, bộ phận tuyển dụng cũng nên chủ động thường xuyên kết nối trao đổi và chịu khó giải đáp thêm các thắc mắc về công việc và văn hóa công ty sẽ giúp hạ thấp nhất khả năng ứng viên hủy lời mời làm việc trước ngày đi làm.

Trước ngày nhận việc vài hôm bạn hãy nhắn tin cho ứng viên nhắc nhở về thời gian đến nhận việc và nếu có bất kỳ vấn đề gì thì bạn sẵn sàng phối hợp, rất mong được biết và chia sẻ. Và chính sự sát sao, cẩn thận của nhà tuyển dụng đối với nhân viên mới cũng sẽ giúp họ hòa nhập với công ty nhanh hơn.

Chúng tôi tin rằng dù gặp phải hoàn cảnh nào thì các nhà tuyển dụng của chúng ta sẽ luôn bình tĩnh, sáng suốt để đưa ra những cách xử lý tình huống phù hợp và thuận hòa nhất. Chúc các bạn sẽ luôn là những nhà tuyển dụng tài ba.

Ngọc Quyên

khám phá công ty thiết kế nội thất tuyệt đẹp phong cách decor tuyệt vời
BẠC ĐẠN CHÍNH HÃNG GIÁ RẺ NHẤT THỊ TRƯỜNG
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
Xem nhiều
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
nội thất đỉnh nhất việt nam
nội thất đỉnh nhất việt nam

Tin tiêu điểm

mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
  • Email
    Hỗ trợ
    Kiến nghị nhanh
    Hỗ trợ
    Đăng review Sản phẩm
Hotline: 
Mrs. Duyên
Phản hồi - Khiếu lại
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Mrs. Duyên
(Phản hồi - Góp ý)
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Nếu cần Phản hồi hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.

Exec time: 0.643668 s