Để trở thành một kế toán viên xuất sắc đòi hỏi bạn phải trải qua quá trình rèn luyện gian khổ, nỗ lực hết mình. Hành trang cần thiết cho bạn để đến với nghề kế toán là đức tính trung thực, khách quan, chăm chỉ, cẩn thận và tỉ mỉ. Ngoài ra để đi được trên con đường này bạn cần rèn luyện thêm khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kỹ năng tin học, và kỹ năng ngoại ngữ.
Kế toán là một nghề đòi hỏi sự cẩn thận đến từng chi tiết, cũng như là niềm đam mê các con số và nhạy bén khi ứng dụng thực tế. Vì thế việc rèn luyện tính cẩn thận là khởi đầu thành công nhất trong ngành kế toán. Vậy phải rèn luyện tính cẩn thận trong ngành kế toán như thế nào ? Hãy cùng Working.vn tham khảo qua bài viết dưới đây nhé !
1. Hình dung công việc của một kế toán
Công việc của nghề kế toán yêu cầu tính cẩn thận và kỹ lưỡng, bạn có thể hình dung một ngày làm việc của họ bao gồm các công việc sau đây:
+ Lập các chứng từ về hoạt động kinh tế phát sinh thường ngày tại đơn vị: Hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho…
+ Phân tích tình hình tài chính, ngân sách của công ty, chi phí và doanh thu.
+ Thực hiện ghi và kiểm tra sổ sách kế toán.
+ Quản lý tiền mặt tại đơn vị và các tài khoản ngân hàng.
+ Xử lý các dữ liệu kế toán, lên các báo cáo về tình hình hoạt động của đơn vị để cung cấp thông tin cho nhà quản lý như: Báo cáo tài chính, báo cáo lợi nhuận, báo cáo về chi phí…
+ Tuy nhiên, khối lượng công việc của mỗi kế toán viên phụ thuộc vào từng công ty, từng tổ chức và từng thời điểm khác nhau.
2. Tầm quan trọng của tính cẩn thận trong ngành nghề kế toán
Một nhân viên kế toán cần nắm tình hình của doanh nghiệp bao gồm tài sản và những hoạt động thanh toán lương bổng, mua bán hàng, vay vốn, thế chấp, sản xuất… để giải quyết các vấn đề có liên quan đến tài sản công ty. Nghề kế toán gắn liền với các tài liệu, sổ sách, giấy tờ chứa những con số “biết nói” về tình hình tài chính. Do đó, bạn cần làm việc hết sức tập trung, cẩn thận và đặc biệt yêu thích làm việc với các con số.
Tính cẩn thận là đức tính không thể thiếu đối với một người kế toán. Công việc hàng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều số liệu, chứng từ, các con số nếu không cẩn thận kế toán dễ bị nhầm lẫn, làm sai dẫn đến việc doanh nghiệp bị phạt. Do đó, khi dự định theo nghề kế toán, bạn cần phải rèn luyện tính cẩn thận cho bản thân mình.
Một kế toán nếu luôn cẩn thận sẽ:
+ Không dễ quên đi những chi tiết trên số liệu, cách tính toán trong hóa đơn
+ Tính cẩn thận giúp kế toán luôn phòng tránh được những tình huống xấu nhất có thể xảy ra
+ Có tính cẩn thận người kế toán sẽ luôn biết xem xét các yếu tố của nhiệm vụ trước khi bắt tay vào thực hiện để tăng hiệu quả.
+ Luôn chủ động kiểm tra lại kết quả công việc trước khi bàn giao để đảm bảo tính chính xác và hoàn thiện
+ Luôn có thể phát hiện các lỗi có khả năng xảy ra trong công việc trước khi để lại hậu quả không mong muốn
+ Luôn chú tâm trong quá trình thực hiện công việc tránh để xảy ra sai sót. Không sửa đi sửa lại nhiều lần.
+ Luôn theo dõi quá trình để sửa đổi đảm bảo không để một chút sơ suất nào xảy ra.
3. Những kỹ năng rèn luyện tính cẩn thận trong kế toán
3.1 Nhân viên kế toán phải luôn để ý những chi tiết nhỏ
Là kế toán hằng ngày luôn phải làm việc với những số liệu, những con số vì vậy tính cẩn thận của kế toán đầu tiên là phải chú ý quan sát những chi tiết nhỏ nhất. Vì vậy bạn hãy tập nhìn nhận và xem xét kỹ lưỡng mọi vấn đề một cách chi tiết hơn. Chú ý mọi thứ, quan sát và tập trung để có thể thu thập được những thông tin cần thiết, chắt lọc và thực hiện. Việc quan sát giúp bạn không bỏ sót bất cứ thứ gì và làm việc chính xác hơn.
Thay vì cứ đụng việc là bắt tay vào làm nhanh, làm rồi thì bạn nên nhìn nhận vấn đề một cách bao quát, khái quát hơn để rút ra những cách làm nhanh nhất. Hoặc là thấy được những sai sót có thể xảy ra để hoàn thành một cách chặt chẽ hơn.
3.2 Là kế toán phải làm mọi việc từ từ, chỉn chu
Hãy rèn luyện cho bản thân cách khi làm bất cứ thứ gì hãy chầm chậm lại. Không vội vàng, từng bước một. Không có ai hoàn hảo làm 10 đúng 10 cả cho nên hãy cẩn thận xem đi xem lại vài lần, hãy soát lại tất cả các chi tiết xem chúng đã đầy đủ hay chưa để không gặp phải bất cứ lỗi nào. Sai một lần không sao, nhưng để sai nhiều lần không ai dám giao trọng trách cho bạn đâu.
3.3 Kế toán viên cần tập trung làm từng việc một
Rất nhiều kế toán viên có thói quen làm cùng lúc rất nhiều việc như vừa nấu ăn vừa đánh máy. Vừa làm việc vừa nghe nhạc. Hoặc vừa làm vừa chơi… Tính cẩn thận cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc tâm trí tập trung vào một việc.
Việc xao nhãng và không để tâm cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bất cẩn, không cẩn thận làm việc. Do vậy, cách để rèn tính cẩn thận là tập thói quen gạt hết mọi thứ, quyết tâm làm cho xong không để thứ khác xen vào làm mất tập trung.
3.4 Kế toán hãy học cách ghi chép vấn đề
Hãy tập ghi chép mọi việc vào một cuốn sổ cầm tay nhỏ. Một trong những cách để rèn luyện tính cẩn thận cho nhân viên kế toán là học cách ghi chép. Nhất là các vấn đề bạn hay quên, việc dù nhỏ hay lớn bạn cần phải ghi chép lại một cách cẩn thận để không bị quên thực hiện.
Cần đề ra một bản kế hoạch chỉn chu cho những việc cần làm trong ngày và từ từ thực hiện nó. Đây được coi là nguyên tắc số một của tính cẩn thận.
Việc ghi chép thường xuyên như vậy sẽ tạo cho bạn những thói quen cẩn thận trong công việc. Mỗi ngày ghi chép và thường xuyên xem lại sẽ giúp cho bạn không bỏ sót bất cứ công việc nào và đạt hiệu quả cao trong công việc.
3.5 Nhân viên kế toán hãy tập lập kế hoạch trong công việc
Những kế toán chuyên nghiệp luôn có kế hoạch rõ ràng trước khi bắt tay vào một công việc cụ thể. Việc nào làm trước, việc nào làm sau luôn được liệt kê rõ ràng trong sổ tay công việc hàng tuần, hàng tháng của những người làm việc một cách chuyên nghiệp. Sẽ không có tình trạng công việc chồng chất, chồng chéo lên nhau như những người không biết cách sắp xếp công việc khoa học và làm việc thiếu hẳn tính chuyên nghiệp, bên cạnh đó bạn cần lập các kế hoạch về chi tiêu, tài chính, thuế để giảm bớt các rủi ro không cần thiết cho doanh nghiệp.
3.6 Là kế toán nên ngăn nắp, gọn gàng
Một bàn làm việc lộn xộn là dấu hiệu của một tư tưởng vô tổ chức. Bạn sẽ khó mà tập trung làm tốt công việc với khuôn viên làm việc lộn xộn, bừa bãi như thế.
Các chứng từ kế toán cần được lưu giữ hết sức cẩn thận, khoa học. Người chuyên nghiệp không bao giờ để bàn làm việc bừa bộn và sẽ không quên sắp xếp các hệ thống tài liệu email, giấy tờ, công văn, chứng từ sau mỗi buổi làm việc một cách hợp lý và khoa học để tiết kiệm thời gian và công sức tra cứu.
3.7 Tư duy phân tích trong kế toán
Kỹ năng tư duy phân tích cho phép bạn tập hợp và phân tích thông tin một cách hiệu quả và nhìn nhận vấn đề trên nhiều phương diện khác nhau. Kỹ năng tư duy sáng tạo, phân tích giúp nhân viên kế toán có thể tập trung tốt hơn và đưa ra quyết định chính xác hơn.
3.8 Rèn luyện tính trách nhiệm trong kế toán
Một nhân viên kế toán làm việc thiếu tính trách nhiệm luôn là những người khá cẩu thả, bừa bãi. Mọi thứ họ làm đều xởi lởi và bừa bộn, không kế hoạch, không quy tắc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chính họ mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh và công việc liên quan.
Hãy tập suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi làm, dự đoán sự cố và sai sót để hoàn thành chỉn chu hơn. Coi mọi thứ mình làm là không chỉ vì người khác mà vì bản thân để cố gắng hoàn thành tốt, hoàn hảo. Coi việc tập thể cũng như của bản thân để nhận thức được tầm quan trọng của mỗi việc.
Cần cẩn trọng và chắc chắn khi làm mọi việc. Rèn luyện được tính trách nhiệm không những chính là rèn luyện được tính cẩn thận. Mà còn rèn luyện được cả cải thiện năng suất và uy tín bản thân cho nghề nghiệp kế toán.
Tính cẩn thận là một đức tính được đánh giá rất cao và coi là vô cùng quan trọng trong sự thành công của người kế toán, nó giúp cho bạn tránh được những sai sót và đạt hiệu quả cao trong nghiệp vụ của ngành kế toán. Vì vậy muốn theo đuổi ngành nghề kế toán chúng tôi luôn hi vọng các bạn sẽ luôn có đủ những kiến thức, cùng những kỹ năng và đặc biệt hơn là luôn rèn luyện tính cẩn thận trong mọi công việc nhé ! Chúc các bạn luôn thành công và thành công cao hơn nữa.
Minh Ngọc