Sinh viên mới ra trường việc chuẩn bị và trang bị những kỹ năng và kinh nghiệm phỏng vấn giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp và ghi điểm sáng trong mắt nhà tuyển dụng.
Sau những năm tháng miệt mài trên băng ghế nhà trường, cuối cùng bạn cũng cầm được tấm bằng tốt nghiệp để bắt đầu một cuộc sống mới.
Áp lực tập lý, thiếu tự tin vào bản thân và thiếu kỹ năng giao tiếp chính là rảo cản lớn nhất của các bạn sinh viên mới ra trường. Nhưng bạn hãy yên tâm, chúng tôi xin được tổng hợp lại tất cả các bí quyết kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường, những gì bạn cần chuẩn bị trước khi tham gia phỏng vấn xin việc giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp và ghi điểm sáng trong mắt nhà tuyển dụng.
1. Làm đẹp hồ sơ trực tuyến
- Bạn có muốn hạ gục nhà tuyển dụng bằng một CV hấp dẫn. Để có được một bản lý lịch thật sự nổi bật trong hàng đống thư xin việc là điều không khó nếu bạn biết cách ! Thông thường thì một vài màu sắc bắt mắt như màu đỏ chẳng hạn thường gây sự chú ý của nhà tuyển dụng nhiều nhất. Bao giờ cũng vậy, màu sắc luôn tạo ra một vài điểm nhấn cho CV của bạn. Nếu muốn ấn tượng hơn nữa bạn có thể sử dụng một số biểu đồ và trình bày theo một hình thức chuẩn, tất cả những điều này sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
- Hãy tạo ra một danh sách các ví dụ về những công việc bạn từng làm từ thời kỳ thực tập, các khóa học kỹ năng hay những dự án riêng. Một bản lý lịch đẹp sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về những giá trị bạn có thể đem lại cho họ. Tuy những việc nhỏ những giúp ích được cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
2. Trau dồi một bộ hồ sơ giấy hoàn chỉnh
- Khi đã có một bộ hồ sơ trực tuyến, bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ giấy (sơ yếu lý lịch, hình thẻ, bằng cấp photo,…). Nếu nhà tuyển dụng gọi bạn phỏng vấn, bạn sẽ có sẵn bộ hồ sơ này để mang theo. Nhà tuyển dụng sẽ thấy được sự chu đáo, nhiệt tình của bạn.
3. Ăn mặc phù hợp và đến đúng giờ
- Hãy ăn mặc trang trọng và lịch sự. Chọn lựa trang phục mà bạn cảm thấy thoải mái và tự tin khi đến nơi phỏng vấn. Kiểm tra từng chiếc khuy áo, dây kéo cho đến từng mảng bám nhỏ trên răng. Hãy đảm bảo bạn hoàn toàn tươm tất cho cuộc phỏng vấn quan trọng này. Đối với nữ giới không nên ăn mặc quá hở hang váy không nên quá ngắn.
- Việc đến đúng giờ khi đi phỏng vấn đóng vai trò rất quan trọng. Một trong những thách thức lớn nhất của người sử dụng lao động là phải đối phó với những nhân viên “có tật” đi trễ. Vì vậy, nếu trong buổi tiếp xúc đầu tiên với “ông chủ” tương lai bạn đã thể hiện cho họ thấy thói quen trễ giờ thì cơ hội được chọn của bạn sẽ thấp đi rất nhiều.
- Bạn nên lập kế hoạch cụ thể: Xác định thời gian đi đến công ty, dự trù những sự cố như kẹt xe, lạc đường… Tốt nhất, bạn nên đến điểm hẹn phỏng vấn trước 15 phút, bạn sẽ có thời gian để “chỉnh đốn” lại trang phục, xem lại giấy tờ cần thiết cũng như tạo cho mình một sự thoải mái cần thiết trước khi bước vào cuộc.
4. Tập trả lời trước các câu hỏi phỏng vấn
Trước những buổi thuyết trình, bạn thường chuẩn bị khá kỹ. Vậy tại sao một buổi phỏng vấn quan trọng bạn lại tiếc thời gian để tập trước. Hãy lên mạng và tìm hiểu trước một số câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn. Sau đó, bạn cẩn thận soạn thảo lại và đứng trước gương để trả lời lại những câu hỏi này. Như vậy, khi đối mặt với nhà tuyển dụng, bạn sẽ không phải ấp úng, ậm ừ hay trả lời bị thiếu ý.
5. Đừng ngần ngại bộc lộ cá tính
Điều quan trọng nhất một ứng viên cần nhớ trong quá trình phóng vấn đó là hãy là chính mình. Cá tính của bạn có thể giúp bạn nổi bật trong hàng loạt ứng viên một màu kia. Khi có quá nhiều người cạnh tranh cho cùng một vị trí với trình độ tương đương, nhà tuyển dụng thường chọn những người họ thấy thú vị khi làm việc cùng hàng ngày.
6. Nghiên cứu kỹ công ty mà bạn muốn làm việc
- Phỏng vấn xin việc là một bước vô cùng quan trọng để có được công việc mà mình mong muốn. Nếu bạn có thể chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được sự hiểu biết sâu sắc về công ty của họ, bạn đã để lại một ấn tượng tốt. Muốn vậy trước khi bước vào cuộc (phỏng vấn) hãy nghiên cứu thật kỹ về công ty này.
- Việc nghiên cứu trước về công ty mình sẽ phỏng vấn vừa cho bạn những kiến thức để có thể tự tin trong buổi phỏng vấn, vừa thể hiện sự quan tâm đặc biệt của bạn đối với công việc này. Không một nhà tuyển dụng nào có thể bỏ qua những ứng viên như bạn. Vì vậy hãy yên tâm rằng mình đã không bỏ phí thời gian để tìm hiểu nghiên cứu công ty này.
7. Hãy đặt một vài câu hỏi độc đáo, thông minh
Trong buổi phỏng vấn, việc đặt những câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng ngoài giúp bạn hiểu thêm về công ty, nó còn tạo ấn tượng tốt về bạn với nhà tuyển dụng. Nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao các ứng viên có những câu hỏi thông minh sau buổi phỏng vấn. Việc đặt những câu hỏi sẽ khiến nhà tuyển dụng tin rằng, bạn thực sự yêu thích công ty và mong muốn làm việc cùng công ty.
8. Chú ý đến “ngôn ngữ cơ thể”
- Ngôn ngữ cơ thể cũng quyết định yếu tố thành bại của bạn trong cuộc phỏng vấn không kém ngôn ngữ lời nói. Chỉ một hành động nhỏ mà bạn vô tình thể hiện cũng có thể minh chứng cho một thái độ tiêu cực đối với nhà tuyển dụng. Liên tục nhìn đồng hồ chứng tỏ bạn không dành nhiều thời gian và chưa toàn tâm toàn ý cho cuộc phỏng vấn, thậm chí xem đây là một công việc nhàm chán.
- Tư thế ngồi không thẳng lưng, vai xệ, ngọ nguậy trên ghế trong khi nói, hai bàn tay thường xuyên làm nhiều hành động thừa thãi, ánh mắt nhìn xuống… chứng tỏ bạn đang rất kém tự tin trong từng lời nói của mình. Cơ thể truyền tải nhiều thông tin cảm xúc hơn bạn nghĩ. Do đó, hãy chú ý đến những cử chỉ tưởng chừng như vô cùng nhỏ nhặt trong lúc trả lời phỏng vấn. Hãy ngồi thẳng lưng và vai, không ngọ nguậy liên tục trên ghế và không nhìn đồng hồ nhiều lần… để tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.
Để thể hiện thái độ tự tin và thẳng thắn, hãy luôn luôn nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng trong lúc phỏng vấn. Khi trao đổi với họ, đừng úp mở hoặc ấp úng mà hãy trình bày vấn đề của mình một cách mạch lạc và rõ ràng hết sức có thể. Càng tự tin và thoải mái thì mọi việc sẽ càng dễ dàng hơn.
9. Đừng nói “Tôi không biết” hoặc “Tôi không làm được”.
Khi gặp một câu hỏi về một vấn đề nào đó mà bạn chưa từng nghe qua, đừng vội trả lời rằng “Tôi không biết” hay “Tôi không làm được” vì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người kém năng lực. Thay vào đó, hãy nói khéo léo hơn: “Tôi chưa tìm hiểu” hoặc “Tôi sẽ tìm hiểu về vấn đề này” để chứng tỏ bạn là người cầu tiến và ham học hỏi. Đây là một trong những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc quan trọng mà nhiều người chưa biết.
Nguyễn Hoàng