Để có thể mang về được những ứng viên phù hợp nhất với công ty. Bất kể ai là người phụ trách việc phỏng vấn trực tiếp ứng viên, thì người phỏng vấn đó cũng cần có các kỹ năng để tuyển dụng hiệu quả.
Bất cứ ngành nghề nào cũng vậy kỹ năng là yếu tố rất quan trọng trong mọi bước đường thành công, Một nhà quản lý nhân sự nếu nắm vững cả nghiệp vụ lẫn kỹ năng phỏng vấn thì họ sẽ dễ dàng chinh phục được những ứng cử viên xuất sắc cho doanh nghiệp, Vậy kỹ năng phỏng vấn của họ cần những gì ? đón đọc tiếp nội dung dưới đây nhé.
1. Hiểu rõ mục đích cuộc phỏng vấn
- Tuyển dụng được người có trình độ và khả năng phù hợp với vị trí đăng tuyển chính là mục tiêu của việc “săn đầu người”. Tuy vậy, người phỏng vấn không nhất thiết phải xem đây là mục đích của những câu hỏi được đặt ra trong cuộc phỏng vấn.
- Một ứng viên có thật sự phù hợp với công ty hay không còn phải đợi quá trình thử việc mới đánh giá được chính xác. Do đó, người tuyển dụng nên hiểu rõ mục đích của mỗi cuộc phỏng vấn là gì để đưa ra câu hỏi.
2. Cân nhắc chiến lược và kế hoạch phỏng vấn.
Những câu hỏi đại loại như “Bạn hình dung bản thân sẽ như thế nào trong vòng 5 năm tới ?” thường không đem lại nhiều thông tin. Người phỏng vấn nên đưa ra câu hỏi ứng viên sẽ hành động như thế nào ở một vị trí công việc cụ thể, tình huống cụ thể để đánh giá đúng đắn.
3. Xây dựng danh sách kỹ năng mong muốn ở ứng viên
- Chỉ khi người phỏng vấn biết chắc họ đang tìm kiếm những kỹ năng nào ở ứng viên thì mới có thể đưa ra được những câu hỏi chính xác và cuộc phỏng vấn sẽ thành công, quá trình tuyển dụng hiệu quả hơn.
- Một số kỹ năng nên cần được xem xét là thích ứng với tập thể, chịu được áp lực, kiên nhẫn, sáng tạo.
4. Lập danh sách các câu hỏi phỏng vấn
- Người phỏng vấn nên chú ý đặt nhiều câu hỏi mở để khuyến khích ứng viên hé lộ những chi tiết liên quan đến tính cách và kinh nghiệm làm việc của họ.
- Từ đó chúng ta sẽ thấy được những động lực cũng như thái độ liên quan đến công việc của họ. Đây là một cách thiết thực để cuộc phỏng vấn tuyển dụng hiệu quả.
5. Kiểm tra lại danh sách các câu hỏi phỏng vấn
Kiểm tra danh sách xem đã có sự kết hợp các câu hỏi quan điểm, câu hỏi niềm tin, câu hỏi kinh nghiệm và câu hỏi hành vi chưa ? Chúng sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về kiến thức chuyên môn và tính cách của các ứng viên.
6. Xem lại hồ sơ ứng viên trước khi phỏng vấn
Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng bằng cách chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn và xem lại thông tin hồ sơ, bạn sẽ cho ứng viên thấy bạn đã dành thời gian để đảm bảo có một cuộc phỏng vấn hiệu quả.
Xem lại hồ sơ ứng viên cũng là một trong những cách để bạn có thể định hình trước và xếp hạng ứng viên dựa trên năng lực được thể hiện trong CV. Dựa trên những thông tin đã có, đối với từng ứng viên bạn sẽ có những câu hỏi nhất định để làm rõ hết những gì còn chưa được thông tin trong hồ sơ xin việc. Quá trình xem lại hồ sơ là bước quan trọng để bạn có thể định hình những câu hỏi đặc thù cho mỗi ứng viên.
7. Nói trước với ứng viên về phương thức phỏng vấn.
Để tuyển dụng hiệu quả, người phỏng vấn sau khi giới thiệu bản thân và công ty, cần nói cho ứng viên biết cấu trúc của cuộc phỏng vấn để ứng viên nắm thông tin. Khi ứng viên thoải mái, tự nhiên và trả lời chi tiết cho các câu hỏi nghĩa là những thông tin đó chuẩn xác và đầy đủ.
8. Chuẩn bị trả lời câu hỏi.
Người phỏng vấn có thể được hỏi về hoạt động kinh doanh của công ty, số lượng nhân viên, kế hoạch công ty trong tương lai, văn hoá công ty hay bất cứ thông tin nào nên cần nắm thông tin cho đầy đủ.
9. Ghi chép.
Người phỏng vấn cần có kỹ năng lắng nghe và ghi nhớ tốt. Việc ghi chép vắn tắt các thông tin chủ yếu của cuộc phỏng vấn, lưu ý tới bất kỳ hành động đặc biệt của ứng viên, nhận xét sơ lược về ứng viên sẽ giúp tuyển dụng hiệu quả. Nó giúp chúng ta so sánh các ứng viên với nhau để đưa ra quyết định tuyển dụng cuối cùng.
Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng là thứ chỉ có thể tốt lên nhờ kinh nghiệm và sự rèn luyện qua thời gian. Điều này đúng với cả ứng viên lẫn người phỏng vấn. Chỉ có kinh nghiệm mới giúp bạn có một hệ thống câu hỏi tốt hơn, một đánh giá sắc sảo và khách quan hơn.
Điều quan trọng nhất trong hành trang nhân sự này thực chất là sự tự rút kinh nghiệm, nghiên cứu và tự hoàn thiện chính mình.
Nguyễn Hoàng