Môi trường làm việc nào cũng vậy đều có người này người nọ, điều chú ý nhất là người lãnh đạo của mình, những người sếp cũng vậy cũng có người rất hòa nhã có những người rất khó tính
Là nhân viên văn phòng mới ai cũng mang trong mình tư duy lo sơ khi đối phó với những người sếp khó tính. Đừng lo hãy tham khảo bài viết sau cùng | Working.vn để làm hành trang cho mình nhé.
Trước khi bạn tìm cách làm việc với họ, hãy chắc chắn rằng người quản lý của bạn là một người sếp khó tính. Bạn có thể dành thời gian để quan sát sếp của bạn trong vài ngày và để ý cách họ giải quyết công việc. Đôi khi, các nhà quản lý không phải là một người thân thiện với nhân viên của mình nhưng họ lại là người luôn đồng hành cùng cấp dưới trong công việc
Bằng một vài mẹo nhỏ, nhân viên văn phòng như bạn có thể còn khiến mình có được thêm nhiều thiện cảm hơn, bao gồm cả người sếp “khó tính”. Hạn chế những cử chỉ mang đến sự tiêu cực tránh xa các cuộc tranh cãi tại công ty, và chú ý việc lựa chọn trang phục nơi công sở. Thật thoải mái khi đưa ra những lời góp ý thẳng thắn, miễn là chúng mang tính xây dựng thực sự và không bao hàm sự chỉ trích tiêu cực và nặng nề.
Bạn không có khả năng thay đổi sếp để phù hợp với mình hơn, không những thế, nếu cảm thấy bạn không thích hợp với công ty, chính cấp trên mới là người có thể sa thải bạn.
Thay vào đó, là một nhân viên văn phòng xuất sắc sẽ hiểu và biết làm gì, bạn sẽ biết tập trung vào việc cố gắng hiểu phong cách làm việc của sếp, xác định những gì họ đánh giá cao ở một nhân viên, hay họ có những yêu cầu gì về chuyên môn…để thay đổi bản thân.
Sở thích và đòi hỏi của cấp trên trong công việc là quan trọng và càng hiểu rõ họ cần gì, bạn sẽ càng làm việc với họ tốt hơn.
Trở thành sếp, họ chắc chắn sẽ có không ít điều khiến bạn phải học hỏi. Thỉnh thoảng hãy đưa ra những câu hỏi đúng lúc để lấy ý kiến phản hồi từ cấp trên.
Hãy nhớ rằng sếp không thể đọc được tâm trí của bạn. Nếu muốn được công nhận vì hiệu suất xuất sắc của bạn, hãy chắc chắn rằng họ biết được bạn đã hoàn thành những gì. Hãy tìm cơ hội thích hợp để thể hiện những gì bạn đã đóng góp cho công ty.
Trong mối quan hệ với sếp, đôi khi sẽ xuất hiện những quan điểm trái chiều và bạn sẽ có lúc có những phản ứng bộc lộ cảm xúc. Đừng vội nóng giận to tiếng hay đe dọa rời đi dù bạn có tài giỏi tới đâu.
Sự bất đồng là tốt nhưng sự bất hòa thì không, vậy nên hãy vượt qua nó. Bạn cần phải chấp nhận thực tế là cấp trên có nhiều quyền lực hơn bạn. Bạn không có khả năng để bắt ông ta phải đi theo quan điểm hay suy nghĩ của mình.
Trong bất kỳ công ty nào, bí mật là điều tối quan trọng. Khi bạn được tham gia một dự án bất kỳ dù to hay nhỏ của công ty, hãy biết giữ miệng. Làm tròn trọng trách của mình, đóng góp công sức của bản thân trên tổng thể toàn bộ dự án.
Nếu phần việc nào không thuộc nhiệm vụ của bạn, không lan man dò hỏi và cũng không tiết lộ nếu có người hỏi thăm về phần công việc của bạn.
Có thể, sếp quan tâm đến việc rời khỏi văn phòng lúc 5 giờ chiều để đón con ở trường, hoặc ông ấy để ý đến việc sử dụng những phong bì thân thiện với môi trường... Dù cho mối quan tâm của sếp là gì, bạn cũng nên chú ý để hiểu sếp hơn, thân cận và có được sự ủng hộ của sếp. Khi đó, bạn có thể tham gia vào những kế hoạch lớn hơn hoặc giữ vị trí cao hơn ở công ty.
Một người quản lý có thể muốn được thông báo công việc bằng tin nhắn. Người khác có thể lại muốn một email chi tiết. Bạn hãy chủ động tìm hiểu thói quen làm việc của sếp để có thể tìm ra một quy trình làm việc mượt mà nhất có thể. Sếp sẽ rất hài lòng với những nhân viên làm đúng ý mình.
9. Đừng bao giờ phản kháng
Đừng bao giờ phàn nàn. Đừng bao giờ than vãn. Mọi người thường không quan tâm đến những vấn đề của người khác, đặc biệt là những người thờ ơ lãnh đạm. Nếu bạn phản kháng, mọi người sẽ tránh liên lụy. Nếu bạn phàn nàn về một việc, mọi người sẽ tránh xa việc đó. Hãy hào hiệp với những lời khen. Mọi người thích được khen và được công nhận – và mọi người thường quý trọng những ai khen họ và công nhận họ. Bạn càng khen người khác – một cách công bằng – bạn càng nhận được những lời khen từ mọi người và phê bình cũng vậy.
Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ là bài viết hữu hiệu giúp nhân viên văn phòng có những cách đối phó với sếp khó tính trong mọi tình huống để luôn có những bước đi thật vững chắc trong môi trường làm việc của mình. Chúc các bạn luôn thành công.
Nguyễn Hoàng