Chuyên viên tuyển dụng chính là cầu nối giữa các ứng viên với công ty, tìm kiếm và lựa chọn những người có năng lực về cống hiện cho công ty, để làm tốt điều đó, đối với mỗi chuyên viên cần được trang bị và hoàn thiện những kỹ năng cần thiết nhất để trở thành nhà tuyển dụng giỏi.
Để phấn đấu trở thành một chuyên viên tuyển dụng nhân sự chắc hẳn người đang đảm nhiệm vị trí nhân viên tuyển dụng cần phải có một quá trình chuẩn bị, trau dồi đầy đủ kiến thức và kỹ năng, trình độ. Dưới đây Working.vn xin chia sẻ tổng quát về nghiệp vụ và những kỹ năng của một chuyên viên tuyển dụng nhé.
Để quá trình tuyển dụng được diễn ra một cách hiệu quả, vai trò của một chuyên viên tuyển dụng rất quan trọng. Vậy, công việc của một chuyên viên tuyển dụng là gì và quy trình tuyển dụng hiệu quả là như thế nào ?
I. Công việc của một chuyên viên tuyển dụng
Chức năng chính: Tìm kiếm ứng viên phù hợp với yêu cầu của công ty.
Nhiệm vụ và trách nhiệm
1. Lập kế hoạch tuyển dụng
Nhiệm vụ:
Bước 1: Gửi yêu cầu lập kế hoạch tuyển dụng tới từng bộ phận, phòng ban.
Bước 2: Xác minh nhu cầu tuyển dụng (vị trí, số lượng, chất lượng cần tuyển ? )
Bước 3: Lập kế hoạch tuyển dụng năm, quý, tháng căn cứ vào thực tế đề xuất:
- Thời điểm tuyển dụng
- Vị trí số lượng, chất lượng ứng viên
- Phương pháp tuyển dụng
- Chi phí tuyển dụng
Kết quả đầu ra:
Bước 1: Gửi Email thông báo.
Bước 2: Gửi bản yêu cầu tuyển dụng nhân sự của các bộ phận đã được duyệt từ Giám Đốc.
Bước 3: Xin kế hoạch được duyệt từ Giám Đốc.
2. Triển khai kế hoạch tuyển dụng
Nhiệm vụ:
Bước 1: Tìm kiếm ứng viên.
Bước 2: Tổ chức phỏng vấn.
Bước 3: Thương lượng về điều kiện làm việc và các chế độ phúc lợi
Kết quả đầu ra:
Bước 1:
- Yêu cầu tuyển người được duyệt
- Các thông tin tuyển dụng được chuyển đi
- Hồ sơ phù hợp
Bước 2:
- Lịch hẹn và thứ tự các ứng viên tới phỏng vấn
- Kết quả bài test, phiếu đánh giá phỏng vấn
Bước 3: Offer letter cho vị trí mới
3. Tiếp nhận nhân viên mới, đánh giá thử việc
Nhiệm vụ:
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ, thông báo nhân viên mới
Bước 2: Chuẩn bị điều kiện làm việc
Bước 3: Đào tạo hội nhập nhân viên mới
Bước 4: Theo dõi giai đoạn thử việc, yêu cầu trưởng bộ phận đánh giá khi hết thời gian thử việc
Bước 5: Chuẩn bị HĐLĐ cho nhân viên chính thức
Kết quả đầu ra
Bước 1: Hồ sơ nhân viên, lưu HR, email thông báo tới các bộ phận có liên quan
Bước 2: Vị trí làm việc, máy tính, các vật dụng văn phòng phẩm, dụng cụ, đồ bảo hộ...
Bước 3: Nhận biết nội quy, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của nhân viên
Bước 4: Bản đánh giá thử việc
Bước 5: HĐLĐ
4. Những năng lực chuyên môn cần có:
Kiến thức
Kỹ năng
Thái độ
II. Quy trình tuyển dụng
Quá trình tuyển dụng được chi tiết hóa qua sơ đồ quy trình tuyển dụng dưới đây:
Mỗi một bước trong quy trình thường kèm theo các tài liệu cần thiết phải lập. Ví dụ như bước xác định nhu cầu tuyển người thì cần có “phiếu yêu cầu tuyển người” hoặc bước thử việc thì cần có ” Offer letter hoặc phiếu đánh giá thời gian thử việc” Đó là những tài liệu kèm theo không thể thiếu. Muốn hoàn thành được quy trình tuyển dụng, trước tiên, phải có những tài liệu đó.
Theo sơ đồ trên, quy trình tuyển dụng cần có những tài liệu sau:
Quy trình:
Theo sơ đồ trên là các bước của quy trình tuyển dụng, ta đi xem xét trách nhiệm thực hiện các bước đó theo quy trình trên.
III. Kỹ năng của chuyên viên tuyển dụng cần có
1. Kiến thức vững vàng
Để trở thành một chuyên viên giỏi trước hết phải nắm vững kiến thức chuyên môn, chuyên sâu về tuyển dụng, quản trị nhân sự, truyền thông marketing thông tin tuyển dụng, và phải có kiến thức và hiểu biết về tâm lý học. Đây là lĩnh vực đòi hỏi học sâu hiểu rộng nhiều vấn đề và am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau.
2. Kỹ năng mềm
Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, nghiệp vụ tuyển dụng, phân tích tâm lý ứng viên, trang bị các công cụ nhận diện tính cách, tìm hiểu về nhân tướng học, kỹ năng xử lý tình huống...và rất nhiều kỹ năng khác, với vai trò là tìm đúng người đúng việc thì những kỹ năng mềm này là bắt buộc đối với mỗi chuyên viên.
3. Rà soát và sàng lọc
- Sàng lọc ứng viên là công việc hàng ngày của chuyên viên tuyển dụng, sàng lọc nhiều bước sẽ có lựa chọn tốt nhất và chính xác nhất. Khi làm việc này đòi hỏi những chuyên viên phải hết sức tập trung và độc lập, đừng để cảm xúc xen lẫn sẽ làm kết quả sàng lọc thiếu khách quan, bỏ qua những ứng viên tốt.
- Có thể trên giấy tờ ứng viên này có những kỹ năng tuyệt vời với một bản CV khá hoàn thiện, ứng viên khác kinh qua nhiều công ty trong khoảng thời gian ngắn, ứng viên thứ ba có bằng cấp cao... Trên giấy tờ là vậy, nhưng điều quan trọng bạn tìm ra những điểm trống trong quá trình làm việc của họ, tất cả những nguyên nhân mà họ từ bỏ công việc cũ, tìm những nhân viên phù hợp với vị trí công việc.
- Tìm ra những ứng viên cho buổi phỏng vấn trực tiếp, việc rà soát lại thông tin giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, tuy nhiên cần hết sức cẩn trọng, nếu không sẽ mắc sai lầm, đừng tin tất cả những con chữ hoàn hảo trên giấy, chỉ tuyển dụng những ứng viên trải qua được nhiều vòng và họ thuyết phục được bạn là họ sẽ đảm nhận tốt vị trí đó.
4. Xây dựng bản mô tả công việc cụ thể để tạo sức hút
Vị trí công việc là gì, đòi hỏi bằng cấp, kinh nghiệm như thế nào, các kỹ năng bổ trợ ra sao, đồng thời cần cụ thể mức lương, yêu cầu trong quá trình phỏng vấn, ngày đăng tuyển, ngày hết hạn. Càng cụ thể càng tốt, tạo một bảng mô tả rõ ràng, minh bạch sẽ tạo sức hút đối với các ứng viên, tạo nên sự nổi bật so với các công ty khác.
5. Rèn luyện kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng
- Đây là một trong giai đoạn quan trọng trong quy trình tuyển dụng, từ việc lên danh sách câu hỏi tuyển dụng để xác định đúng năng lực cũng như thái độ thật sự của từng ứng viên, sử dụng linh hoạt các dạng câu hỏi khác nhau trong quá trình phỏng vấn, câu hỏi dạng truyền thống, dạng hành vi trong quá khứ, quan trọng nữa là làm chủ buổi phỏng vấn, tạo không khí thân thiện để giảm bớt căng thẳng cho các ứng viên, như vậy buổi phỏng vấn sẽ trở nên thành công cho cả hai bên.
- Nếu bạn là chuyên viên mới thì trong buổi phỏng vấn nên có thêm một chuyên viên nữa, như vậy kết quả đánh giá sẽ khách quan hơn, bạn cũng có thể học hỏi được nhiều hơn từ đồng nghiệp của mình.
6. Học cách làm việc nhóm hiệu quả
Có mối quan hệ tốt đối với đồng nghiệp sẽ đem lại nhiều lợi thế cho bạn, đôi khi nếu bản thân tự thấy không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng bạn có thể nhờ đồng nghiệp để có một sự thương lượng tốt hơn, họ có thể giúp bạn tìm kiếm một đồng nghiệp phù hợp cho vị trí đó.
Với những chia sẻ trên đây mong rằng sẽ giúp nhà tuyển dụng có thêm nhiều kinh nghiệm để bước tiếp trên con đường, sự nghiệp thành công của mình.
Nguyễn Hoàng