Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp không phải là một công việc dễ dàng khi nó yêu cầu sự hài hòa giữa lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động, sự hiệu quả trong quá trình tuyển dụng, thu hút, đào tạo và phát triển đội ngũ cũng như sự khéo léo trong việc xây dựng tính đoàn kết trong doanh nghiệp.
Vậy đâu là những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong công tác quản lý nhân sự, quản trị nguồn nhân lực ? Cùng | Working.vn theo dõi ngay trong nội dung tiếp sau đây nhé !
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản trị nhân sự trong doanh nghiệp.
- Nhân tố môi trường bên ngoài gồm có tình hình kinh tế, thời cơ kinh doanh, các yếu tố về văn hóa xã hội, vùng miền, luật pháp, khoa học kỹ thuật, dân số và lực lượng lao động.
- Nhân tố môi trường bên trong tổ chức gồm có mục tiêu của doanh nghiệp, chiến lược phát triển kinh doanh, không khí, văn hóa, hệ giá trị niềm tin của doanh nghiệp.
- Các nhân tố thuộc về người lao động như: Nhu cầu, sở thích, đòi hỏi về tiền lương và đãi ngộ, trình độ, kế hoạch.
- Các nhân tố thuộc về nhà quản trị gồm trình độ, tầm nhìn, nhận thức về vai trò của công tác quản trị nhân lực và các chức năng khác trong công ty, hiểu biết về nhu cầu của nhân viên.
2. Khó khăn trong quản lý nhân sự.
Gặp phải những phàn nàn về chính sách lương, thưởng, đãi ngộ.
Đây là điều mà rất nhiều Giám đốc nhân sự gặp phải. Nguyên nhân của việc này có thể là do sự thiếu cơ sở phục vụ cho việc đánh giá trình độ, kinh nghiệm cũng như sự phát triển của từng cá nhân. Chính việc thiếu cơ sở này mà việc phân tích, phân loại mức lương và tính lương cho nhân sự đảm bảo hợp lý và công bằng gặp nhiều khó khăn. Giám đốc nhân sự cũng bị động và chịu “sức ép tế nhị” trong việc sắp xếp hệ thống tiền lương, dẫn đến sự mất cân bằng trong hệ thống tiền lương.
2.2 Dư thừa và thiếu hụt nguồn nhân lực.
Việc dư thừa hoặc thiếu hút nhân sự là tình trạng khá thường thấy trong doanh nghiệp. Vấn đề có thể nằm ở khâu hoạch định, phân bổ, và tuyển dụng người lao động. Thực tế là người quản lý thường không có đủ cơ sở để chỉ ra số lượng thực tế và các loại kỹ năng cần thiết cho việc tuyển dụng, sắp xếp lại nhân viên hoặc đề bạt phát triển nhân viên
2.3 Tỷ lệ luân chuyển lao động tăng cao
Tình trạng lao động cũ bỏ đi, lao động mới vào xin việc liên tục, các cuộc phỏng vấn diễn ra triền miên là một vấn đề rất đáng ngại trong doanh nghiệp. Các câu hỏi bạn cần đặt ra là tại sao lại như vậy, liệu việc trả lương có công bằng chính xác không, liệu người lao động có đồng ý với chính sách vận dụng trong quản lý nhân lực không,…
2.4 Hài hoà các mối quan hệ nội bộ phức tạp.
Các mối quan hệ nội bộ trong doanh nghiệp gồm mối quan hệ giữa người lao động với người lao động, giữa người lao động và người sử dụng lao động. Những mối quan hệ này thường rất phức tạp và việc điều hòa chúng là không hề dễ dàng, đòi hỏi kỹ năng đàm phán, thuyết phục, hòa giải.
2.5 Tìm kiếm và phát triển nhân tài.
Việc tìm kiếm và phát triển nhân tài cũng không phải là một công việc dễ dàng trong quản lý nhân sự. Doanh nghiệp gặp các khó khăn khi tìm kiếm nhân tài phần vì do “nhân tài như lá mùa thu”, một phần là do thiếu các căn cứ cơ bản cho việc xác định các loại kĩ năng cần thiết để tuyển dụng. Công tác đào tạo, đánh giá, phân bổ đúng người đúng vị trí thường thiếu thông tin và cơ sở.
3. Những khó khăn và cơ hội trong quản lý nhân sự trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.1 Những điểm tích cực khi làm việc trong doanh nghiệp nhỏ
3.2 Khó khăn khi làm việc ở doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Có những áp lực trong việc lãnh đạo một nhóm nhỏ hoặc trong một tổ chức vừa nhỏ. Trong thực tế, hầu hết các lợi ích chúng ta đề cập đều có mặt trái của nó.
3.3 Quản lý trong nhân sự trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các kỹ năng cần thiết để quản lý một nhóm nhỏ hoặc một doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Khi công ty mở rộng, hãy chắc chắn rằng bạn tiếp tục phát triển các kỹ năng mà có giá trị và tạo ra giá trị mới. Đảm bảo duy trì thông tin liên lạc trong và ngoài doanh nghiệp bằng cách xây dựng một mạng lưới quan hệ sẽ là một chiến lược cho bất cứ nhà lãnh đào tại doanh nghiệp vừa và nhỏ nào.
Thế Việt