Banner TOP 1

Kinh nghiệm mời phỏng vấn khiến ứng viên không thể từ chối

khám phá công ty "thiết kế nội thất tuyệt đẹp "phong cách decor tuyệt vời
cung cấp bạc đạn giá rẻ nhất việt nam
Mới nhất

Một lời mời ứng viên tham gia phỏng vấn khéo léo sẽ giúp các nhà tuyển dụng có nhiều cơ hội để tuyển dụng nhiều ứng cử viên phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty.

Kinh nghiệm mời phỏng vấn khiến ứng viên không thể từ chối

Kinh nghiệm mời phỏng vấn khiến ứng viên không thể từ chối

Khi ứng viên vượt qua vòng sàng lọc, bạn cần phải gọi điện để thông báo cũng như mời họ tham gia phỏng vấn. Tưởng chỉ là một cuộc điện thoại thông thường nhưng bạn vẫn có thể mắc sai lầm hoặc ứng viên sẽ chủ động đưa ra lời từ chối nếu cách dẫn dắt của bạn không thực sự thuyết phục họ.

Sau quá trình sàng lọc hồ sơ ứng viên, bạn đã tìm được những bộ hồ sơ phù hợp với bạn mong muốn tuyển dụng và bạn muốn ứng viên chắc chắn sẽ đến phỏng vấn ? Bạn cần nắm những kỹ năng mời phỏng vấn đem đến sự hấp dẫn, tiềm năng công việc… khiến các ứng viên không thể chối từ.

A. Kinh nghiệm mời phỏng vấn ứng viên không thể từ chối

1. Tìm kiếm động lực

Muốn mời phỏng vấn thành công, trước tiên bạn phải đặt ra mục tiêu cho bản thân và tự tìm kiếm động lực cho mình. Chỉ khi cảm thấy hào hứng và thoải mái khi làm công việc này, bạn mới có thể truyền năng lượng tích cực và khiến ứng viên thêm phần tin tưởng.

2. Chọn thời gian thích hợp

 

H44-minChọn thời gian thích hợp mời phỏng vấn

 

Chọn thời gian thích hợp để gọi điện mời phỏng vấn là điều mà nhà tuyển dụng như bạn nên cân nhắc. Thường thì thời gian thích hợp để gọi điện sẽ nằm trong khoảng 10-12h và 14-16h các ngày trong tuần, hạn chế tối đa việc gọi vào buổi tối, chẳng những không có hiệu quả mà công ty bạn còn bị đặt trong vòng nghi ngờ của ứng viên.

3. Giới thiệu danh tính để tạo sự tin tưởng

Một cuộc điện thoại mời phỏng vấn thường không kéo dài lâu, vậy nên, bạn phải tận dụng thời gian để trình bày những thông tin cần thiết. Để tạo sự tin tưởng và không khiến ứng viên nghĩ rằng bạn gọi nhằm mục đích… bán bảo hiểm, ngay từ khi ứng viên vừa nhấc máy, hãy giới thiệu tên và công ty mà bạn đang làm việc. Hành động này vừa giúp ứng viên tiện xưng hô, vừa gợi sự tò mò và tạo sự thuận lợi cho ứng viên nếu muốn tra cứu thêm thông tin ngay sau cuộc thoại.

4. Nói chuyện rõ ràng, dễ hiểu

Khi mời phỏng vấn, bạn cần phải nói chuyện một cách rõ ràng, ngắn gọn, tránh lan man và khiến ứng viên có cảm giác như đang nghe những lời vô bổ. Hãy đi thẳng vào trọng tâm nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các thông tin chính: “Chào em, anh là A, gọi từ công ty B. Anh thấy em có ứng tuyển vị trí kế toán qua trang tuyển dụng working.vn. Anh đã xem qua hồ sơ của em và muốn mời em tham gia phỏng vấn…”

5. Sử dụng chất giọng khỏe khoắn, trong trẻo khi gọi điện mời phỏng vấn.

Chất giọng cũng góp phần khiến cho ứng viên có cảm tình với công ty của bạn, từ đó chú ý lắng nghe những gì bạn sắp truyền tải đến họ. Chính bởi vậy bạn cần luyện giọng, đảm bảo chất giọng khỏe khoắn, trong trẻo khi gọi điện mời phỏng vấn.

6. Hình dung ứng viên đang ở trước mặt

 

H4-minHình dung ứng viên đang ở trước mặt để mời phỏng vấn

 

- Để cuộc nói chuyện được tự nhiên, bạn hãy tưởng tượng người đồng nghiệp đang ngồi đối diện chính là ứng viên bạn cần mời phỏng vấn. Hành xử như một cuộc gặp gỡ trực tiếp, hãy dùng sự tự tin của bạn để thuyết phục ứng viên chấp nhận lời mời.

7. Liệt kê sẵn những gì cần nói

Nếu không chuẩn bị, bạn vẫn có thể quên mất những điều mình cần nói. Nhằm tránh trường hợp bạn bị khựng lại vì “quên lời” hay bối rối không biết nên nói gì tiếp theo, hãy gạch đầu dòng những ý chính vào sổ tay hoặc nếu tỉ mỉ hơn, bạn có thể lên cả một kịch bản nội dung cho lần nói chuyện. Đảm bảo mọi thứ chỉn chu là cách giúp bạn hạn chế sai sót trong khi mời phỏng vấn.

8. Khơi gợi các yếu tố khiến ứng viên muốn có công việc này

Dù ứng viên đã ứng tuyển vào công việc này nhưng không có nghĩa khi được mời phỏng vấn, họ sẽ ngay lập tức nhận lời. Họ còn rất nhiều các sự lựa chọn khác nữa. Vậy nên, khi ngỏ lời mời, bạn cần đưa ra những yếu tố khiến cho vị trí đăng tuyển trở nên hấp dẫn như: Lương cao, thăng tiến nhanh, công ty danh tiếng… Chắc chắn, ứng viên sẽ không thể chối từ.

B. 3 cách mời ứng viên đến buổi phỏng vấn hiệu quả nhất

1. Lên kế hoạch về nội dung cuộc gọi

Gọi điện mời phỏng vấn cho ứng viên là một kỹ năng quan trọng đối với nhà tuyển dụng, do đó, bạn cần chuẩn bị trước nội dung sẽ nói qua điện thoại với ứng viên. Việc chuẩn bị không bao giờ là thừa thãi bởi điều này giúp bạn khai thác tối đa thông tin của ứng viên và gợi sự thích thú về công việc với họ.

Việc gọi điện mời ứng viên sẽ giúp bạn có cảm giác như đang phỏng vấn trực tiếp. Bạn có thể đặt một vài câu hỏi nhỏ về: Nơi ở, trình độ, kinh nghiệm làm việc, sở thích cá nhân… Từ đó, bạn sẽ có thể nắm bắt được tâm lý và khả năng của ứng viên, giúp bạn đưa ra được đánh giá sơ bộ về họ.

Hãy nhớ, cách nói chuyện cởi mở sẽ giúp ứng viên thoải mái trả lời các câu hỏi của bạn. Khi đó, bạn vừa có thể khai thác thông tin từ họ, vừa khiến họ dễ dàng chấp nhận lời mời phỏng vấn trực tiếp.

2. Gửi tin nhắn trực tiếp đến ứng viên

Bạn có thể gửi một tin nhắn đến ứng viên để thông báo về buổi phỏng vấn tiếp theo. Điều này vừa được xem là một cách nhắc nhở ứng viên vừa thể hiện sự chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng. Và bạn cũng đừng quên nhắc ứng viên của bạn hãy chuẩn bị CV xin việc hoặc một số tài liệu, bằng cấp liên quan khi đến tham dự phỏng vấn nhé.

3. Gửi email đến ứng viên

Nếu như mục đích của cuộc gọi là xác nhận thông tin ứng viên thì gửi email được xem là thông báo lại để ứng viên xác nhận các thông tin đã trao đổi và chuẩn bị một số tài liệu cần thiết cho buổi phỏng vấn. Khi gửi email bạn cũng cần lưu ý một vài điều sau:

+ Tiêu đề email mời ứng viên phỏng vấn vị trí nào ?

+ Tên và chức vụ người phỏng vấn (nếu có)

+ Địa điểm phỏng vấn

+ Thời gian

+ Một vài lưu ý cho ứng viên (nếu có)

Để tạo sự tin tưởng cho ứng viên và thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty, hãy đảm bảo rằng mọi thông tin trong email phải tuyệt đối chính xác so với những gì bạn đã trao đổi với ứng viên trước đó. Sau khi gửi email, nếu không thấy xác nhận từ ứng viên, bạn nên gọi điện thoại thông báo để tránh trường hợp email vào hộp thư spam hoặc ứng viên không check thường xuyên dẫn đến bỏ lỡ buổi phỏng vấn.

Và để có được một cuộc gọi phỏng vấn thành công, nhà tuyển dụng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc viết các mô tả công việc, tìm ứng viên, mời ứng viên đến phỏng vấn… để có thể chiêu mộ được nhân tài cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Hoài Sa

khám phá công ty thiết kế nội thất tuyệt đẹp phong cách decor tuyệt vời
BẠC ĐẠN CHÍNH HÃNG GIÁ RẺ NHẤT THỊ TRƯỜNG
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
Xem nhiều
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
nội thất đỉnh nhất việt nam
nội thất đỉnh nhất việt nam

Tin tiêu điểm

mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
  • Email
    Hỗ trợ
    Kiến nghị nhanh
    Hỗ trợ
    Đăng review Sản phẩm
Hotline: 
Mrs. Duyên
Phản hồi - Khiếu lại
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Mrs. Duyên
(Phản hồi - Góp ý)
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Nếu cần Phản hồi hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.

Exec time: 1.133623 s