Kế toán bán hàng là những công việc ghi chép những nghiệp vụ liên quan đến hóa đơn bán hàng. Từ việc ghi hóa đơn bán hàng, ghi sổ chi tiết doanh thu cho đến việc lập các báo cáo bán hàng và những báo cáo liên quan đều thực hiện cả.
Vị trí này không đòi hỏi người ứng viên phải có quá nhiều kiến thức về nghiệp vụ cũng như các kỹ năng về nghề nghiệp nhưng nếu không có kinh nghiệm và những kỹ năng cần thiết cũng sẽ dễ dẫn đến những sai phạm không đáng có. Hôm nay, Working.vn sẽ chia sẻ toàn bộ kinh nghiệm làm kế toán bán hàng giúp bạn thành công nhất, những bài học quý báu rất bổ ích cho những người mới bắt đầu chập chững vào làm nghề kế toán bán hàng hiểu thêm và trau dồi thêm cho mình những kiến thức, nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm để luôn hoàn thành tốt công việc nhé.
1. Công việc của kế toán bán hàng là gì ?
Tùy vào tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp và cửa hàng. Thì vai trò và công việc của một kế toán bán hàng sẽ có ít hay nhiều đầu công việc khác nhau. Nhưng công việc chung của một kế toán bán hàng bao gồm:
Đối với một số doanh nghiệp có sử dụng phần mềm kế toán thì công việc của một kế toán sẽ phải nhập số liệu vào phần mềm theo sự phân công sử dụng trên phần mềm đó để cho quản lý có thể theo dõi số liệu hàng ngày trong trường hợp chúng ta chậm nộp báo cáo hay khi chưa đến thời hạn.
2. Yêu cầu của công việc kế toán bán hàng
Như chúng ta đã khẳng định, bán hàng chính là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp. Vì thế, yêu cầu đối với các kế toán bán hàng cũng rất khắt khe.
Các kế toán bán hàng cần phải giám sát chặt chẽ các hàng hóa được tiêu thụ đối với tất cả các phương tiện về:
- Số lượng hàng hóa
- Chất lượng hàng hóa
- Tránh các hiện tượng hư hỏng, mất hàng hóa, tham ô, sử dụng hàng hóa lãng phí, tính hợp lý của các khoản chi và sự phân bố hàng hóa…
- Ngoài ra một kế toán bán hàng cần phải biết:
3. Những kinh nghiệm trong quá trình làm kế toán bán hàng
- Thường xuyên kiểm tra, cập nhật
- Lưu trữ và sắp xếp hóa đơn, chứng từ cẩn thận. Tránh trường hợp mất hóa đơn GTGT – đây là điều cần đặc biệt lưu ý.
- Chú ý khi làm báo giá cho khác hàng. Phải xem xét kỹ xem khách hàng có thuộc đối tượng ưu tiên nào của công ty, doanh nghiệp hay không. Sau đó, làm báo giá kịp thời theo yêu cầu của khách hàng.
- Trong việc quản lý thông tin của khách hàng cũng như các loại sổ sách, chứng từ, hóa đơn liên quan phải hoàn toàn chính xác và đầy đủ.
- Các khoản tạm ứng nội bộ phải theo dõi chi tiết, cụ thể, tránh thiếu xót, gây tăng chi phí cho doanh nghiệp. học khai báo thuế
- Quản lý công nợ, liên hệ với khách hàng, tránh tình trạng khách hàng nợ lâu quá, làm ảnh hưởng đến vòng quay vốn.
- Chăm sóc khách hàng chu đáo, nhiệt tình, phán ảnh và thu nhận được ý kiến khách hàng để hỗ trợ cho cấp quản lý đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
- Phải biết cách kiểm tra số liệu nhanh nhất, liên kết với phân hệ kế toán khác để khớp số liệu.
Kế toán bán hàng tuy không quá khó khăn và không đòi hỏi nhiều kỹ năng cũng như nghiệp vụ kế toán nhưng không phải đơn giản là dễ làm vì vậy các bạn hãy luôn trau dồi cho mình không những vốn kiến thức đã được học làm hành trang mà con phải trau dồi thêm kinh nghiệm và những kỹ năng cần thiết để luôn hoàn thành tốt công việc và trở thành một kế toán giỏi và thật nhiều tiềm năng.
Cảm ơn các bạn đã luôn luôn đồng hành cùng chúng tôi. Chúc các bạn luôn thành công.
Thế Việt