Hãy ngủ sớm vào đêm hôm trước, tránh suy nghĩ về công việc hoặc khiến đầu óc căng thẳng trước giấc ngủ. Đừng uống cà phê hoặc sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu bia.
Bạn đã bao giờ thấy chán nản, không muốn đến văn phòng ? Bạn mệt mỏi vì cảm thấy mình 'mắc kẹt' trong đống giấy tờ và công việc ?
Khi mới đi làm có thể bạn sẽ gặp nhiều áp lực khiến tinh thần và năng lượng sụt giảm. Hãy thử áp dụng những cách dưới đây để biến mình trở nên tích cực hơn.
1. Khởi đầu một ngày mới đúng cách
- Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng cách bạn đến văn phòng vào buổi sáng sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận về công việc, cách bạn làm việc trong suốt ngày hôm đó. Vậy bạn cần khởi đầu một ngày mới trong tâm trạng thoải mái nhất.
- Hãy ngủ sớm vào đêm hôm trước, tránh suy nghĩ về công việc hoặc khiến đầu óc căng thẳng trước giấc ngủ. Đừng uống cà phê hoặc sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Bạn có thể nghe nhạc nhẹ, tập thiền, ngâm chân trong nước nóng hoặc uống một ly sữa ấm trước khi chợp mắt.
2. Tích cực “hành động”
Thay vì sợ hay là than vãn về mối quan hệ mà bạn đang tiếp cận thì hãy hành động cũng như điều chỉnh nó một cách chủ động. Khi thấy các mối quan hệ bất ổn thì ngay lập tức hãy nghĩ phương án bạn nhé và chủ động thực hiện. Đừng than vãn cũng đừng kêu ca với bất cứ ai.
3. Dốc sức làm việc nhưng đừng đòi hỏi quá khắt khe
Chỉ cần bạn tận tâm, dốc sức mình để làm việc ắt sẽ có ngày thành công mỉm cười với bạn. Tuy nhiên, đừng đặt ra những yêu cầu hay mục đích quá cao so với chính khả năng của bạn. Khi đó bạn sẽ thấy không hài lòng với bất cứ việc gì cũng như không có động lực vì thấy chưa được hiệu quả tất cả công việc.
Hãy luôn nỗ lực hết mình, lạc quan thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy yêu công việc của mình hơn.
4. Học cách xả stress
Dân văn phòng là một trong những đối tượng dễ và mắc stress nhiều nhất. Nên hãy tìm cách xả stress theo cách của riêng bạn. Nhìn nhận các vấn đề một cách tích cực nhất ngay cả khi mới bị sếp mắng, giải quyết các vấn đề từng thứ bạn sẽ thấy thoải mái hơn, cũng như tích cực hơn rất nhiều. Làm được điều đó chắc chắc rằng chứng sợ việc sẽ chẳng bao giờ gõ cửa nhà bạn.
5. Phải “thương” lấy bản thân
- Suốt ngày ngập đầu trong công việc, khiến cơ thể mệt mỏi, cẳng thẳng, suy nhược. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn sợ hãi khi nghĩ đến công việc hay nơi làm việc.
- Cần tái tạo năng lượng lao động cho chính bản thân mình. Tham gia các hoạt động thể thao yêu thích vừa có tác dụng xả stress, tăng cường sức khỏe, vừa lấy lại phong độ và tinh thần làm việc. Hay bạn cũng nên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của công ty vừa xả stress lại có thể thiết lập các mối quan hệ với đồng nghiệp phòng ban khác.
6. Tìm niềm vui mới trong công việc
- Nhiều người thấy nhàm chán, ghét bỏ công việc, thậm chí sợ đi làm bởi họ không tìm thấy niềm vui và hứng thú trong công việc. Đây là lúc bạn cần lắng xuống và nhìn nhận xem công việc mà mình đang làm cần gì, mình muốn gì, giải quyết như thế nào...
- Luôn thay đổi cách thức làm việc để giải thích chính những vướng mắc của bạn. Niềm vui trong công việc không chỉ được đổi lại bằng những thành công cụ thể mà nó còn đem lại cho cuộc sống của bạn niềm vui, lạc quan.
7. Gặp những người tích cực
- Những cảm xúc tích cực hay tiêu cực đều có thể lan truyền từ người này sang người khác. Bạn sẽ cảm thấy tâm trạng thật buồn bã nếu tiếp xúc với một người cũng đang cau có, khó chịu.
- Ngược lại, nếu trò chuyện với những đồng nghiệp lạc quan, vui vẻ, bạn cũng được truyền nguồn năng lực tích cực để làm việc.
8. Không ngừng “nạp điện”
Nguồn năng lượng khiến dân văn phòng hăng hái làm việc, không đâu khác chính là sức khỏe, là niềm tin ở mỗi người. Sức khỏe có tốt thì tâm lý mới lành mạnh, ổn định, hiệu quả làm việc mới cao.
9. Lan truyền sự tử tế
- Bạn đã học được cách nhìn nhận sự nỗ lực của bản thân. Bước tiếp theo là học cách ngợi khen và biết cảm ơn cố gắng của người khác.
- Đừng nghĩ rằng chỉ có lãnh đạo mới cần phải làm điều này. Bạn có thể cảm ơn đồng nghiệp đã giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công việc, cảm ơn sếp vì đã luôn tạo điều kiện tốt nhất để bạn được chứng tỏ bản thân, hoặc anh bảo vệ đã luôn hỏi thăm bạn mỗi khi bạn về muộn.
- Hãy chân thành và không phân biệt đối xử. Đừng dùng cùng một mẫu câu với mọi người, hoặc chỉ cảm ơn những người có địa vị.
- Những gì bạn làm từ trái tim sẽ đi đến trái tim người khác. Ngược lại, nếu mọi người nhận ra điều bạn làm chỉ là giả tạo, bạn sẽ đánh mất lòng tin và sự tôn trọng của đồng nghiệp và cấp trên.
Nguyễn Hoàng