Kiến trúc Art Deco đã góp phần làm thay đổi diện mạo của các thành phố lớn trên thế giới. Vậy kiến trúc Art Deco là gì, kiến trúc này có gì đặc biệt, cùng Working.vn khám phá
Với sự kết hợp tỉ mỉ của hình học độc đáo, màu sắc tương phản và vật liệu tiên tiến, không chỉ thể hiện sự hiện đại và sang trọng mà còn thể hiện sự tinh tế và sáng tạo, được áp dụng thiết kế cho các công trình biểu tượng như: Công viên Chrysler ở New York City đến tòa tháp Empire State.
1. Kiến trúc Art Deco có gì ?
Kiến trúc Art Deco là một phong cách kiến trúc độc đáo, được phổ biến từ cuối thập kỷ 1920 đến giữa thập kỷ 1940. Nó phản ánh sự phồn thịnh và tiến bộ của thời đại đó thông qua việc sử dụng hình học độc đáo, màu sắc tương phản, và vật liệu tiên tiến. Art Deco thường xuất hiện trong các công trình công cộng, nhà hàng, khách sạn, và tòa nhà cao tầng.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của kiến trúc Art Deco
Lịch sử hình thành và phát triển của kiến trúc Art Deco có thể được chia thành 4 giai đoạn chính:
2.1 Giai đoạn tiền thân (1900 - 1920):
2.2 Giai đoạn phát triển (1920 - 1925):
2.3 Giai đoạn đỉnh cao (1925 - 1930):
2.4 Giai đoạn suy thoái (1930 - 1945)
3. Điểm đặc trưng của phong cách kiến trúc Art Deco
3.1 Vật liệu xây dựng kiến trúc
Vật liệu xây dựng kiến trúc theo phong cách Art Deco là sự hoà hợp giữa vật liệu xây dựng hiện đại và truyền thống, cụ thể như vữa, đá, đất nung, thép, nhôm và kính trang trí.
3.2 Hoạ tiết và chi tiết trang trí
Kiến trúc theo phong cách kiến trúc Art Deco thường có trang trí hoa mỹ, vận dụng những chi tiết hình học như chevron, kim tự tháp, hiệu ứng anh nắng, hoa cỏ cách điệu, hoạ tiết zigzag và những hoạ tiết hình học khác.
Hơn hết, kiến trúc Art Deco có sự nhất quán tổng thể trong việc thiết kế hoạ tiết Kiến trúc, sử dụng yếu tố hoạ tiết đồng nhất trong cả nội thất lẫn ngoại thất, tạo sự đồng bộ và hài hoà cho toàn bộ không gian công trình.
3.3 Sử dụng màu tương phản
Phong cách kiến trúc Art Deco ưa chuộng sử dụng những màu sắc tươi sáng, sang trọng hoặc kết hợp những màu như đen, trắng, vàng và bạc, tạo sự tương phản độc đáo nhưng không kém phần sang trọng, bắt mắt.
4. Những công trình tiêu biểu nhất theo phong cách kiến trúc Art Deco
4.1 Cao ốc văn phòng Chrysler, Mỹ
Chrysler Building là tòa nhà chọc trời ấn tượng mang phong cách Art Deco lừng danh tại New York, thể hiện qua việc lựa chọn kết cấu và vật liệu hiện đại như khung thép, tường gạch, kính, tấm ốp hợp kim, crom, niken, đá cẩm thạch… Bên cạnh đó, các chi tiết nội thất cũng được tạo hình theo đường nét hình học độc đáo.
4.2 Tòa nhà Đông Columbia, Los Angeles
Khai trương vào năm 1930 sau chín tháng xây dựng, Tòa nhà Đông Columbia là một viên ngọc quý được thiết kế theo phong cách Art Deco ở trung tâm thành phố Los Angeles. Đây là trụ sở của Công ty trang phục Phương Đông và Công ty trang phục Columbia, các cửa hàng đồ nội thất và thời trang.
Tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư Claud Beelman với mặt tiền đầy màu sắc được trang trí bằng các họa tiết Art Deco bao gồm các hình dạng hình học, ngoằn ngoèo, chữ V và các hình dạng động vật và thực vật cách điệu. Đá mài màu ngọc lam, xanh lam và vàng tạo nên một kiến trúc vô cùng ấn tượng và tuyệt đẹp.
4.3 Điện Chailott (Palais de Chaillot), Pháp
Nằm cạnh quảng trường Trocadéro, Palais de Chaillot là công trình thể hiện rõ nhất những đặc trưng của phong cách kiến trúc Art Deco. Được xây dựng vào năm 1937 dưới bàn tay tài hoa của nhóm kiến trúc sư Léon Azéma, Jacques Carlu và Louis-Hippolyte Boileau, Điện Chaillot gây ấn tượng bởi các chi tiết hình học vững chắc. Tuy nhiên, để trở nên nổi bật giữa muôn vàn công trình Art Deco khác, các trật tự thức cột ở đây được loại bỏ, cột là các khối trụ trơn chứ không phân chia thành: Đầu, trục, đế.
Có thể thấy rằng, cho đến ngày nay kiến trúc Art Deco vẫn tiếp tục được ưa chuộng và ứng dụng trong nhiều công trình kiến trúc mới, góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú cho cảnh quan đô thị. Hi vọng bài viết trên đây sẽ phần nào giúp các bạn có cái nhìn khái quát hơn về kiến trúc Art, Cảm ơn các bạn đã theo dõi đến cuối bài viết. Chúc các bạn nhiều sức khoẻ và luôn thành công trong cuộc sống.
Nguyễn Vy