Một tủ bếp được sắp xếp đồ đạc gọn gàng ngăn nắp không những mang đến tính thẩm mỹ cho gian bếp mà còn đảm bảo yếu tố thuận tiện trong quá trình sử dụng giúp chị em nội trợ có cảm giác dễ chịu, thoải mái và có hứng thú hơn trong việc nấu nướng.
Trong không gian phòng bếp, tủ bếp là nơi lưu trữ vô số các dụng cụ, đồ đạc, nguyên liệu sử dụng trong quá trình nấu ăn cho gia đình... đồng thời góp phần mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho toàn bộ không gian sống. Tủ bếp nếu không biết cách sắp xếp khoa học, tất cả đều trở nên lộn xộn, bừa bãi khiến bạn phải mất rất nhiều thời gian khi tìm chúng. Để một tủ bếp gọn gàng, ngăn nắp, có tính thẩm mỹ cao thì đừng bỏ qua gợi ý dưới đây của | Working.vn nhé !
1. Lý do nên sắp xếp đồ đạc gọn gàng ngăn nắp cho tủ bếp
1.1 Tiết kiệm thời gian
Tủ bếp thường chứa rất nhiều dụng cụ, xoong nồi, chén đĩa,... và cả thức ăn. Đặc biệt bên cạnh những món bạn thường xuyên sử dụng nhưng cũng không ít những vật dụng nhà bếp hiếm khi dùng đến. Nếu như để chúng một cách bừa bãi, thiếu khoa học thì rất mất thời gian tìm những lúc cần dùng chính vì thế sắp xếp đồ đạc tủ bếp gọn gàng ngăn nắp sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian khi bạn biết rõ món nào nằm ở đâu. Việc tìm kiếm đồ đạc sẽ dễ dàng hơn do không cần phải bới tung các khoang tủ.
1.2 Sắp xếp tủ bếp gọn gàng sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm đồ dùng
Các dụng cụ nấu nướng được sắp gọn vào những không gian chức năng, giúp bạn không phải chạy khắp nơi trong bếp mỗi khi muốn tìm nồi niêu, xoong chảo, rổ rá,… Việc tìm kiếm cũng dễ dàng hơn đối với những thành viên khác trong gia đình hoặc khách đến chơi nhà, vì không cần phải bới móc khắp nơi để lấy được thứ họ cần. Khi mọi người đã biết rõ vị trí của vật dụng nào đó, sau khi dùng xong, họ sẽ đặt lại ngay vị trí cũ.
1.3 Bảo quản đồ dùng nhà bếp và thức ăn tốt hơn
Thông thường, các kệ bếp nằm phía trên và dưới bếp nấu, bồn nước sẽ phần nào bị tác động bởi nhiệt lượng và độ ẩm. Nếu không muốn đồ dùng nhanh hỏng hay bị mốc meo, ẩm mốc hay bám bẩn, rỉ sét,...nhất định phải sắp xếp chúng hợp lý và khoa học.
2. Tủ bếp không đước sắp xếp đồ đạc gọn gàng sẽ ảnh hưởng gì đến đến cuộc sống của chúng ta?
2.1 Ảnh hưởng đến cảm xúc
Chắc chắn rằng sau khi làm việc mệt mỏi bạn về nhà và nhìn thấy một căn bếp bừa bộn nó sẽ khiến bạn khó chịu và bực bội hơn rất nhiều. Từ đó có thể dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi hơn, nó làm ảnh hưởng đến chính cảm xúc của bạn và những người xung quanh.
2.2 Ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ chung của không gian sống
Đặc biệt nếu căn bếp nhà bạn không được gọn gàng thì nó còn là điều kiện để vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập.
Điều này cực kỳ không tốt bởi đồ ăn nhà bạn sẽ bị ảnh hưởng, chất lượng đồ không được đảm bảo, gây nguy hại cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Đồng thời một căn bếp được tối giản thì giúp việc vệ sinh nhà bếp cũng sẽ dễ dàng hơn và không ảnh hưởng chung đến thẩm mỹ chung của ngôi nhà.3. Cách sắp xếp đồ đạc gọn gàng ngăn nắp cho tủ bếp
3.1 Lựa chọn những vật cần thiết và loại bỏ những vật dụng không cần đến
Để tủ bếp nhà bạn được gọn gàng, sạch sẽ và đẹp mắt hơn thì bạn nên xác định xem đâu là vật dụng cần thiết và bỏ đi những thứ không cần thiết để tạo ra được nhiều khoảng trống, giúp bố trí những vật dụng cần thiết phục vụ cho việc nấu nướng và sử dụng. Ngoài ra muốn tủ bếp luôn gọn gàng ngăn nắp thì trước hết phải “tống khứ” đi những vật dụng vốn không có đặc quyền trong gian bếp và không dùng để phục vụ cho việc nấu nướng.
3.2 Quy định vị trí cho từng vật dụng ở trong tủ bếp
Đây là cách bố trí tủ bếp gọn gàng bất di bất dịch nếu bạn muốn tủ bếp của gia đình mình luôn được sạch sẽ, ngăn nắp. Trước tiên bạn cần quan sát thật kỹ từng góc nhỏ trong tủ bếp và tìm những vật dụng có đặc điểm thích hợp để đặt vào từng vị trí ấy.
Chẳng hạn như tủ bát nên treo ở vị trí trên cao sẽ giúp chúng ta vừa tiết kiệm diện tích lại vừa giúp bát nhanh khô hơn. Nồi niêu thì sẽ thiết kế thêm 1 kệ bỏ dưới gầm tủ sẽ vừa tiện và gọn gàng hơn.
Với những quy định vị trí cụ thể của từng đồ đạc trong bát thì nó không chỉ giúp bạn tiết kiệm không gian diện tích mà còn giúp dễ dàng tìm kiếm những đồ dùng cần thiết một cách nhanh nhất. Đây chính là một trong những cách trang trí bếp gọn gàng hiệu quả nhất
3.3 Phân chia khu vực theo chức năng
Phân chia khu vực lưu trữ không những giúp các vật dụng như nồi, dao kéo, hộp đựng gia vị, có thể được giấu vô hình trong các ngăn kéo tủ, mà còn giúp giúp bạn dễ dàng tiếp cận với đồ đạc khi sử dụng. Các khu vực lưu trữ khác nhau trong nhà bếp cũng sẽ giúp phòng bếp trở nên gọn gàng và ngăn nắp.
Khu vực sơ chế và vệ sinh ( khu vực bồn rửa )
Trong quá trình sơ chế thực phẩm, bạn cần thiết kế nơi đựng chất thải hữu cơ. Để có thể phân loại rác, bạn nên bố trí thùng chứa phân ngăn. Nhiều gia đình thiết kế thùng rác bên trong ngăn kéo phía dưới bồn rửa hết sức tiện lợi, vệ sinh. Khu vực này bạn cũng có thể đựng nước rửa bát, dung dịch vệ sinh, túi nilon tiện lợi hoặc
Khu vực để gia vị
Ngay bên dưới nơi đặt bếp nấu, bạn nên để các loại gia vị khô thường xuyên sử dụng như: Tiêu, muối, đường, hạt nêm,...ở ngăn trên cùng. Nếu ngăn chứa còn trống, bạn có thể đặt thêm các hộc nhỏ để đựng một vài đôi đũa, muỗng thường dùng khi nấu ăn.
Đối với các loại vá, sạn, tốt nhất là nên treo trên tường tại khu vực nấu vì chúng chiếm nhiều diện tích hơn. Ngăn phía dưới thích hợp để chứa các gia vị trong chai như: nước mắm, xì dầu hay dầu ăn,….Khu vực để nồi niêu xoong chảo
Bạn có thể sắp xếp nồi, chảo vào các ngăn kéo rộng rãi dưới cùng tủ bếp. Để quá trình nấu nướng dễ dàng hơn, bạn có thể bố trí ngăn kéo đó gần khu vực bếp nấu.
Khu vực để bát đĩa, cốc chén
Đối với bát đĩa thường xuyên sử dụng hãy thiết kế một ngăn tủ đựng bát có các giá đỡ riêng. Vị trí thuận tiện nhất cho tủ đựng bát là khu vực phía trên bồn rửa. Tại đây, bạn có thể úp những bát, đĩa hay cốc chén dùng hằng. Với bát đĩa, cốc chén ít khi sử dụng, bạn có thể bố trí một ngăn tủ riêng cạnh đó để lưu trữ chúng gọn gàng hơn.
Khu vực để lò vi sóng, lò nướng
Nhiều gia đình có thiết kế lò nướng để phục vụ cho việc nướng bánh và đồ ăn. Tuy nhiên, đây có thể là khu vực ít sử dụng hơn so với bếp nấu. Thông thường, bạn có thể lắp đặt chúng âm tủ, bố trí các kệ gần nhau để đựng các thiết bị khác như lò vi sóng, máy pha cafe,... Bạn có thể sử dụng các tủ lưu trữ với các kệ chức năng bên trong. Nhờ vậy, khi tìm đồ đạc sẽ thuận tiện hơn. Đồng thời, bạn cũng có thể dễ dàng lấy đồ đạc ra ngoài.
Khu vực để dụng cụ sơ chế
Khu vực sơ chế thường chứa các vật dụng như dao, kéo, nạo… dùng để sơ chế thực phẩm. Nên lắp đặt kết hợp kệ chứa dao, thớt ngay cạnh nhau để đảm bảo sự thuận tiện.
Ở những góc hẹp khá kén việc thiết kế đựng đồ dùng. Vì thế, hãy nghĩ ngay những góc này dành cho việc để dao. Một ngăn để dao có thể bố trí ở bất kỳ vị trí nào của tủ với diện tích khiêm tốn. Chỉ cần góc nhỏ, đường ray trượt là đủ để bạn có thể sắp xếp gọn gàng những dụng cụ băm chặt cho gia đình mình.
Phía bên trong cánh tủ bếp bạn có thể gắn móc hay các giá treo và tận dụng nó để treo thớt, dao hoặc kéo.
Nhờ vậy, bạn sẽ thao tác nhanh hơn khi nấu nướng và chế biến các món ăn.
Khu vực đựng thực phẩm khô
Một số thực phẩm như gạo, mì… cần xếp ở những nơi khô ráo để bảo quản tốt hơn. Vì vậy, cần tránh những nơi ẩm thấp như bồn rửa chén, tủ bát đĩa… để không gây ẩm mốc cho thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân và gia đình.
Thông thường khi thiết kế, khu vực đồ khô sẽ được chia thành nhiều ngăn vì đồ khô trong bếp khá đa dạng và chiếm diện tích tương đối lớn. Bạn sẽ cần ít nhất một ngăn để đựng các loại thực phẩm khô như cơm, đồ hộp, bột,…
Trên đây Cách sắp xếp đồ đạc gọn gàng ngăn nắp cho tủ bếp. Hi vọng sẽ giúp mọi người có thêm nhiều ý tưởng bố trí nhà bếp, làm mới không gian mang đến nhiều nguồn cảm hứng nấu nướng và những bữa cơm gia đình thật sum vầy và ý nghĩa.
Hoài Sa