Banner TOP 1

Cách giúp ứng viên thể hiện điểm mạnh trong cuộc phỏng vấn

khám phá công ty "thiết kế nội thất tuyệt đẹp "phong cách decor tuyệt vời
cung cấp bạc đạn giá rẻ nhất việt nam
Mới nhất

Nhà tuyển dụng rất quan tâm và chú trọng đến những ứng viên biết thể điểm mạnh mình của trong buổi phỏng vấn bởi đó là một yếu tố giúp nhà tuyển dụng tìm ra được ứng viên sáng giá nhất.

Cách giúp ứng viên thể hiện điểm mạnh trong cuộc phỏng vấn

Cách giúp ứng viên thể hiện điểm mạnh trong cuộc phỏng vấn

Thể hiện được điểm mạnh của bản thân là một trong những mẫu chốt quyết định thành công của ứng viên trong buổi phỏng vấn, chính vì thế mỗi ứng viên cần nắm rõ những điểm mạnh của bản thân từ đó để biết cách thể hiện điểm mạnh của mình để hạ gục và tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng, vậy các bạn đã biết cách thể hiện nó ra sao chưa ? Nếu chưa thì cùng | Working.vn tham khảo ngay bài viết dưới đây để làm hành trang cho mình nhé !

1. Ứng viên hiểu như thế nào là điểm mạnh của bản thân

Đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu đôi chút về khái niệm điểm mạnh. Điểm mạnh (Strengths) là những thế mạnh của bạn về tố chất, kỹ năng, kinh nghiệm hoặc trình độ chuyên môn nổi trội trong đời sống và công việc của bản thân. Mỗi người trong chúng ta đều có các điểm mạnh khác nhau. Nhưng về cơ bản điểm mạnh thường bao gồm:

  • Trình độ chuyên môn giỏi
  • Đáng tin cậy, tính trung thực cao
  • Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc
  • Trình độ ngoại ngữ tốt (Giỏi Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Trung chẳng hạn )
  • Sự nhiệt tình, hăng hái trong công việc
  • Sự sáng tạo
  • Có tính kỷ luật cao, đạo đức nghề nghiệp
  • Sự kiên nhẫn
  • Sự tôn trọng, thân thiện với mọi người xung quanh
  • Mức độ quyết tâm hoàn thành công việc
  • Tính trung thực
  • Tính linh hoạt, nhạy bén, hăng hái và nhiệt huyết với môi trường, công việc
  • Kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp tốt
  • Sự chăm chỉ trong công việc
  • Sự nghiêm túc
  • Làm việc có nguyên tắc, đúng giờ, chuyên nghiệp
  • Sự năng động
  • Kỹ năng lên kế hoạch và giải quyết vấn đề tốt
  • Thành thạo kỹ năng tin học
  • Có năng khiếu về văn nghệ, nghệ thuật ( biết ca hát, làm MC, chơi đàn, chơi sáo,..)

2. Lý do các nhà tuyển dụng hỏi về điểm mạnh của bạn ?

 

H26-minTuyển dụng rất coi trọng những ứng viên có điểm mạnh

 

Nhà tuyển dụng thường xác định xem điểm mạnh của bạn có phù hợp với nhu cầu của công ty hay không ? Giống như hầu hết các câu hỏi bạn sẽ nghe trong một cuộc phỏng vấn việc làm, một người quản lý tuyển dụng đang cố gắng xác định xem bộ kỹ năng của bạn có phải là thứ cần thiết cho công việc đang tuyển dụng hay không.

Sự khác biệt của bạn và ứng viên khác: Mỗi ứng viên đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, chính vì vậy đó là lý do tại sao cùng một vị trí công ty lại phỏng vấn nhiều người. Mặc dù hai cá nhân có thể có cùng một sơ yếu lý lịch, nhưng cách họ nói về điểm mạnh và điểm yếu của họ sẽ giúp một công ty phân biệt giữa hai người, từ đó đưa ra phương án lựa chọn phù hợp.

Kiểm tra sự đánh giá của chính bạn: Các nhà tuyển dụng và người quản lý tuyển dụng quan tâm đến việc bạn là một nhân viên tự nhận thức như thế nào. Những nhân viên giỏi nhất nhận thức được điểm mạnh của họ và tận dụng họ để thành công ở nơi làm việc, đồng thời biết khi nào cần tìm kiếm sự trợ giúp cho khuyết điểm mà họ mắc phải.

3. Cách giúp ứng viên thể hiện điểm mạnh trong cuộc phỏng vấn

3.1 Đầu tiên ứng viên cần xác định điểm mạnh cá nhân

Xác định được điểm mạnh, kỹ năng và phẩm chất liên quan đến công việc mà bạn nhắm đến là điều quan trọng khi xin việc. Trong lúc phỏng vấn, bạn cần thể hiện rằng, những kỹ năng bạn có (bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm) là các yếu tố phù hợp với công ty.

3.2 Ứng viên cần tự đặt câu hỏi cho chính mình

Hoạt động nào bạn thích làm nhất ? Những yếu tố nào làm nó thú vị ?... Hãy đặt cho mình nhiều câu hỏi và tự trả lời. Từ đó, bạn có thể xác định rõ hơn bản thân mình mạnh/ yếu như thế nào.

Ví dụ, nếu bạn thích theo đuổi ngành kế toán, thì khả năng tính toán của bạn sẽ rất nhạy bén, bạn có khả năng là người tư duy logic và có năng lực giải quyết tốt vấn đề, có kỹ năng quản lý công việc tốt….

3.3 Xem xét sự phản hồi từ mọi người

 

A1Xem xét sự phản hồi của mọi người để biết điểm nổi bật của mình

 

Hãy nhớ lại những điều mà người khác thích/ ngưỡng mộ về bạn. Chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp của bạn, hoặc cách bạn làm việc nhóm, hay những lần bạn được giải thưởng hoặc sự công nhận cho một kỹ năng nào đó... Xem xét sự phản hồi của mọi người xung quanh giúp bạn biết mình nổi bật ở mặt nào. Đôi khi đó là điều bạn chưa hề nghĩ đến.

3.4 Ghi dấu điểm mạnh cá nhân khi phỏng vấn

Khi xác định được điểm mạnh rồi, hãy thực hành đan xen chúng vào câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn phổ biến. Nhà tuyển dụng có thể hỏi theo mẫu câu “Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì ?”, hoặc đặt ra câu hỏi tình huống để đánh giá hành vi. Nhưng về cơ bản, câu trả lời nên đầy đủ các yếu tố: Tình huống - nhiệm vụ - hành động - kết quả để thể hiện điểm mạnh.

3.5 Khi vào buổi phỏng vấn bạn cần Tập trung vào chất lượng

Bạn không nên khoe quá nhiều về bản thân, mà chỉ chọn 3 - 5 điểm mạnh liên quan đến ngành và có ý nghĩa cho vị trí đang phỏng vấn.

Ví dụ, bạn có thể trình bày như sau: “Tôi tin rằng sự chủ động, kỹ năng giao tiếp và tổ chức là 3 điểm mạnh lớn nhất của tôi. Trong kỳ nghỉ hè năm thứ 3 đại học, tôi đã phụ trách quản lý nội dung website của tờ báo X. Tôi đã phối hợp với bộ phận nội dung để nhận tin bài và bộ phận kỹ thuật để làm mới hoặc chỉnh sửa giao diện. Khác với người tiền nhiệm, tôi chủ động hỏi về chủ đề của tờ báo trong tháng tiếp theo và đề xuất các cách hiển thị mới trên website với kỹ thuật. Tôi đã giúp giao diện và nội dung được thay đổi hàng tháng một cách đồng nhất với chủ đề của báo in, đồng thời đảm bảo tất cả thành viên đều hiểu được hiệu quả và thông điệp mà những thay đổi này truyền tải ".

3.6 Làm nổi bật bằng những câu chuyện cá nhân

Bạn nên xác định những câu chuyện có thể chia sẻ để chứng minh kinh nghiệm. Bạn có thể bắt đầu bằng cách trả lời trực tiếp câu hỏi, sau đó củng cố bằng một chia sẻ cá nhân.

Ứng viên có điểm mạnh, kỹ năng và phẩm chất liên quan đến công việc mà bạn nhắm đến là rất quan trọng. Điều này giúp ứng viên tự tin và tạo được nhiều ấn tượng tốt trong mắt các nhà tuyển dụng. Hi vọng bài viết sẽ giúp mọi ứng viên có thêm kinh nghiệm để chuẩn bị thật tốt trong mọi cuộc phỏng vấn. Chúc các bạn luôn thành công trên con đường sự nghiệp và cuộc sống.

Nguyễn Vy

khám phá công ty thiết kế nội thất tuyệt đẹp phong cách decor tuyệt vời
BẠC ĐẠN CHÍNH HÃNG GIÁ RẺ NHẤT THỊ TRƯỜNG
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
Xem nhiều
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
nội thất đỉnh nhất việt nam
nội thất đỉnh nhất việt nam

Tin tiêu điểm

mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
  • Email
    Hỗ trợ
    Kiến nghị nhanh
    Hỗ trợ
    Đăng review Sản phẩm
Hotline: 
Mrs. Duyên
Phản hồi - Khiếu lại
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Mrs. Duyên
(Phản hồi - Góp ý)
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Nếu cần Phản hồi hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.

Exec time: 1.179750 s