Banner TOP 1

Cách giúp nhân viên văn phòng ứng phó khi bị sếp giao việc khó

khám phá công ty "thiết kế nội thất tuyệt đẹp "phong cách decor tuyệt vời
cung cấp bạc đạn giá rẻ nhất việt nam
Mới nhất

Việc sếp giao một công việc khó và vượt qua khả năng của mình là điều khiến mỗi nhân viên văn phòng cảm thấy rất mệt mỏi và áp lực. Bởi từ chối thì sợ mất lòng mà nhận việc lại sợ bản thân không kham được nổi.

Cách giúp nhân viên văn phòng ứng phó khi bị sếp giao việc khó

Cách giúp nhân viên văn phòng ứng phó khi bị sếp giao việc khó

Vậy làm sao để ứng phó với sếp khi bị giao việc khó ? Đây chắc hẳn là câu hỏi hiện đang được rất nhiều bạn nhân viên văn phòng quan tâm, đặc biệt là những nhân viên mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm. Vậy hôm nay hãy cùng | Working.vn tham khảo bài viết dưới đây để học cách ứng phó với mọi tình huống khó khăn nhất trong công việc nhé !

1. Cách ứng phó với công việc khó mà nhân viên văn phòng cảm thấy vẫn đảm nhiệm được

1.1 Đánh giá nhiệm vụ được giao

Khi sếp giao việc bạn cho là quá khó, hãy nhớ đừng vội từ chối hay thể hiện bất kỳ thái độ nào. Đây là một kỹ năng ứng xử tối thiểu mà bất kỳ nhân viên văn phòng mới đi làm hay nhân viên văn phòng lâu năm nào cũng đều cần phải biết. Lúc này, điều bạn cần làm là xem xét tình huống và đánh giá công việc mà mình nhận được để lên một chiến lược khôn khéo hơn để khỏi mất lòng sếp.

1.2 Xin Sếp thời gian nghiên cứu công việc

 

H31-minXin sếp thời gian để nghiên cứu thêm công việc

 

Thông thường, khi được sếp giao một công việc, nhiệm vụ khó, hầu hết mọi người đều lựa chọn một trong hai cách ứng xử là nhận lời hoặc từ chối ngay. Những người lựa chọn phương án nhận lời ngay thường có tâm lý sợ mất lòng sếp và sẽ gặp khó khăn trong công việc. Ngược lại, những người lựa chọn từ chối ngay cho rằng nếu bản thân làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công việc, thời gian, tiền bạc của công ty.

Hai cách lựa chọn này đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Nhưng với một trong hai lựa chọn trên, bạn đều không được sếp đánh giá cao. Nói như vậy bởi đây là một công việc, nhiệm vụ khó nên khi bạn đưa ra câu trả lời không ngay lập tức nghĩa là chưa thực sự nghiêm túc và còn ngần ngại. Trong trường hợp bạn nhận lời ngay nhưng lại đem đến một kết quả tồi tệ thì mọi thứ sẽ còn tồi tệ hơn rất nhiều.

Để tránh gặp vấn đề, bạn có thể xin thời gian để nghiên cứu thêm và đưa ra câu trả lời vào 1 – 2 ngày tới.

1.3 Tìm sự giúp đỡ của đồng nghiệp

Khi bạn là một nhân viên văn phòng mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm nếu được sếp giao cho một nhiệm vụ khó. Nếu bạn vội từ chối sẽ sợ mất lòng sếp, chính vì thế ngoài việc tìm hiểu và nghiên cứu thật kĩ công việc thì việc bạn cần làm tiếp theo là học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm sự giúp đỡ cũng như tham mưu của các đồng nghiệp, điều này sẽ củng cố kinh nghiệm cũng như giúp bạn có sự gắn kết nơi chốn công sở đừng ngại khó mà dấu nhược điểm của mình, nếu trường hợp khó quá không ai giúp đỡ được thì lúc này bạn nên tìm đến cách từ chối khéo léo nhất để không mất lòng sếp nhé !

1.4 Nếu bí quá hãy mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm từ sếp

 

H34-minMạnh dạn học hỏi kinh nghiệm từ sếp

 

Một khi bạn đã hoàn thành khá tốt nhiều dự án trong quá khứ, việc giao cho bạn những công việc mới là điều dễ hiểu. Điều quan trọng là bạn phải tính toán xem mình có đảm nhận nổi công việc đó không ? khi dự án triển khai liệu có vượt quá tầm kiểm soát của bạn không ? Nhưng bạn là một nhân viên văn phòng luôn mong muốn cống hiến hết mình cho công ty nếu gặp trường hợp khó quá nhưng bạn vẫn muốn vượt qua khó khăn này thì hãy mạnh dạn đi hỏi sếp.

Một cách ứng phó khi bị sếp giao việc khó bạn cũng không thể bỏ qua là gián tiếp bày tỏ mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ sếp. Cách làm này tưởng chừng như phức tạp nhưng thực tế lại vô cùng đơn giản. Không những vậy, nó còn có thể giúp bạn hạn chế tối đa những thiệt hại nếu cố “gồng gánh” công việc ngoài khả năng.

Theo đó, khi được sếp giao nhiệm vụ khó không tưởng, bạn hãy trình bày rằng bản thân vô cùng muốn được tự thực hiện từ đầu đến cuối nhưng lại chưa có kinh nghiệm. Do vậy, bạn tha thiết mong muốn được theo học kinh nghiệm từ sếp trong nhiệm vụ lần này để có thể áp dụng cho các công việc tương tự trong thời gian tới. Trong trường hợp này, bản chất câu trả lời là không đồng ý nhưng bạn lại không làm mất lòng hay phật ý sếp. Không những vậy, bạn còn có thêm cơ hội để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để phát triển bản thân trong thời gian sắp tới.

2. Cách Nhân viên văn phòng nên ứng phó khi công việc vượt quá khả năng của mình

2.1 Hãy học cách từ chối khéo léo

Trong trường hợp bạn cảm thấy bản thân không đủ khả năng hoàn thành công việc theo kỳ vọng của công ty và lãnh đạo thì hãy can đảm học các từ chối, Tuy nhiên khi từ chối bạn cũng nên có mẹo để từ chối sếp một cách khéo léo. Đừng bao giờ trả lời thẳng thừng trong một từ "không" khi mới nghe ý định của sếp. Bởi lời từ chối như thế dễ gây nên phản cảm đối với người nghe hoặc khiến sếp không hài lòng trong khi "lời nói chẳng mất tiền mua". Vì vậy, hãy biết "lựa lời mà nói" để sếp cảm thấy hợp lý và bạn cũng không bị áp lực với công việc.

Vd như: "Tôi thực sự mong muốn đảm nhận công việc này, nhưng thực tế bây giờ thì chưa thể kham nổi. Hy vọng thời gian tới, tôi có đủ thời gian, thực lực để đảm đương những dự án tương tự thế này". Đây là cách nói bạn có thể lựa chọn.

2.2 Tìm giải pháp khác thay thế

 

H9-minĐề bạt một số người có năng lực để thay thế

 

Nếu bạn cảm thấy năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm của mình chưa thực sự đảm nhiệm được công việc giao phó bạn nên khéo léo trình bài với cụ thể với sếp và đề bạt một số người có năng lực tốt hơn có thể làm công việc này. Điều này có thể giúp bạn làm chủ được tình thế và vẫn ghi điểm trong mắt đồng nghiệp cũng như sếp của mình.

2.3 Hạn chế từ chối qua email

Đôi khi vì không phải nói chuyện trực tiếp, mặt đối mặt mà gián tiếp qua email, điều này sẽ khiến sếp không hài lòng và nghĩ bạn là người ngại khó, mặt khác khi bạn từ chối nhận việc qua email sẽ khiến sếp rất dễ hiểu sai lời nói bạn. Vì vậy nếu có muốn từ chối thì hãy gặp mặt trực tiếp để nói chuyện, tránh gây những hiểu lầm không đáng có. Chúng tôi tin rằng nếu bạn từ chối công việc được sếp giao thêm với lý do chính đáng và thái độ ôn hòa thì chắc chắc sếp của bạn sẽ không làm khó cho bạn.

Chúng tôi vừa chia sẻ tới các bạn nhân viên văn phòng một vài gợi ý để các bạn dễ dàng ứng phó khi bị sếp giao việc khó. Hi vọng có thể hữu ích và giúp bạn vượt qua những tình huống tương tự trong công việc. Chúc các bạn luôn là những nhân viên văn phòng xuất sắc nhất.

Nguyễn Hoàng

khám phá công ty thiết kế nội thất tuyệt đẹp phong cách decor tuyệt vời
BẠC ĐẠN CHÍNH HÃNG GIÁ RẺ NHẤT THỊ TRƯỜNG
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
Xem nhiều
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
nội thất đỉnh nhất việt nam
nội thất đỉnh nhất việt nam

Tin tiêu điểm

mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
  • Email
    Hỗ trợ
    Kiến nghị nhanh
    Hỗ trợ
    Đăng review Sản phẩm
Hotline: 
Mrs. Duyên
Phản hồi - Khiếu lại
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Mrs. Duyên
(Phản hồi - Góp ý)
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Nếu cần Phản hồi hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.

Exec time: 0.982936 s