Trong môi trường công sở để tạo dựng được mối quan hệ, khẳng định giá trị bản thân thì một yếu tố nhân viên văn phòng nên có đó là học tính nhẫn nhịn.
Nhẫn nhịn là một đức tính tốt không chỉ trong tất cả mọi công việc mà còn cả trong cuộc sống. Đặc biệt nhẫn nhịn nơi công sở là một trong những đức tính rất cần thiết. Nó giúp nhân viên văn phòng dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc. Chính vì thế nhân viên văn phòng hãy luôn giữ hòa khí để luôn giữ được hình tượng tốt đẹp của chính bạn trong mắt mọi người. Hôm nay | Working.vn sẽ chia sẻ tới các bạn một vài cách giúp dân văn phòng rèn luyện tính nhẫn nhịn nơi công sở, cùng theo dõi để có thêm những thông tin bổ ích nhất cho bản thân nhé !
1. Hiểu tính nhẫn nhịn là gì ?
Nhẫn nhịn là một tính từ miêu tả đứng đức nhẫn nại của một người nào đó, Nhẫn nhịn là sự độ lượng, khả năng kiềm chế thoát khỏi cơn nóng giận, vội vàng của bản thân khiến cho đức trong tâm sáng, lòng thanh thản. Nhẫn nhịn không phải sinh ra đã có mà nó được rèn rũa, trau dồi và giáo dục qua những kỹ năng sống mỗi ngày để từ đó học cách sống nhẫn nhịn sẽ làm cho con người trở nên sâu sắc, giàu bản lĩnh trí tuệ cốt cách, mưu lược và cao thượng.
2. Nhẫn nhịn nơi công sở là “nghệ thuật sống” của nhân viên văn phòng
Trong môi trường làm việc công sở một nhân viên biết nhẫn nhịn là cả một nghệ thuật sống. Một nhân viên văn phòng biết cách nhẫn nhịn trước các vấn đề nào đó, nhẫn nhịn trước những đồng nghiệp không tốt khi đó họ sẽ biết kiểm soát được các hành vi của bản thân để chính mình không nổi nóng và biết cách cử xử chuyên nghiệp.
Nhân viên văn phòng khi làm việc sẽ không thiếu những đồng nghiệp luôn đấu đá với bạn và dùng nhiều trò nhằm hạ bệ bạn trước quản lý. Trước những “thị phi”, bạn nên nhẫn nhịn và bỏ qua những vấn đề không đáng quan tâm này. Bạn chỉ cần chứng minh bằng hành động và kết quả công việc sẽ khiến nhà quản lý nhận ra bạn là người như thế nào.
Thay vì nổi nóng và có những cuộc tranh cãi với đồng nghiệp, bạn nên bình tĩnh và lên kế hoạch để tiến một bước những lùi 3 bước. Bạn có biết, nếu tranh luận sẽ làm ảnh hưởng đến văn hóa công ty, đến đồng nghiệp khác ? Điều này sẽ khiến đánh giá của nhà quản lý với bạn không tốt. Biết cách nhẫn nhịn nơi công sở với vấn đề tranh luận ngoài công việc sẽ giúp bạn được mọi người yêu quý và tôn trọng hơn.
Nhẫn nhịn nơi công sở là bạn nhường họ, không chấp với họ chứ không phải là sự chịu nhục. Tùy thuộc vào tình huống và vấn đề diễn ra mà bạn cần có cách xử lý phù hợp nhất. Cách hay đó chính là chờ thời điểm thích hợp để “quật ngã” đồng nghiệp khiến họ không thể trở tay sẽ hay hơn việc “đôi cơ” trực diện.
3. Cách giúp dân văn phòng rèn luyện tính nhẫn nhịn nơi công sở
3.1 Luôn giữ tinh thần thoải mái
Cốt lõi vấn đề mà các bạn cần hiểu đó chính là nhẫn nhịn để tránh những cuộc tranh cãi gây mất trật tự tại công sở. Đồng thời giữ được hình tượng tốt đẹp của chính bạn trong mắt các đồng nghiệp khác. Để rèn luyện đức tính này, các bạn đầu tiên nên có một tinh thần thoải mái trước các vấn đề. Sau đó hít sâu để nhìn nhận mọi việc một cách nhẹ nhàng nhất.
3.2 Luôn tập sống vui sống khỏe mỗi ngày
Để có sự nhẫn nhịn nơi công sở, bạn nên tập sống vui, sống khỏe mỗi ngày, đi ngủ đủ giấc và ăn uống điều độ. Ngoài ra, để nhẫn nhịn, cách cực hay mà bạn nên thử dụng đó là bỏ ra ngoài, hoặc tìm đến các hoạt động khiến bạn phân tâm và có sự thư giãn hơn.
3.3 Hãy biết nhẫn nhịn khi bất đồng quan điểm
Môi trường làm việc của nhân viên văn phòng sẽ thường xuyên sẽ tồn tại sự bất đồng ý kiến trong cuộc họp, hay trong những trường hợp làm việc nhóm hay trong các cuộc thảo luận về các vấn đề trong công việc, trong mỗi người chúng ta luôn có cái tôi cao, hay tự cho mình là đúng và thường bỏ qua ý kiến của người khác khi tranh cãi nổ ra. Trong trường hợp này, nếu bạn một nhân viên khôn ngoan bạn sẽ biết nhẫn nhịn. "Nhẫn Nhịn" ở đây là sự khiêm tốn, thái độ nhún nhường, chân thành lắng nghe ý kiến của người khác, điều này giúp bạn có được góc nhìn đa chiều, tìm ra những thiếu xót của bản thân. Tiếp nhận ý kiến của người khác không đồng nghĩa với việc quan điểm của bạn sẽ bị phủ nhận. Khi một người được lắng nghe và tôn trọng, họ cũng sẽ đáp lại bạn điều tương tự. Sự đồng thuận, bổ sung cho nhau đem đến kết quả cao hơn cho công việc. Trên tất cả, "điều nhịn" này sẽ là tiền đề để bạn tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp của mình.
3.4 Hãy biết ứng xử thông minh khi bị đồng nghiệp dèm pha
Công sở được cho là môi trường có sự ganh đua. Khi bị đồng nghiệp nói xấu dèm pha, tùy vào tình huống và mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà bạn cần có cách ứng xử thông minh sao cho phù hợp. Điều quan trọng cần nhớ là sự điềm tĩnh, thái độ ôn hòa và suy nghĩ thấu đáo để đưa ra cách giải quyết hợp lý hợp tình, tránh những hành động bộp chộp, bốc đồng khiến bản thân phải hối hận về sau.
+ Trong trường hợp những lời bàn tán không gây ảnh hưởng xấu đến công việc mà chúng ta có thể gọi là chủ đề "vặt vãnh", thì bạn không cần quá để tâm đến nó. Vấn đề này không đáng để bạn phải đôi co tranh chấp. Ngược lại, hãy tỏ ra thiện chí, mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Bạn có thể mời đồng nghiệp đi ăn, đi uống cà - phê, tạo cơ hội để mọi người có thể tâm sự và hiểu nhau hơn, tránh những hiểu lầm đáng tiếc.
+ Khi những lời dèm pha gây ảnh hưởng đến công việc, lúc này bạn nên có những động thái kiên quyết hơn. Việc đối mặt trực tiếp với người thường xuyên "chơi xấu", nói với họ rằng bạn đã biết hết mọi việc và yêu cầu một cuộc nói chuyện thẳng thắn để tháo các vướng mắc giữa hai bên. Thái độ kiên quyết nhưng không gay gắt, bày tỏ thiện chí giải quyết vấn đề trong hòa bình, đồng thời mong muốn bình thường hóa mối quan hệ. Sau những nỗ lực cá nhân mà sự việc vẫn tiếp diễn, lúc này cần có bên thứ ba đứng ra phân xử. Bạn có thể gặp sếp hoặc bộ phận nhân sự, trình bày hoàn cảnh mà mình đang gặp phải và đưa ra những bằng chứng thuyết phục để chứng minh bạn không chụp mũ hay quy kết mà nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Mô tả lại rõ ràng hậu quả của những lời nói xấu ảnh hưởng đến bạn như thế nào, đồng thời bạn muốn giải quyết chuyện này một cách thỏa đáng và thoải mái nhất có thể. Để cho mọi người thấy bạn là người cương trực, biết suy nghĩ thấu đáo và hành động hợp lý hợp tình. Như vậy, những kẻ ghen ghét sẽ phải nể sợ bạn. Trong khi đó, những đồng nghiệp khác sẽ nhìn nhận bạn là người chín chắn và đáng tin cậy.
3.5 Hãy biết nhận thêm chút vất vả về mình sẽ mở ra cơ hội phát triển lâu dài
Trong một nhóm làm việc, nếu sếp thường xuyên giao cho bạn công việc khó và đồng nghiệp hay nhờ cậy bạn thì đừng nên phàn nàn hay lập tức từ chối. Hãy suy xét lại xem mình có thời gian để hoàn thành được việc này không, việc này có làm ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống cá nhân của mình hay không. Nếu bạn có thể hoàn thành tốt công việc và vẫn có quỹ thời gian dành cho đời sống riêng tư, hãy đồng ý nhận thêm việc về mình. Điều này sẽ tạo dựng hình ảnh một nhân viên có năng lực trong mắt sếp và tạo lòng tin nơi đồng nghiệp. Bên cạnh đó, làm thêm việc sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cũng như kỹ năng giúp bạn thành công, về lâu về dài sẽ mở ra cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
Trong trường hợp bạn thấy mình không thể hoàn thành tốt công việc, nên đưa ra lý do hợp lý giải thích vì sao bạn buộc lòng phải từ chối để sếp cũng như đồng nghiệp hiểu và thông cảm. Đồng thời, tìm cơ hội khác để giúp đỡ đồng nghiệp và chứng minh năng lực với cấp trên.
Nói tóm lại học cách nhẫn nhịn là một bí quyết giúp nhân viên văn phòng dễ dàng thành công hơn trong công việc, Nhờ vào tính nhẫn nhịn mà chúng ta có thể hoàn thiện các đức tính khác của bản thân, cải thiện bản thân, nâng cao năng suất và chất lượng công việc.
Nguyễn Vy