Trong quá trình làm việc văn phòng, dù bạn có là người cẩn thận, tỉ mĩ, bạn là người tài giỏi, một nhân viên xuất sắc, chuyên nghiệp đến mấy thì việc bạn mắc sai lầm là chuyện bình thường, sẽ có lúc bạn sẽ phải trải qua những khó khăn đó chính vì vậy kiểm soát và hạn chế được những sai lầm sẽ giúp bạn luôn vững tin hơn trong sự nghiệp.
Khi phạm phải sai lầm, một nhân viên văn phòng sẽ làm gì ? Hãy bình tĩnh và học cách chấp nhận thất bại trong công việc như một phần tất yếu, chỉ có như vậy bạn mới vượt qua được những cảm giác tiêu cực và kiểm soát những sai sót đó một cách hiệu quả nhất. Bài viết hôm nay | Working.vn sẽ chia sẻ những cách giúp dân văn phòng kiểm soát sai lầm trong công việc hiệu quả. Hãy cùng theo dõi và rút ra kinh nghiệm cho chính mình nhé !
1. Những nguyên nhân khiến nhân viên văn phòng mắc phải sai lầm trong công việc
1.1 Nguyên nhân chủ quan
- Do bạn là một nhân viên văn phòng chủ quan không để ý đến công việc được phân công cho nên dẫn đến những sai sót.
- Do yếu tố ngoại cảnh, hoàn cảnh, tình huống của sự việc đó khí cho kết quả mang đến không như mong đợi, đó cũng là một trong những nguyên nhân chủ quan khiến cho kết quả của bạn bị sai.
- Do bạn là một nhân viên văn phòng tự tin thái quá trong công việc. Khi làm việc nếu chủ quan không kiểm tra lại công việc thì sẽ dẫn đến việc sai sót, không làm đúng những công việc được giao.
1.2 Nguyên nhân khách quan
- Do áp lực công việc văn phòng quá lớn. Khi khối lượng công việc bị dồn vào quá nhiều và cần phải giải quyết ngay thì sẽ có nguy cơ dẫn đến những sai sót trong công việc
- Do thời gian, đối với một số công việc yêu cầu cần phải giải quyết nhanh, thời gian gấp rút. Chính vì thế mà không tránh khỏi những chỗ sai trong công việc.
2. Hậu quả khi bạn mắc phải những sai sót trong công việc
- Bạn sẽ phải nhận những lời trách, thậm chí có thể bị phạt vì những thiếu sót trong công việc đó của mình. Không những bị phạt, mà chính bạn sẽ phải là người sửa lại toàn bộ công việc đó. Chỉ vì những sai sót nhỏ mà sẽ mất rất nhiều thời gian để làm lại.
- Niềm tin, uy tín từ trước đến nay bạn gây dựng, hình ảnh nhân viên văn phòng mẫu mực mà bạn cố gắng xây dựng trong mắt các đồng nghiệp và sếp có thể sẽ bị hủy hoại khi bạn mắc làm sai một vấn đề nào đó. Những vấn đề nhỏ như vậy mà bạn còn sai thì những dự án lớn, những công việc quan trọng sếp của bạn sẽ cân nhắc có nên giao cho bạn hay không ? Điều này có thể sẽ khiến cho bạn cảm thấy chán nản, thất bại trong công việc, bế tắc trong công việc, làm cho giá trị bản thân của mình bị hạ thấp cũng như dẫn đến một số hành vi không kiểm soát được cảm xúc của mình.
Đó là những hậu quả mà một nhân viên văn phòng sẽ phải nhận vì thiếu trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên, nhiều người khi gặp phải những chuyện như thế này, bị mắng vài ba câu đã có ý định muốn bỏ việc. Hành động này có đúng hay không ? Nếu như bạn là một nhân viên văn phòng chuyên nghiệp khi gặp phải sai lầm trong công việc thì bạn phải làm gì trong những tình huống như vậy ? Hãy học cách kiểm soát và khắc phục sai lầm những sai lầm đó nhé !
3. Cách giúp dân văn phòng kiểm soát sai lầm trong công việc hiệu quả
3.1 Đối mặt với những vấn đề mình gây ra
Dù là một nhân viên văn phòng xuất sắc đến mấy cũng có khi cũng phải phạm phải sai lầm chính vì vậy hãy đối diện với sai lầm của mình bạn nhé, không trốn tránh, không im lặng. Sự im lặng hay trốn tránh của bạn lúc này chỉ khiến cho đối phương cảm thấy tức giận thêm thôi. Hãy lên tiếng về những sai lầm đó, và chịu trách nhiệm giải quyết chúng, mặc dù vấn đề to hay nhỏ. Đó mới là cách thông minh trong cách làm việc của bạn.
3.2 Vượt qua cái tôi của bản thân
Nếu bạn là một nhân viên văn phòng đã từng mắc sai lầm trong công việc, bạn biết rằng cái tôi của bạn có thể bị ảnh hưởng trong những tình huống này. Nhưng khi bạn học cách kiểm soát những đổ vỡ này và những tiêu cực liên quan đến thất bại trong công việc có thể giúp bạn hồi phục nhanh chóng và đưa bạn trở lại con đường đi đến thành công !
Quá trình này sẽ giúp bạn điều chỉnh cảm xúc của mình, liên quan đến những thất bại trong công việc và đảm bảo rằng những cảm xúc tiêu cực này không kéo bạn xuống quá lâu. Và để làm điều đó, để học cách quản lý sự thất vọng và tiêu cực mà bạn thường cảm thấy sau khi mắc sai lầm, bạn cần phải khám phá điều gì đã xảy ra.
3.3 Thừa nhận sai lầm
Thừa nhận sai lầm, những sơ suất hoặc những thất bại của bạn với những người đã phải gánh chịu và bị tổn thương vì điều đó. Đừng nói "ẩn ý, bóng gió" - hãy nhấn mạnh vai trò của riêng bạn trong trường hợp này.
3.4 Liệt kê những nguyên nhân dẫn đến sai sót trong công việc
Với mỗi vấn đề phát sinh từ những sai sót trong công việc của bạn. Bất luận nguyên nhân từ đâu là một nhân viên văn phòng chuyên nghiệp bạn sẽ luôn phải biết đối mặt và xử lý nó một cách nhanh chóng để tránh gây nên hậu quả tệ hơn.
3.5 Tìm hướng giải quyết
Sau đó, bạn nên tự hỏi bản thân xem có những cách nào để giải quyết vấn đề đó không. Nếu được quay ngược thời gian thì bạn có làm khác hơn so với những gì đã làm trong quá khứ hay không. Sau đó, tự hãy phân tích ưu và nhược điểm của cách giải quyết cũ và tự rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.
3.6 Tin vào bản thân
Cuộc sống và công việc sẽ khó khăn hơn bạn mất hết niềm tin vào bản thân mình, Nhưng hãy nhớ rằng: Nếu bạn không tin tưởng chính mình, thì sẽ chẳng ai tin tưởng bạn nữa. Hãy dũng cảm đấu tranh cho những gì mà bản thân vẫn luôn tin tưởng. Sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, mọi ước mơ, đam mê của bạn sẽ trở thành hiện thực sau chuỗi ngày dài bạn nỗ lực và cố gắng.
Tin vào bản thân để kiên nhẫn theo đuổi con đường phía trước, tin rằng bạn có thể làm và sẽ làm được. Yêu cầu niềm tin đó ở những người khác nữa. Bạn có thể không đạt được điều đó ngay lập tức, do vậy hãy chuẩn bị nạp "nhiên liệu" cho động lực của mình bằng cách tin tưởng vào bản thân cho đến khi bạn nhận được lòng tin từ những người khác theo thời gian.
3.7 Trau dồi và rèn luyện nhiều hơn nữa
Những sai lầm trong quá khứ là bài học để bạn rút ra kinh nghiệm và nhìn nhận lại thái độ và năng lực xử lý tình huống của mình. Do đó để không tái phạm chúng, bạn cần không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao kỹ năng của mình nhiều hơn nữa. Đồng thời bạn có thể hỏi xin lời khuyên từ những người xung quanh để tìm hiểu xem nếu họ là bạn trong tình huống ấy, liệu họ sẽ giải quyết chúng như thế nào. Để có thêm những cách xử lý tình huống tốt nhất
Tất cả mọi việc, dù đã được tính toán và quản trị rủi ro trước khi thực hiện nhưng trong quá trình làm việc vẫn xuất hiện những sự cố mà không ai có thể lường trước được. Do đó, bạn nên có một thái độ điềm tĩnh, chấp nhận và học hỏi từ những sai lầm bạn đã mắc phải. Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp nhân viên văn phòng thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng để kiểm soát sai lầm trong công việc hiệu quả nhất. Chúc bạn luôn là những nhân viên văn phòng chuyên nghiệp nhất và luôn thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống.
Hoàng Liên