Việc tìm hiểu công ty cũng như vị trí tuyển dụng và chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho mình trước khi bước vào cuộc phỏng vấn sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh, tự tin hơn và đạt kết quả như mong muốn.
Việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho mình trước khi bước vào cuộc phỏng vấn sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh và tự tin hơn. Sau đây Working.vn sẽ cho các bạn biết một quá trình phỏng vấn sẽ có những bước gì, trình tự các bước ra sao, và một số lưu ý cho các bạn khi tham gia phỏng vấn xin việc, mong rằng sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đi phỏng vấn.
I. QUÁ TRÌNH PHỎNG VẤN
1. Chuẩn bị
Đây là bước trước khi đến phỏng vấn, nó bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ phỏng vấn, tìm hiểu thông tin về công ty ứng tuyển, dự đoán các câu hỏi có thể gặp phải và đề xuất các phương pháp trả lời thích hợp, trang phục. Cụ thể như sau:
1.1. Chuẩn bị hồ sơ
Thông thường, hồ sơ xin việc bao gồm:
(Hãy chắc chắn rằng, mỗi loại giấy tờ trên bạn nên có sẵn vài bản để nộp ở nhiều nơi)
1.2. Tìm hiểu thông tin về công ty mình ứng tuyển
- Đây là việc làm quan trọng, bạn phải biết rõ nhất có thể về quá trình thành lập, phát triển và các lĩnh vực hoạt động của công ty cũng như những thành công của công ty trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, bạn cần biết rõ yêu cầu công việc và công việc mà vị trí bạn ứng tuyển phải làm.
- Việc tìm hiểu này càng cụ thể, càng rõ ràng thì càng mang lại cho bạn sự tự tin cũng như khả năng thuyết phục với người tuyển dụng.
1.3. Trang phục
Khi đi phỏng vấn bạn nên chọn trang phục cho phù hợp với công việc mà mình ứng tuyển, yêu cầu chung là gọn gàng, lịch sự, không quá cầu kì, lòe loạt,... Có thể là quần âu áo sơ mi, hoặc là bộ vest công sở lịch lãm,...
2. Đến phỏng vấn
- Với việc đến phỏng vấn, các ứng viên nên đến sớm hơn so với quy định từ 10-15 phút để tránh bị chậm do các tình huống bất thường. Tuy nhiên, cũng không nên đến sớm quá để tránh rơi vào trạng thái hồi hộp, lo lắng, hoặc chán nản.
- Trong quá trình ngồi chờ phỏng vấn, bạn có thể nói chuyện với các ứng viên khác để tạo sự bình tĩnh, vui vẻ, cũng như qua cách nói chuyện có thể hiểu thêm về công ty cũng như các thông tin khác như: Công việc, người phỏng vấn, hay cách thức trả lời,...
3. Trong quá trình phỏng vấn
- Đây là thời điểm quan trọng, bởi nó sẽ quyết định thành công hay thất bại trong quá trình xin việc của bạn, nếu bạn chuẩn bị tốt thì bước này có thể thuận lợi. Thông thường khi phỏng vấn bạn nên thể hiện sự bình tĩnh, nói to, rõ ràng. Hãy nhớ rằng luôn nhìn vào người phỏng vấn khi trả lời để vừa cho họ thấy bản lĩnh của mình, đồng thời quan sát được thái độ của họ trước những câu trả lời của bạn.
- Hãy nói rõ, thẳng thắn và nhất quán quan điểm của bạn về một vấn đề, điều này sẽ được các nhà tuyển dụng đánh giá cao bởi nó thể hiện được lập trường của bạn, và cũng đừng ngại hỏi nhà tuyển dụng nếu được yêu cầu.
- Luôn nhớ rằng, sau khi kết thúc phỏng vấn và đứng dậy bạn đừng quên nói lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành cho mình và “hi vọng được gặp lại cũng như làm việc cùng anh (chị)”. Không nên đưa tay ra để bắt tay nhà tuyển dụng nếu nhà tuyển dụng không đưa tay ra trước để bắt tay bạn.
4. Sau cuộc phỏng vấn
- Hãy thư giãn vì bạn đã làm tốt nhất công việc và đã thể hiện hết bản thân mình. Một sai làm mà nhiều ứng viên hay gặp phải là chờ đợi liên lạc từ nhà tuyển dụng.
- Nếu sau ngày mà bạn được thông báo là nhận thông tin về tuyển dụng mà bạn không thấy gọi thì hãy chủ động gọi cho họ vì có thể họ quên hay ít nhất bạn cũng cảm thấy không phải suy nghĩ về kết quả tuyển dụng của mình nữa.
II. CÁC LƯU Ý KHI THAM GIA PHỎNG VẤN
1. Tác phong khi bước vào:
- Nên đi thẳng người, đi nhẹ nhàng, tránh gây tiếng động, thể hiện sự tự tin, chuyên nghiệp.
2. Cảm ơn sau mỗi câu hỏi của nhà tuyển dụng:
- Thường là khi NTD đặt câu hỏi, các ứng viên chỉ chú trọng vào việc trả lời câu hỏi mà quên mất câu cám ơn với người đưa ra câu hỏi cho mình, và các NTD rất để ý vấn đề này.
- Lời khuyên từ nhà tuyển dụng: Hãy cảm ơn sau mỗi câu hỏi của NTD.
3. Chú ý khi ngồi.
Nên ngồi thẳng, và ngồi khoảng 1/2 ghế, tránh ngồi dựa người thoải mái vào ghế, đối với các bạn nữ nên ngồi khép kín chân hoặc vắt gọn chân cho kín đáo, tránh cách ngồi gợi cảm là chụm gối hình chữ V ngược.
4. Trang phục, đầu tóc
Nên chọn trang phục là áo sáng màu, quần /váy tối màu, đầu tóc gọn gàng, tránh để tóc mái lòe xòe che khuôn mặt bạn. Tối kỵ trang phục tối màu vì sẽ phản màu da, làm tối khuôn mặt bạn. Và cũng không nên mặc những trang phục quá gợi cảm không thích hợp cho một buổi phỏng vấn
5. Khi phỏng vấn nhóm
Nếu như trong một cuộc phỏng vấn có nhiều nhóm cùng tham gia phỏng vấn một lúc, và các thành viên trong một nhóm phải thảo luận với nhau thì cần lưu ý:
Còn nếu bạn được phỏng vấn theo nhóm:
- Người đại diện nên ngồi cùng với nhóm của mình để trả lời, như vậy sẽ tạo cơ hội cho các thành viên khác được thể hiện kiến thức và bổ sung cho câu trả lời của người đại diện. Rất nhiểu trường hợp người đại diện nhóm đứng lên một mình để trả lời, và đây là điều bất lợi cho các bạn.
- Nên chú ý lắng nghe khi nhóm khác trả lời: Điều này thể hiện các bạn là người ham học hỏi, biết lắng nghe ý kiến của người khác. Và bạn đừng quên một điều là: Nhà tuyển dụng luôn chú ý đến thái độ, cử chỉ của bạn đấy.
6. Thể hiện kiến thức chuyên môn, khả năng đảm nhiệm vị trí được giao:
- Khi được hỏi " Tại sao bạn nghĩ bạn có đủ khả năng để đảm nhiệm công việc này" thì tốt nhất là bạn nên nói cụ thể về kiến thức, thành tích cũng như các kĩ năng mà bạn đã tích lũy được.
- Nếu có nhiều kinh nghiệm thực tế, VD như bạn đã từng làm việc cho một công ty nào đó thì hãy kể ra vị trí mà bạn đảm nhiệm, thành tích đã đạt được....
7. Tác phong khi đứng dậy ra về
- Có một vấn đề mà nhà tuyển dụng rất để ý, đó là khi phỏng vấn xong bạn đứng dậy ra về như thế nào, đa số trong các ứng viên khi đi vào phỏng vấn thì tác phong rất lịch sự nhưng lại chưa biết đi ra như thế nào, thường là quay người đi thẳng bỏ lại sau lưng một ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng.
- Lời khuyên từ nhà tuyển dụng: Khi đứng dậy ra về, bạn nên quay mặt về phía người phỏng vấn, chào và lùi vài bước trước khi quay người đi.
III. NHÀ TUYỂN DỤNG HAY HỎI NHỮNG CÂU HỎI GÌ ?
Bạn sẽ nhận được một loạt các câu hỏi, những câu trả lời của bạn cho các câu hỏi này sẽ cho thấy mức độ thích hợp của bạn với công ty và công việc sắp tới. Đó thường là những câu hỏi sau đây:
IV. BẠN NÊN HỎI NHỮNG CÂU GÌ ?
Thông thường khi đi phỏng vấn, bạn sẽ có cơ hội để đặt câu hỏi cho những người phỏng vấn. Đây cũng là lúc nhà tuyển dụng “đo” những giá trị mà bạn có đang ở mức nào. Bạn nên đặt những câu hỏi dạng như:
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG !
Hoàng Liên