Việc tính giá thành là một nghiệp vụ quan trọng nhất mà bất cứ kế toán viên nào cũng phải thực hiện, bởi giá thành sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của kế toán giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất xây dựng luôn phải biết tập hợp các khoản chi phí như chi phí trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm nhằm mục đích phục vụ cho quá trình quản trị của chủ doanh nghiệp, cơ quan thuế, nhà đầu tư… Vậy phương pháp tính giá thành sản phẩm ra sao ? Dưới đây | Working.vn xin giới thiệu đến các bạn các phương pháp tính giá thành sản phẩm phổ biến nhất hiện nay để kế toán viên có thể thuận tiện áp dụng vào bài toán tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp mình nhé !
1. Khái niệm Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm (tiếng Anh là Price hoặc Pricing of Product) về cơ bản là số tiền mà khách hàng phải trả cho một sản phẩm, dịch vụ.
Theo một cách sâu xa hơn, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan tới khối lượng công tác, sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.
2. Các loại giá thành sản phẩm
Muốn hiểu rõ các phương pháp tính giá thành sản phẩm, trước hết cần phân loại được các loại giá thành theo các tiêu thức phân biệt như sau:
- Phân loại theo thời điểm tính và số liệu tính giá thành
- Phân loại theo phạm vi chi phí:
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm có thể chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó các yếu tố chính ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm có thể kể đến:
4. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
4.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp)
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kì sản xuất ngắn. Đối tượng kế toán chi phí là từng loại sản phẩm, dịch vụ. Đối tượng kế toán chi phí trùng với đối tượng hạch toán giá thành. Ngoài ra phương pháp còn được áp dụng cho những doanh nghiệp tuy có quy trình sản xuất phức tạp nhưng sản xuất khối lượng lớn và ít loại sản phẩm , mỗi loại sản phẩm được sản xuất trong những phân xưởng riêng biệt, hoặc để tính giá thành của những công việc kết quả trong từng giai đoạn sản xuất nhất định.
Công thức: Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
Ưu điểm: Thuận tiện cho việc hoạch toán do số lượng mặt hàng không nhiều, việc hoạch toán thường được tiến hành vào cuối tháng trùng với kì báo cáo nên dễ dàng đối chiếu, theo dõi.
Nhược điểm: Chỉ áp dụng được cho doanh nghiệp sản xuất số lượng mặt hàng ít khối lượng lớn, doanh nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm, chu kì sản xuất ngắn.
4.2 Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp sử dụng cùng một quy trình sản xuất, cùng một nguyên vật liệu và lượng lao động nhưng sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau. Các loại hình doanh nghiệp điển hình là doanh nghiệp sản xuất quần áo, giày dép; doanh nghiệp đóng gói bao bì; doanh nghiệp chế biến nông sản;…
Công thức:
Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm / Tổng số sản phẩm gốc
Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại * Hệ số quy đổi từng loại
( Hệ số quy đổi cần phải được xác định cho từng loại sản phẩm khác nhau trên một loại sản phẩm tiêu chuẩn được quy ước là hệ số 1)
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
Ưu điểm: Tính được nhiều loại sản phẩm trong cùng một quy trình.
Nhược điểm: Vấn đề lựa chọn sản phẩm nào là sản phẩm chính. Các bước tính toán phức tạp.
4.3 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
Các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp này là các doanh nghiệp có quá trình sản xuất ngoài thu được sản phẩm chính còn cả những sản phẩm phụ, điển hình là các doanh nghiệp chế biến dầu thô hay các doanh nghiệp sản xuất gỗ
Công thức:
Tổng giá thành SP chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ- Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính – Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ
Ưu điểm: Việc hoạch toán thường được tiến hành vào cuối tháng trùng với kì báo cáo nên dễ dàng đối chiếu, theo dõi.
Nhược điểm: Khó khăn trong việc bóc tách chi phí dành cho sản phẩm phụ và sản phẩm chính.
4.4 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ ( định mức )
Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm với các quy cách, phẩm chất khác nhau. Chính vì vậy, khi hạch toán, kế toán sẽ tập hợp chi phí theo các nhóm sản phẩm.
Công thức:
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch x giá thành tỷ lệ
Ưu điểm: Phương pháp này cho phép phát hiện một cách nhanh chóng những khoản chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng khoản mục, theo từng nơi phát sinh chi phí cũng như đối tượng chịu chi phí, các nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này..v.v nên giúp cho nhà quản lý có những căn cứ đề ra những quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn được những hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí đúng mục đích, có hiệu quả nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm.
Nhược điểm: Theo phương pháp này thì ngay từ đầu mỗi tháng kế toán phải tính giá thành định mức các loại sản phẩm trên cơ sở các định mức chi phí tiên tiến hiện hành làm cơ sở cho việc tính giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm sau này. Khi tính giá thành định mức các loại sản phẩm, kế toán phải tính riêng từng khỏan mục chi phí cấu tạo nên giá thành sản phẩm theo những cách thức khác nhau. Do đó sử dụng phương pháp này rất phức tạp.
4.5 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Với việc xác định giá thành trên từng đơn hàng, phương pháp này phù hợp với các công ty xây dựng, các công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cho từng dự án hay các công ty xuất nhập khẩu theo đơn hàng.
Công thức:
Giá thành của từng đơn hàng bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phi sản xuất chung phát sinh từ lúc bắt đầu cho tới lúc kết thúc đơn đặt hàng.
Ưu điểm: Linh hoạt, không phân biệt phân xưởng thực hiện chỉ quan tâm đến các đơn dặt hàng. Có thể tính được chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng , từ đó xác định giá bán và tính được lợi nhuận trên từng đơn đặt hàng.
Nhược điểm:
Rời rạc, chưa thống nhất nếu phân bổ ở các phân xưởng khác.
Nếu nhận đươc nhiều đơn đặt hàng sản xuất gây khó khăn trong việc sản xuất và phân bổ.
Sẽ gặp khó khăn nếu có đơn vị yêu cầu báo giá trước.
4.6 Phương pháp tính giá thành phân bước
Phương pháp tính giá thành phân bước được áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, có nhiều công đoạn nối tiếp nhau. Mỗi công đoạn của quy trình có một thành phẩm riêng biệt và thành phẩm của công đoạn trước là đối tượng của công đoạn sau. Các loại hình doanh nghiệp điển hình là doanh nghiệp chế biến đồ hộp, đồ gia dụng hay quần áo thời trang,…
Công thức:
Doanh nghiệp tiến hành tập hợp chi phí trên từng công đoạn, tính giá trên các công đoạn trung gian, từ đó tính ra giá thành của thành phẩm cuối cùng của quy trình.
Ưu điểm: Các công đoạn diễn ra chặt chẽ, có kế hoạch sản xuất ổn định.
Nhược điểm: Tính toán phức tạp, nhiều công đoạn.
Trên đây các phương pháp tính giá thành được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Hi vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp các kế toán viên thuận lợi hơn trong quá trình tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Chúc các bạn luôn vững tin và thành công trong ngành nghề kế toán.
Hoài Sa