Banner TOP 1

Các kỹ năng tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp cần phải trang bị

khám phá công ty "thiết kế nội thất tuyệt đẹp "phong cách decor tuyệt vời
cung cấp bạc đạn giá rẻ nhất việt nam
Mới nhất

Tuyển dụng nhân sự trở thành một việc cực kì quan trọng nên trong hầu hết các doanh nghiệp lớn, vị trí chuyên viên tư vấn tuyển dụng luôn được đề cao và quyết định sự phát triển của công ty.

Các kỹ năng tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp cần phải trang bị

Các kỹ năng tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp cần phải trang bị

Có thể nói tài sản đắt giá nhất của mỗi doanh nghiệp là con người. Do đó, doanh nghiệp nào cũng muốn có những người giỏi nhất ? Tuyển dụng nhân sự trở thành một việc cực kì quan trọng nên trong hầu hết các doanh nghiệp lớn, vị trí chuyên viên tư vấn tuyển dụng luôn được đề cao và quyết định sự phát triển của công ty.

Để trở thành một nhà tuyển dụng giỏi và thông thạo việc tìm kiếm nhân tài cho doanh nghiệp, bạn nên trau dồi kỹ năng tuyển dụng ngay từ bây giờ.

1. Cấu trúc của một buổi phỏng vấn

Theo các chuyên gia nhân sự, việc có nhiều hơn 1 người phỏng vấn sẽ giúp quá trình đánh giá trở nên khách quan hơn. Điều này giảm đi nguy cơ ứng viên được lựa chọn dựa trên cảm tính của một cá nhân.

Tiến trình phỏng vấn nên được thực hiện như sau:

Phần 1: Giới thiệu

Dành ra một vài phút trò chuyện để giúp ứng viên cảm thấy thoải mái hơn. Bạn cũng có thể giới thiệu qua về quy trình phỏng vấn.

Phần 2: Đặt câu hỏi phỏng vấn

Bạn nên bắt đầu với các câu hỏi chung để khai thác thông tin của ứng viên và tìm hiểu xem họ có đáp ứng đủ tiêu chuẩn công việc hay không. Người tuyển dụng chuyên nghiệp nên tránh đặt các câu hỏi về chiều cao, cân nặng, tôn giáo, vùng miền, giới tính... trong quá trình phỏng vấn.

Phần 3: Bổ sung một bài kiểm tra nhỏ nếu cần

Để đánh giá đúng thực lực của ứng viên, bạn nên có một bài kiểm tra vào ngày phỏng vấn. Tùy vào yêu cầu của vị trí đang tuyển, bạn có thể bổ sung bài kiểm tra về tính cách, thái độ, khả năng làm việc nhóm, tư duy, kinh nghiệm công việc...

Phần 4: Tổng kết

Người phỏng vấn sẽ tạo cơ hội cho ứng viên đặt câu hỏi, sau đó đưa ra một mốc thời gian để trả lời các câu hỏi kèm theo thông báo thời hạn nhận kết quả. Kết thúc buổi phỏng vấn, bạn nên gửi lời cảm ơn tới ứng viên vì đã tham dự

2. Hiểu rõ vị trí tuyển dụng 

 

H16-minTuyển dụng nên hiểu rõ vị trí tuyển dụng

 

Trước khi đăng thông báo tìm ứng viên, bạn cần chắc chắn rằng đã nghiên cứu kỹ công việc mà mình sẽ tuyển dụng. Bạn phải tìm hiểu xem những kiến thức và phẩm chất của người đi phỏng vấn có phù hợp với yêu cầu công việc hay không. Ngoài ra, nhà tuyển dụng còn phải đánh giá các kỹ năng mềm của ứng viên như:

  • Tính độc lập trong công việc
  • Sự năng động
  • Tinh thần làm việc nhóm
  • Làm việc có tổ chức và đa nhiệm tốt
  • Khả năng làm việc dưới áp lực cao
  • Giao tiếp tốt
  • Linh hoạt trong xử lý tình huống
  • Tự tin

3. Nghiên cứu CV của ứng viên trước khi phỏng vấn

Đây là việc nhân sự bắt buộc phải làm. Ngoài ra trong thời đại số, bạn nên cân nhắc nghiên cứu thêm hồ sơ của ứng viên trên các mạng xã hội, như Facebook, Google Plus...

4. Ghi chú trong khi phỏng vấn

Bạn có thể nhớ thông tin của 1 hay 2 ứng viên nhưng khi con số lên đến 5 hay 10 hoặc nhiều hơn thì bạn sẽ cần đến những ghi chú cụ thể. Vì vậy, người tuyển dụng phải có công cụ để lưu lại các thông tin thật rõ ràng của từng ứng viên.

5. Những kỹ năng cần có của một chuyên viên tuyển dụng giỏi

5.1 Trau dồi khả năng rà soát các ứng viên giỏi

Chưa cần biết một ứng viên thể hiện tuyệt vời như thế nào trên giấy, hãy giữ cho bản thân luôn tập trung để không có những sai sót không đáng có.

- Làm rõ về công việc sắp đến. Mặc dù ứng viên có thể có những kinh nghiệm và kỹ năng phỏng vấn tuyệt vời, có thể họ vẫn hướng tới việc thường xuyên thay đổi công việc. Hãy cố gắng tìm ra những điểm trống trong quá trình tìm việc, các lý do hợp lý và bất kỳ lịch sử làm việc nào mà họ không đề cập trong hồ sơ.

- Luôn luôn cảnh báo cho ứng viên về những vấn đề trong tiền lương và vị trí ứng tuyển. Chưa biết một ứng viên giỏi như thế nào, một công việc với vấn đề lớn về giao tiếp hay ở một thành phố khách thường không phù hợp để làm việc một cách hiệu quả với ứng viên. Hãy lắng nghe thông qua việc hỏi các ứng viên về công việc và mức lương họ mong đợi cho công việc mới nếu họ được nhận. Do đó, không nên giới thiệu ứng viên đến một công việc có các yếu tố không phù hợp với nhu cầu của họ.

- Tìm hiểu tất cả những nguyên nhân và một ứng viên rời bỏ công việc cũ. Cố gắng khuyến khích họ nói một cách thẳng thắng và chân thực về những thất bại hay bất cứ vấn đề gì trong quá khứ. Bạn nên biết nếu khách hàng cá nhân của mình thất lại trong quá trình làm việc nhóm, hoặc đơn giản hơn là gặp một vấn đề nhỏ nào đó.

- Để mắt tới những công việc hay những ứng viên phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Yêu cầu ứng viên của bạn cung cấp thêm thông tin về mối quan tâm, sở thích, gia đình và công việc yêu thích. Trong khi giữ mối liên hệ một cách chuyên nghiệp, bạn có thể nên phân tích theo về việc họ sẽ làm việc tốt như thế nào trong một công ty như thế nào.

5.2 Học cách tạo ra những mô tả công việc đặc thù

 

H2-minTuyển dụng nên học cách tạo ra những mô tả công việc đặc thù

 

- Bao gồm những kỹ năng cần thiết, các giấy tờ, kinh nghiệm, con đường sự nghiệp hay giáo dục, cũng như các chi tiết cụ thể như vị trí, mức lương, ngày đăng tuyển thông tin và ngày hết hạn nộp hồ sơ, các yêu cầu trong quá trình phỏng vấn. Một mô tả công việc được viết một cách khéo léo bằng văn bản và phù hợp với nhu cầu của khách hàng sẽ giúp bạn nổi bật hơn so với những chuyên viên tư vấn tuyển dụng khác hoặc công ty tuyển dụng khác.

- Những mối quan hệ tốt với các chuyên viên tư vấn tuyển dụng khác sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế hơn. Nếu bạn tự thấy bản thân không đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng, bạn có thể hỏi các đồng nghiệp của bạn để có một sự thương lượng, khi họ có thể tìm người cho vị trí đó giúp bạn và ngược lại, bạn cũng có thể hỗ trợ họ trong hoàn cảnh tương tự nếu họ cần sự giúp đỡ.

5.3 Xây dựng hệ thống đánh giá để lọc ứng viên

- Thực tế, quá trình phỏng vấn có rất nhiều rủi ro khiến kết quả trở nên thiếu chính xác. Do thiện cảm cá nhân của người phỏng vấn, hoặc do mẫu phỏng vấn không lớn, khiến người mà bạn tìm được chỉ là người giỏi nhất trong số những người phỏng vấn, chứ chưa phải người thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc. Việc có một hệ thống đánh giá không chỉ giúp kết quả trở nên khách hơn hơn, mà còn duy trì được tính thống nhất và đẩy nhanh tiến độ công việc, nhất là khi số lượng phỏng vấn quá lớn.

- Hệ thống đánh giá nên được lượng hóa. Sử dụng bảng đánh giá theo khung năng lực là một cách làm hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay, đảm bảo tính quy chuẩn và bám sát nhất vào yêu cầu vị trí.

- Cần hạn chế so sánh ứng viên với nhau trước khi so sánh với bảng tiêu chí chung. Việc so sánh giữa các ứng viên chỉ nên được thực hiện ở bước cuối cùng khi bạn bắt đầu chốt số lượng tuyển dụng.

Thế Việt

khám phá công ty thiết kế nội thất tuyệt đẹp phong cách decor tuyệt vời
BẠC ĐẠN CHÍNH HÃNG GIÁ RẺ NHẤT THỊ TRƯỜNG
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
Xem nhiều
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
nội thất đỉnh nhất việt nam
nội thất đỉnh nhất việt nam

Tin tiêu điểm

mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
  • Email
    Hỗ trợ
    Kiến nghị nhanh
    Hỗ trợ
    Đăng review Sản phẩm
Hotline: 
Mrs. Duyên
Phản hồi - Khiếu lại
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Mrs. Duyên
(Phản hồi - Góp ý)
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Nếu cần Phản hồi hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.

Exec time: 0.611207 s