Việc vi phạm hành chính về hóa đơn trong các doanh nghiệp là một điều rất tối kị, chính vì thế nhân viên kế toán cần nắm rõ các nghiệp vụ này để quản lý hóa đơn trong doanh nghiệp một cách thật hiệu quả.
Dưới đây là những hình thức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn chi tiết nhất được | Working.vn tổng hợp và chia sẻ, hãy cùng chúng tôi theo dõi để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích nhất để nhân viên kế toán luôn vững chắc trong nghiệp vụ kế toán của mình nhé !
1. Việc vi phạm hành chính về hóa đơn nghiêm trọng như thế nào ?
Hóa đơn là một trong những giấy tờ vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. Bởi cùng với hóa đơn và một số chứng từ khác sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để tiến hành kê khai thuế, tổng hợp tình hình kinh tế tài chính cũng như doanh thu của doanh nghiệp.
Nhưng đôi khỉ trong quá trình làm việc thì kế toán viên hoặc những thành viên khác trong doanh nghiệp vi phạm những vi phạm hành chính về hóa đơn như là: lập hóa đơn sai thời điểm, không xuất hóa đơn theo quy định, mất hóa đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp,...Tất cả những yếu tố này đều nằm trong những quy định không được vi phạm. Vì thế nếu như phạm phải những sai lầm này thì doanh nghiệp sẽ phải chịu mức xử phạt theo đúng quy định.
Không chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn thì việc mắc những vi phạm kể trên sẽ gây nhiều bất lợi và trì trệ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn cá nhân mắc sai lầm có thể sẽ mất việc.
2. Đối tượng áp dụng xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được áp dụng cho các đối tượng sau:
Người nộp thuế có hành vi vi phạm về hóa đơn;
Công chức thuế, cơ quan thuế các cấp;
Tổ chức, cá nhân khác có liên quan vi phạm hành chính về hóa đơn, cụ thể:
+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật các tổ chức tín dụng, luật kinh doanh bảo hiểm, luật chứng khoán, luật dầu khí, luật thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trực tiếp kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập;
+ Tổ chức được thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã;
+ Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;
+ Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
+ Tổ hợp tác và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
3. Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn khi thực hiện một trong các hành vi sau:
3.1. Sử dụng hóa đơn chứng từ không hợp pháp
3.2. Sử dụng không hợp pháp hóa đơn chứng từ
4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
Căn cứ theo Điều 7 nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 có hiệu lực từ ngày 05/12/2020 quy định cụ thể như sau:
4.1 Các hình thức xử phạt chính
a. Cảnh cáo
Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định này
b. Phạt tiền
Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn. Phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn
Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế. Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với người nộp thuế là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.
Phạt 20% số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.
Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế.
Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này.
4.2 Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn
- Ngoài các hình thức xử phạt nêu trên, một số hành vi vi phạm về hoá đơn quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 Thông tư này còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.
- Khi phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về hóa đơn, mức phạt cụ thể đối với một hành vi không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức tối đa.
- Trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì áp dụng mức trung bình tăng thêm hoặc mức trung bình giảm bớt. Mức trung bình tăng thêm được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối đa và mức trung bình. Mức trung bình giảm bớt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức trung bình.
- Trường hợp có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên thì áp dụng mức tối đa của khung phạt tiền. Trường hợp có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt.
- Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì bù trừ theo nguyên tắc một tình tiết tăng nặng trừ cho một tình tiết giảm nhẹ.
Với những cá nhân là kế toán trong doanh nghiệp, người mà trực tiếp quản lý hóa đơn phải có nghĩa vụ tìm hiểu về những quy định liên quan đến hóa đơn. Bên cạnh đó cần phải nắm bắt được chi tiết cách lập, cách phát hành và quản lý hóa đơn cho thật hiệu quả. Hi vọng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích nhất. Chúc các bạn luôn là những nhân viên kế toán thành công.
Nguyễn Vy