Phỏng vấn tuyển dụng là một phương pháp thu thập thông tin xã hội thông qua việc tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
Thành công của hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có tuyển dụng được các nhân viên thích hợp hay không. Công việc tìm kiếm “nhân viên lý tưởng” này xem ra không dễ dàng chút nào. Nếu bạn không có những kỹ năng phỏng vấn khéo léo và hợp lý, bạn sẽ đánh mất các ứng viên tài năng, hay tồi tệ hơn là bạn sẽ thu nhận những người không đáp ứng được yêu cầu công việc.
A. Phỏng vấn tuyển dụng là gì ?
- Phỏng vấn tuyển dụng là một phương pháp thu thập thông tin xã hội học thông qua việc tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
- Nguồn thông tin trong phỏng vấn là tất cả các câu trả lời của người được phỏng vấn thể hiện quan điểm, ý thức, trình độ của trả lời và toàn bộ hành vi của họ.
- Người đi phỏng vấn cần căn cứ vào hai nguồn thông tin này để xác định chính xác câu trả lời và sau đó tiến hành ghi chép. Khi có mâu thuẫn giữa trả lời và hành vi thì ta phải đưa ra câu hỏi phụ để xác minh độ chính xác của thông tin.
B. Các hình thức phỏng vấn tuyển dụng thông thường
1. Phỏng vấn qua điện thoại
Hiện nay phỏng vấn qua điện thoại là cách phổ biến nhằm sàn lọc các ứng viên trước cuộc phỏng vấn đầu tiên. Cuộc phỏng vấn này có thể hẹn trước hoặc không. Nếu ở thời điểm đó không thuận tiện bạn có thể cho người ta biết và sắp xếp một cuộc hẹn vào lúc khác.
1.1 Cách chuẩn bị
- Tìm một nơi yên tĩnh và chuẩn bị tất cả những tài liệu tìm việc, chẳng hạn như sơ yếu lý lịch, thư xin việc, những nguồn tham khảo...
- Vào đầu cuộc phỏng vấn, hãy chắc rằng bạn xác nhận lại tên và chức vụ của người phỏng vấn. Hãy chắc rằng bạn dùng nó trong suốt cuộc phỏng vấn và viết thư cảm ơn người ấy sau cuộc nói chuyện.
- Bạn nên trả lời ngắn gọn và tập trung. Đừng quên cho người phỏng vấn được cắt ngang nếu như người ấy có muốn hỏi thêm hoặc muốn thay đổi chủ đề.
- Hãy hỏi những câu liên quan đến công việc, công ty, quá trình tuyển dụng...
1.2 Lời khuyên
- Không nên trả lời phỏng vấn khi đang ở nơi có quá nhiều tiếng ồn. Hãy tìm một nơi yên tĩnh hoặc hẹn lần sau
- Luôn cầm tất cả các những tài liệu tìm việc như (thư xin việc, CV, bảng điểm,) trên tay khi trả lời phỏng vấn, vì có thể bạn sẽ phải giải thích một số thông tin trong đó.
- Vào đầu cuộc phỏng vấn, hãy chú ý lắng nghe tên và chức vụ của người phỏng vấn. Nếu chưa nghe rõ ngay lần đầu, hãy lịch sự hỏi lại. Sau đó, bạn nên gọi tên người phỏng vấn trong suốt cuộc phỏng vấn.
- Bạn nên trả lời ngắn gọn và tập trung. Đừng quên cho người phỏng vấn được cắt ngang nếu như người ấy có muốn hỏi thêm hoặc muốn thay đổi chủ đề.
- Hãy hỏi những câu hỏi liên quan đến công việc, công ty, quá trình tuyển dụng.
- Nhớ viết thư cảm ơn người phỏng vấn sau cuộc nói chuyện
2. Phỏng vấn theo nhóm
Tại Việt Nam, chỉ có vài công ty sử dụng hình thức phỏng vấn theo nhóm. Hình thức này hiệu quả vì có nhiều người phỏng vấn bạn cùng một lúc thay vì phỏng vấn riêng với từng người.
2.1 Cách chuẩn bị
- Nhớ nói với tất cả những người trong nhóm, thay vì chỉ nói với người đặt câu hỏi cho bạn. Tuy nhiên, hãy tập trung sự chú ý của bạn vào người đặt câu hỏi cho bạn.
- Thông thường có một người chính điều khiển cuộc phỏng vấn. Người này có thể là giám đốc trực tiếp của bạn hoặc là người ra quyết định, vì vậy hãy đặc biệt chú ý đến họ.
- Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bạn nên cảm ơn cả nhóm và đưa ra những bình luận hoặc yêu cầu rõ ràng cho người đứng đầu nhóm phỏng vấn.
2.2 Lời Khuyên
- Trước tiên, bạn cần giữ bình tĩnh. Nhiều người phỏng vấn bạn cùng lúc không có nghĩa là bạn sẽ gặp nhiếu rắc rối hơn.
- Thông thường có một người chính điều khiển cuộc phỏng vấn. Người này có thể là giám đốc trực tiếp của bạn hoặc là người ra quyết định, vì vậy hãy đặc biết chú ý đến ông/bà ấy.
- Trả lời tất cả các câu hỏi với sự nghiêm túc như nhau, vì chưa chắc người điều khiển cuộc phỏng vấn là người có quyền quyết định cao nhất.
- Trả lời ngắn gọn, dứt điểm các câu hỏi, vì có nhiều người hỏi nên các câu hỏi sẽ đươc đặt ra nhanh chóng, bạn không nên trả lời dài dòng để tránh lẫn lộn hay bỏ sót câu.
- Nhớ nói với tất cả những người trong nhóm, thay vì chỉ với người đặt câu hỏi cho bạn. Tuy nhiên, hãy tập trung sự chú ý vào người đặt câu hỏi cho bạn.
- Cần nhớ tên những người tham gia phỏng vấn. Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bạn nên cảm ơn cả nhóm và viết thư cảm ơn cho tất cả họ.
3. Phỏng vấn cá nhân
Đây là hình thức phỏng vấn phổ biến cho việc lựa chọn ứng viên. Trong loại hình phỏng vấn này, bạn và người phỏng vấn sẽ gặp nhau trong một căn phòng. Quá trình phỏng vấn cho phép cả hai bên đặt câu hỏi cho nhau. Thông thường, người phỏng vấn hỏi trước, sau đó bạn được phép đặt câu hỏi. Câu hỏi phỏng vấn có thể nói về đề tài:
+ Năng lực: Tập trung vào các lĩnh vực cụ thể của các kỹ năng liên quan đến công việc.
+ Tiểu sử: Hình thức phõng vấn truyền thống. Người phỏng vấn sẽ hỏi bạn những thông tin bạn viết trên sơ yếu lí lịch của mình, liên quan đến kinh nghiệm làm việc, thành tích trong quá khứ,…
3.1 Lời khuyên
- Hãy chắc chắn rằng bạn đề cập đến những chi tiết sau:
+ Tình huống: Giái thích chi tiết vấn đề (rắc rối của công ty)
+ Hành động: Bạn đã giái quyết khó khăn như thế nào ?
+ Kỹ năng: Bạn đã dùng những kỹ năng gì để giải quyết những khó khăn
+ Kết quả: Kết quả bạn đạt được là gì ?
4. Phỏng vấn căng thẳng
Một cuộc phỏng vấn căng thẳng được thiết kế để đặt ứng viên dưới sức ép để đánh giá phản ứng của họ. Một ví dụ là người phỏng vấn sẽ đặt ra một chủ đề gây tranh cãi và không đồng ý với bạn.
4.1 Lời Khuyên
- Hãy giữ bình tĩnh, đừng nóng vội. Hãy nhớ rằng những gì bạn trả lời không quan trọng, mà là bạn trả lời như thế nào.
5. Phỏng vấn tình huống
Nếu bạn xin việc ở một công ty tư vấn hoặc tương tự, có khả năng bạn sẽ đối mặt với hình thức phỏng vấn này. Nó giúp người phỏng vấn phân tích kỹ năng suy nghĩ có tính phê bình của bạn. Ví dụ, câu hỏi có thể là “Có bao nhiêu chiếc mô tô ở TPHCM ?”. Người phỏng vấn thích tìm hiểu quá trình bạn dùng để có được câu trả lời.
5.1 Lời Khuyên
- Hãy sáng tạo. Người phỏng vấn thích lắng nghe những giả định hợp lý vài suy nghĩ lôgic; vì vậy, điều quan trọng là bạn hãy trả lời theo cách riêng của mình.
Cuối cùng, để tổng kết lại, bạn hãy ghi nhớ:” Quan hệ giữa nhà tuyển dụng và ứng viên là quan hệ ngang hàng. Mục tiêu của các buổi phỏng vấn chính là sự hiểu nhau. Một nhà tuyển dụng sáng suốt sẽ không chỉ đánh giá bạn giỏi hay kém. Họ sẽ đánh giá bạn có là người phù hợp với công việc hay không ?”. Chuẩn bị kĩ trước khi tham gia phỏng vấn, công thêm một chút tự tin chắc rằng bạn sẽ thể hiện được bản thân mình trước nhà tuyển dụng thôi. Chúc bạn may mắn !
Nguyễn Hoàng