Bế tắc trong công việc là điều mà một nhân viên văn phòng không thể tránh khỏi trên hành trình sự nghiệp của mình.
Là một nhân viên văn phòng khi gặp phải bế tắc sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán nản, làm việc gì cũng không hiệu quả. Nhưng hãy biết rằng bất cứ ai trong chúng ta cũng dễ dàng gặp phải tình huống bế tắc, đặc biệt là khi bạn đảm nhận một vị trí trong thời gian dài hoặc liên tục đối mặt với những dự án công việc khó khăn. Vậy làm thế nào để giúp nhân viên văn phòng giải tỏa các bế tắc lấy lại năng lượng để làm việc ? Hôm nay | Working.vn sẽ bật mí bí quyết cho bạn ngay trong bài viết dưới đây nhé !
1. Bế tắc trong công việc là gì ?
Bế tắc trong công việc là trạng thái bất ổn định, mệt mỏi, làm việc không hiệu quả của người lao động. Người bế tắc trong công việc cảm giác như mình đang đứng ở ngã ba đường, không biết đi về hướng nào, thế rồi họ chỉ mãi đứng đó nếu không lấy lại được tự tin, bình tĩnh để lựa chọn.
2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bế tắc trong công việc văn phòng
Do nhân viên văn phòng thiếu động lực và đam mê làm việc: Môi trường công việc văn phòng thường lặp đi lặp lại, khi bạn làm việc trong suốt thời gian dài bạn sẽ cảm thấy bắt đầu chán với nó, không còn hăng say như mới bắt đầu điều đó dẫn đến về lâu về dài nhân viên văn phòng sẽ thiếu động lực và đam mê khiến cho bạn không muốn lỗ lực vì mục tiêu công việc.
- Do nhân viên văn phòng luôn bị chi phối bởi cảm xúc cá nhân: Cảm xúc cá nhân được xuất phát từ nhưng mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội và nó có sự ảnh hưởng rất lớn tới công việc. Nếu nhân viên văn phòng không biết cân bằng cảm xúc riêng và chuyện công việc thì bạn sẽ rất khó để kiểm soát cảm xúc cá nhân khiến khi đó bạn sẽ mất tập trung khi làm việc
- Do nhân viên văn phòng làm việc cường độ cao liên tục: Làm việc liên tục với cùng độ cao khiến cho nhân viên văn phòng sẽ dễ cảm thấy stress, đầu óc rơi vào tình trạng mệt mỏi, dẫn tới công việc vị trì trệ tiến độ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bế tắc trong công việc văn phòng.
- Do nhân viên văn phòng gặp phải rắc rối từ với đồng nghiệp hoặc sếp: Chúng ta chỉ làm việc hiệu quả khi có sự kết nối, hỗ trợ ăn ý với các đồng nghiệp, cấp trên. Những mâu thuẫn trong những mối quan hệ này khiến bạn không tìm được niềm vui khi làm việc, sự căng thẳng, bức bối lâu ngày khiến nhân viên văn phòng đi vào bế tắc trong công việc.
3. Những bí quyết giúp nhân viên văn phòng vượt qua bế tắc trong công việc
3.1 Đầu tiên nhân viên văn phòng nên tìm ra nguyên nhân
Thật dễ dàng để có thể đổ lỗi cho công việc của bạn, dù đó có thể là lý do thực sự kiến bạn bạn cảm thấy bế tắc, nhưng rất nhiều người ở vị trí cao đều cảm thấy như vậy. Thay vào đó, hãy thử ngẫm nghĩ về những lý do khác nhau. Chẳng hạn như bạn đã quen thuộc với những nhiệm vụ mỗi ngày và cần một sự thay đổi, hoặc bạn muốn ở vị trí mới mà bạn có thể được thừa nhận nhiều hơn. Tóm lại, điều quan trọng nhất là bạn phải biết rõ những nhu cầu của mình để hiểu rõ nguyên nhân từ đó tìm cách đáp ứng chúng.
3.2 Tự vấn đáp chính mình
Một nhân viên văn phòng như bạn khi gặp bế tắc trong công việc vì “mất lửa” với nghề, thiếu đi sự hào hứng làm việc, trước hết bạn cần tự xem xét lại chính mình, xác định lại công việc mình đang làm có phải là mục tiêu, là niềm yêu thích của mình hay không ? Nếu không, hãy thử với một công việc mới, môi trường mới để thử thách bản thân. Còn nếu công việc đang làm vẫn là đam mê của mình, thì có thể tìm lại cảm giác hào hứng với công việc bằng cách dành chút thời gian xem xét và tồng hợp lại để cân bằng lại mọi công việc sao cho hợp lý nhất.
3.3 Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn
Nếu thời gian qua bạn đã làm việc với cường độ quá cao, hãy dành 1 chút thồi gian để nghỉ ngơi, thư giản điều này sẽ giúp bạn dễ dàng lấy lại động lực và nạp thêm năng lượng, thư giãn đầu óc, cơ thể và khiến tinh thần vui vẻ, thoải mái hơn khi quay trở lại công việc.
3.4 Tập trung vào giải pháp, không phải vào vấn đề
Mỗi khi gặp vấn đề, mọi người thường có xu hướng đặt ra hàng trăm, hàng ngàn câu hỏi tại sao, vì sao. Tại sao sếp lại sa thải bạn ? Tại sao bạn không hoàn thành được chỉ tiêu như những đồng nghiệp khác ? Tại sao bạn không thể hòa hợp với nhóm ? Tại sao bạn mãi không có được việc làm lương cao như bạn bè ? Việc quá chú tâm vào vấn đề không phải là cách hay vì nó khiến bạn không thoát ra được vòng luẩn quẩn của sự bế tắc, làm cho tâm trạng trở nên tồi tệ đi.
Thay vào đó, hãy đi tìm câu trả lời cho việc làm thế nào để giải quyết vấn đề đó. Bạn sẽ không thay đổi được bất cứ chuyện gì nếu cứ mãi dành thời gian suy nghĩ về việc mọi thứ tồi tệ như thế nào, hãy nghĩ về việc chúng sẽ tốt lên ra sao.
3.5 Thay thái độ, đổi phương thức làm việc
Một nhân viên văn phòng làm một công việc quá lâu mà không có sự đột phá hay đổi mới, bạn sẽ dễ cảm thấy nhàm chán và nản lòng. Bạn khó có thể tìm thấy hứng thú và động lực để phát triển mà sẽ chỉ làm cho xong nhiệm vụ. Điều này lại càng làm cho bạn mãi quẩn quanh trong sự lo lắng, bất an về tương lai phía trước.
Hãy làm mới chính mình bằng cách thay đổi thái độ với công việc, tìm ra những cách thức khác với phương pháp bình thường bạn vẫn làm để công việc có thể đạt kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thử đặt ra những mục tiêu cao hơn cho công việc, hoặc đề xuất những hướng phát triển, thay đổi mới để cải thiện quá trình làm việc. Đừng quên làm việc bằng thái độ hăng say, nhiệt huyết và luôn trong tâm thế chủ động, tích cực, bạn sẽ thấy công việc thực sự ý nghĩa và không hề thiếu cơ hội cho bản thân.
3.6 Đầu tư vào phát triển cá nhân
Muốn sự nghiệp phát triển, tương lai rộng mở, học hỏi và đầu tư vào bản thân luôn là điều tiên quyết. Đặc biệt là khi bạn cảm thấy bản thân đang dậm chân tại chỗ, thì việc cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn lại là điều nên làm để có thể có góc nhìn khác về công việc.
Hãy luôn tự hỏi bản thân rằng, bạn còn thiếu những kỹ năng gì để có thể giỏi hơn, bạn muốn học thêm những kiến thức gì để có hiểu biết rộng và chuyên sâu hơn về ngành ? Hoặc bạn có thể làm gì để phát triển bản thân ? Bằng cách học thêm một ngoại ngữ, hoặc đi học một lớp dạy chuyên sâu, bạn sẽ thấy công việc không chỉ dừng lại ở những nhiệm vụ bạn vẫn thường làm. Thay vào đó, bạn sẽ có khả năng nâng cấp chính mình và nâng cao hiệu quả công việc hiện tại mà vốn bạn đang cho rằng rơi vào bế tắc.
3.7 Cuối cùng là hãy nhớ rằng thất bại không phải là mãi mãi
Có thể bây giờ, bạn đang rơi vào bế tắc tưởng chừng không lối thoát. Nhưng hãy tin một điều rằng, cả cuộc đời của bạn không thể nào cứ như vậy mãi. Hãy xem chúng như một thử thách để rèn luyện tính mạnh mẽ và tinh thần chiến đấu của bạn, để hướng đến một tương lai thành công hơn.
Nếu công ty sa thải bạn, biết đâu trong tương lai bạn sẽ có một công việc phù hợp hơn, có nhiều cơ hội phát triển bản thân hơn. Nếu bạn không thể hòa hợp với đồng nghiệp, hãy nghĩ rằng đây là cơ hội để bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề… Cho dù hiện tại cuộc sống có đang quay lưng với bạn như thế nào, hãy nghĩ rằng đó chỉ là một thách thức dành cho bạn, trải qua càng nhiều thử thách, bạn sẽ càng trưởng thành và vững vàng hơn.
Với những bí quyết trên đây, hi vọng sẽ giúp nhân viên văn phòng nhanh chóng vượt qua những bế tắc trong công việc, và luôn là những nhân viên văn phòng xuất sắc nhất. Cảm ơn các bạn đã luôn theo dõi và đồng hành cùng | Working.vn. Chúng các bạn thật nhiều sức khỏe – Hạnh phúc – Thành công. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo nhé !
Hoàng Ngọc