Việc thích nghi trong môi trường làm việc mới là điều rất quan trọng đối với một nhân viên mới. Tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp sẽ giúp rất nhiều cho công việc của bạn.
Khi bắt đầu vào làm một công việc của một nhân viên văn phòng bạn có thể gặp rất nhiều áp lực với công việc mới bởi khoảng thời gian mới đầu là khoảng thời gian bạn sẽ phải nổ lực thật nhiều để chứng tỏ khả năng và kinh nghiệm làm việc của mình ở môi trường mới. Những bí quyết của Working.vn sau sẽ giúp dân văn phòng làm quen với việc mới nhanh nhất.
1. Nỗ lực làm quen với mọi người
Cho dù có cảm thấy e dè và xa lạ với tất cả mọi người ở môi trường làm việc mới thì bạn cũng nhất định phải tỏ ra thân thiện và cố gắng để làm quen với họ. Một nụ cười rạng rỡ có thể kéo gần khoảng cách và khiến cho đồng nghiệp chủ động muốn bắt chuyện với bạn. Họ sẽ là người giới thiệu cho bạn về những điều cần thiết để có thể làm việc tốt nơi môi trường làm việc của nhân viên văn phòng, ai là người trả lương cho bạn và vô vàn các thông tin hữu ích khác.
2. Chú ý tới văn hóa của công ty
Hãy quan sát xem những người khác trong môi trường làm việc của nhân viên văn phòng mới của bạn hành động như thế nào và bạn sẽ tiếp thu được rất nhiều thông tin về văn hóa ở môi trường làm việc này. Mọi người có bắt buộc phải xuất hiện đúng giờ trong các cuộc họp ? Họ có ăn trưa ngay tại bàn làm việc hay ra ngoài ? Công việc căng thẳng nhất vào thời gian nào trong ngày ? Mọi người có những khoảng thời gian thư giãn, cùng nhau trò chuyện trong ngày không hay chỉ tập trung làm việc ? Mọi người thường giao tiếp bằng email hay trao đổi trực tiếp ? Mặc dù bạn không cần phải biến mình thành một người khác, bạn vẫn phải nỗ lực để hòa nhập vào văn hóa chung ở nơi làm việc mới. Nếu không bạn sẽ bị người khác đánh giá là không biết “ nhập gia tùy tục”.
3. Hiểu rằng bạn cần một thời gian để thích nghi
Thông thường, bạn cần 3 đến 6 tháng để quen với một công việc mới. Thậm chí thời gian có thể kéo dài hơn đối với những việc làm phức tạp. Đừng hoảng sợ nếu bạn vẫn cảm thấy mọi thứ vẫn lạ lẫm ở tuần làm việc thứ ba, hoặc cảm giác như bạn không thể phù hợp với văn hóa tại nơi làm việc mới này. Những cảm giác này sẽ dần dần mất đi, nhưng bạn cần thời gian.
4. Không ngại hỏi
Là một người mới trong môi trường làm việc của nhân viên văn phòng, bạn có quyền được hỏi về những gì mình chưa biết. Tuy nhiên, hãy nhớ mỗi người có một phong cách giao tiếp và tính cách khác nhau. Bạn không nên gọi điện liên tục cho một người đồng nghiệp đang tập trung vào công việc để hỏi về nội quy công ty. Hoặc mỗi lần nhìn thấy sếp, bạn cũng không nên đi theo và đặt ra hàng chục câu hỏi trong khi sếp đang bận.
Dù là nhân viên văn phòng mới nhưng chỉ cần tinh ý quan sát một chút, bạn sẽ nắm được sơ qua về sếp và đồng nghiệp trong văn phòng. Từ đó, bạn sẽ biết cách đặt câu hỏi một cách thích hợp và sẽ không ai lại lỡ từ chối một người khéo léo như bạn.
5. Ghi chép
Ghi chép giúp bạn không bỏ sót điều gì đó trong công việc, đặc biệt khi có rất nhiều điều mới mẻ với bạn. Hãy sắp xếp, ghi chép một cách khoa học những quy tắc, hướng dẫn, nhiệm vụ, thời gian biểu… cần thiết cho một nhân viên văn phòng mới.
6. Sẵn sàng chia sẻ
Giao tiếp ở môi trường làm việc của nhân viên văn phòng cũng là mối quan hệ hai chiều. Cách bạn cư xử sẽ quyết định thái độ của người khác đối với bạn.
Khi giao tiếp với những người mới quen, sự tôn trọng, lịch sự và lễ phép chính là yếu tố quan trọng giúp bạn tạo được thiện cảm. Chúng ta cần trao đi sự tôn trọng để hòa nhập và kết nối với tập thể mới. Sự tôn trọng có thể được thể hiện qua rất nhiều hình thức và hành động khác nhau từ các chào hỏi, chia sẻ các câu chuyện.
Chia sẻ có thể giúp tập thể hiểu và làm quen với bạn hơn. Đồng thời, bạn cũng cảm thấy hòa nhập hơn trong môi trường mới khi có thể giãi bày cảm xúc của mình. Tuy nhiên, bạn nên chọn lọc và tránh chia sẻ những câu chuyện quá riêng tư có thể ảnh hưởng đến công việc. Thêm vào đó, bạn đừng quên cân bằng giữa lắng nghe và chia sẻ để xây dựng một mối quan hệ thành công.
7. Đề nghị được nhận xét
Sau một vài tuần làm việc đầu tiên, hãy đề nghị nhà quản lý nhận xét về kết quả công việc của bạn. Hãy hỏi sếp xem cách thức hoàn thành công việc hiện nay của bạn đã hiệu quả hay chưa, bạn cần phải thay đổi hay bổ sung những kỹ năng gì… So với việc chờ đợi sếp hẹn gặp và đánh giá, chủ động đề nghị được nhận xét sẽ giúp hình ảnh của bạn ấn tượng và chuyên nghiệp hơn trong mắt sếp.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn nhân viên văn phòng có thêm nhiều kinh nghiệm để luôn đảm đang tốt công việc của mình. Cảm ơn các bạn đã luôn theo dõi và đồng hành cùng chúng tôi. Chúc các bạn đến với con đường thành công nhanh nhất !
Ngọc Quyên