Ở môi trường làm việc của nhân viên văn phòng kiểu đồng nghiệp xấu tính, cướp công, nhận vơ công lao của người khác không mấy xa lạ
Vậy nếu chẳng may gặp phải đồng nghiệp cố tình cướp công, nhận vơ công lao mà bản thân mình đã bỏ bao công sức mới có thì bạn sẽ đối mặt với kiểu đồng nghiệp này như thế nào ? Cùng | Working.vn tham khảo ngay bài viết dưới đây để rõ hơn về cách ứng phó thế nào khi bị đồng nghiệp cướp công nhé !
1. Dấu hiệu nhận biết kiểu đồng nghiệp cướp công
Muôn kiểu đồng nghiệp đều có thể xuất hiện tại môi trường làm việc của nhân viên viên văn phòng. Và kiểu đồng nghiệp phổ biến nhất đó là kiểu đồng nghiệp chuyên cướp công người khác.
Đây là kiểu đồng nghiệp luôn thích vượt trội hơn người khác bất kể là trong việc gì và họ có thực sự có năng lực như vậy không ? Họ luôn muốn chứng minh năng lực bản thân bằng cách dự dẫm vào nỗ lực của người khác thay vì tự mình cố gắng. Họ luôn tìm mọi cách biến công sức của đồng nghiệp thành của mình để nhận được sự ngợi khen từ cấp trên và cơ hội thăng tiến trong công việc. Kiểu đồng nghiệp thích cướp công sẽ không ngại nhận những ý tưởng sáng tạo, độc đáo là của đồng nghiệp thành mình và phủi sạch hoàn toàn sự tham gia của người khác.
Kiểu đồng nghiệp chuyên cướp công của người khác sẽ chẳng thể nào có được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp tại môi trường làm việc nào.
2. Bí quyết đối phó với kiểu đồng nghiệp cướp công người khác
2.1 Trước hết nhân viên văn phòng hãy dành thời gian để giữ bình tĩnh
Chúng tôi khuyên bạn rằng mọi việc muốn xử lý một cách nhanh gọn và có tính thuyết phục nhất chính là bình tĩnh
Khi phát hiện bị cướp công, có thể bạn sẽ rất mất mãn, khó chịu, và cảm thấy rất tức giận nếu trong trường hợp này bạn tỏ ra nóng vội và có thể ngay lập tức "chỉ thẳng vào mặt" người đồng nghiệp đó hoặc nói lên sự thật ngay ở nơi đông người. Thế nhưng hành động vội vàng này không mang lại lợi ích gì mà còn có thể khiến bạn vô tình trở thành người ganh tị với thành công của người khác. Thêm vào đó, lúc này tâm trí của bạn đang bị xáo trộn và việc đưa ra lập luận sẽ thiếu thuyết phục khiến hình ảnh bạn có thể xấu đi trong mắt mọi người. Chính vì thế hãy hít thở sâu, và cho mình chút thời gian để bình tâm suy nghĩ thấu đáo mọi vấn đề, khi tâm trạng đã ổn và cảm xúc đã ổn định bạn sẽ suy nghĩ được những cách giải quyết êm đẹp hơn.
2.2 Tìm hiểu và đánh giá vấn đề
Khi đã thật sự ổn định về tinh thần và cảm xúc bạn hãy bắt đầu tìm hiểu và đánh giá lại vấn để nhằm tìm ra phương án xử lý mọi chuyện tốt nhất. Đầu tiên bạn cần tìm hiểu xem ý tưởng mà đồng nghiệp vừa trình bày với sếp có phải là ý tưởng của bạn ?
Tuyệt đối đừng chỉ vì nghe thông tin “xung quanh” mà có những hành động không đúng. Khi đã xác định được độ chính xác của thông tin bạn nên bắt đầu liệt kê xem mình có những “bằng chứng” gì để chứng minh. Hãy “lục lọi” trí nhớ xem bạn có còn giữ những tin nhắn, email trao đổi công việc có nhắc đến ý tưởng này hay không hoặc bạn có những bản phác thảo ý tưởng chi tiết… Những thông tin này có thể sẽ giúp ích cho bạn trong việc chứng minh ý tưởng của mình với mọi người.2.3 Tìm hiểu lý do
Thay vì đưa ra lời buộc tội, hãy đặt câu hỏi để tìm hiểu lí do một cách khéo léo cũng nhằm cho người đồng nghiệp đó cơ hội tự giác nhận lỗi, chẳng hạn: Bạn có nghĩ mình đã tìm ra tất cả các ý tưởng cho bài thuyết trình không ?... Nếu họ vẫn không thừa nhận, bạn có thể bày tỏ thái độ thẳng thắn hơn, chẳng hạn: Tôi thấy một số ý tưởng trong bài thuyết trình những điều tôi đã chia sẻ với bạn. Tại sao bạn lại nhận những ý tưởng đó là của mình ?. Điều này thể hiện cho đồng nghiệp biết rằng bạn đã phát hiện ra sự gian dối và cần một lời giải thích thuyết phục.
2.4 Đối mặt giải quyết vấn đề
Sau khi đã nhìn nhận đánh giá một cách kỹ lưỡng bạn hãy chủ động giải quyết vấn đề.
Nếu có thể chứng minh đó là ý tưởng của mình bạn hãy khéo léo giải quyết sự việc một cách êm đẹp. Trước tiên hãy đề nghị một cuộc trò chuyện với người đồng nghiệp kia để xác nhận lại một lần nữa đó là ý tưởng của bạn với những “bằng chứng” cụ thể. Sau cuộc trò chuyện nếu hai bên có thể “hòa thuận” thì bạn nên khéo léo trình bày với cấp trên theo chiều hướng tích cực, nhằm đảm bảo quyền lợi về sự cống hiến của bạn nhưng cũng không gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của đồng nghiệp kia. Tùy vào từng tình huống mà bạn linh hoạt trong cách ứng xử, sự vị tha sẽ giúp bạn có thêm những người cộng sự cũng như khiến mọi người thêm yêu mến và nể phục.
Trong trường hợp nếu không thể tìm được tài liệu chứng minh ý tưởng của mình thì bạn cũng hãy suy nghĩ theo chiều hướng thoáng hơn và tìm cách chứng minh năng lực của mình sau đó. Tuyệt đối đừng “kể nể” với các đồng nghiệp khác khiến vấn đề càng trở nên rắc rối hơn, khiến mọi người có những đánh giá không tốt về nhân phẩm của bạn, có thể mọi người sẽ nghĩ rằng bạn “ghen tị”. Tin rằng với sự cống hiến hết mình và năng lực thật sự thì dù bạn có phải là người đưa ra ý tưởng đó hay không bạn cũng sẽ luôn được cấp trên tín nhiệm.
2.5 Chủ động phòng tránh
Bị cướp công thường do sự ganh ghét, đố kị và không phục nhau, vậy nên nếu muốn chấm dứt điều này bạn nên tạo mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp. Đừng tỏ vẻ ta đây giỏi giang hay khinh thường người khác. Hãy biết giúp đỡ nếu họ quá tải trong công việc, chia sẻ những kỹ năng cũng như kinh nghiệm mà bạn có, luôn vui vẻ và niềm nở với mọi người. Thậm chí, hãy khen ngợi nhiều hơn vì khi đó họ thấy rằng họ luôn hơn bạn và chẳng ai lại muốn tranh công với người kém cạnh mình cả.
Hi vọng những bí quyết trên đây sẽ giúp nhân viên văn phòng như bạn luôn biết cách ứng phó thế nào khi bị đồng nghiệp cướp công để luôn có những bước tiến nhanh hơn trọng sự nghiệp của mình. Chúc các bạn luôn thành công.
Hoàng Ngọc