Banner TOP 1

Bị Cô Lập Nơi Công Sở Phải Làm Gì..? 4 Kỹ Năng Ứng Phó

khám phá công ty "thiết kế nội thất tuyệt đẹp "phong cách decor tuyệt vời
cung cấp bạc đạn giá rẻ nhất việt nam
Mới nhất

Ở môi trường làm việc chốn công sở việc có một số nhân viên bị cô lập không còn xa lại gì, Điều quan trọng họ cần làm đó chính là xem lại bản thân mình, sau đó hiểu và tìm ra cách để khắc phục tình trạng này nhanh chóng và cân bằng tình đồng đội cùng nhau phấn đấu cho một tập thể lớn mạnh hơn.

Bị Cô Lập Nơi Công Sở Phải Làm Gì..? 4 Kỹ Năng Ứng Phó

Bị Cô Lập Nơi Công Sở Phải Làm Gì..? 4 Kỹ Năng Ứng Phó

Ở chốn công sở một nhân viên văn phòng bị cô lập sẽ mang trong mình một cảm xác rất khó chịu và chán nản mỗi khi đi làm, Suy cho cùng thì trong môi trường làm việc chốn công sở với nhiều đối tượng thì việc có nhiều tính cách khác nhau đồng nghĩa việc hòa nhập với môi trường đó cũng không phải là điều đơn giản. Vậy Phải làm sao ??? Dưới đây | Working.vn sẽ phân tích và đưa một vài kỹ năng giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này nhé !

1. Lý do khiến một nhân viên cảm thấy bị cô lập nơi chốn công sở

Một cảm giác bị đồng nghiệp xa lánh, không mấy thân thiện và gần gũi đó là một biểu hiện của một nhân viên bị cô lập nới chốn công sở vậy nguyên nhân đến từ đâu ?

Nếu bạn là một nhân viên văn phòng có một trong những biểu hiện dưới đây thì bạn nên bắt đầu học cách thay đổi chính mình, hoàn thiện lại mình để cùng hòa nhịp và thích nghi với môi trường làm việc mới nhé !

1.1  Là một nhân viên văn phòng thường hay quên tên đồng nghiệp.

Trong mỗi cuộc gặp mặt khi bạn chủ động gọi tên đồng nghiệp, điều đó sẽ khiến đối phương cảm thấy dễ chịu, có mối liên hệ thân thiện hơn với bạn. Đó cũng là tiền đề để xây dựng những mối quan hệ tốt ở nơi làm việc.

1.2 Là một nhân viên văn phòng luôn e ngại khi kết bạn với đồng nghiệp trên mạng xã hội.

 

H38-minKết bạn với đồng nghiệp trên mạng xã hội là một lợi thế cho công việc

 

Nếu bạn muốn học hỏi hơn nữa về công việc, công ty và trở thành những người bạn của đồng nghiệp, bạn nên tìm hiểu về sở thích và những thành tựu của họ bằng cách giao lưu và kết bạn với đồng nghiệp trên mạng xã hội. Nó sẽ giúp bạn tìm được điểm chung để trò chuyện và giúp bạn học được điều gì nên nói và điều gì không nên nói ở công ty.

1.3  Là một nhân viên văn phòng luôn thể hiện là mình là người giao tiếp giỏi.

Dĩ nhiên, nếu bạn có thể gây cảm tình với nhiều người ở nơi làm việc thì thật tuyệt vời. Nhưng nếu quá nôn nóng kết bạn với đồng nghiệp, bạn sẽ vô tình khiến họ xa lánh mình hơn. Bạn cần tìm ra một cách để giao tiếp với mọi người bởi bên cạnh những người sôi nổi, thích trò chuyện còn có những người trầm tính, ít nói.

Đừng cố gắng làm thân với mọi người quá nhanh.

Đừng chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân của bạn. Hãy nhớ rằng, chuyện riêng không nên đem ra bàn luận nơi chốn công sở

1.4  Là một nhân viên văn phòng không trung lập.

Nếu bạn thấy rằng có sự chia phe, nhóm ở nơi làm việc, đừng tham gia vào điều đó. Hãy giữ quan điểm trung lập, đối xử lịch sự và đúng mực với tất cả mọi người. Hãy tránh xa những cuộc trò chuyện tiêu cực về người khác. Về lâu dài, giữ quan điểm trung lập như vậy sẽ giúp bạn có mối quan hệ tích cực, làm việc hiệu quả hơn.

1.5  Là một nhân viên văn phòng không chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của bản thân.

Ngôn ngữ cơ thể thực sự rất quan trọng trong giao tiếp. Đó là một cách ngầm gửi tín hiệu đến đối phương khi giao tiếp. Luôn có một khuôn mặt u sầu, dùng đồ vật chỉ vào người khác, giọng nói gay gắt... Đó là những thứ khiến đồng nghiệp cảm thấy khó gần và tránh nói chuyện với bạn. Điều này khiên bạn rất dễ bị cô lập. Vì vậy hãy học cách: 

  • Nhìn vào đối phương khi trò chuyện.
  • Vận dụng ngôn ngữ cơ thể linh hoạt trong giao tiếp.
  • Không dùng ngón tay, đồ vật để chỉ vào người khác.
  • Mỉm cười lịch sự khi trò chuyện.
  • Đừng che miệng khi giao tiếp.

2. Kỹ Năng Để Đối Phó Với Cảm Giác Bị Cô Lập Chốn Văn Phòng

2.1 Ổn định tâm lý của bản thân

Một ngày có 8 giờ bạn ở công ty, vì thế nếu bị đồng nghiệp cô lập bạn sẽ khó tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực. Bạn nên chia sẻ với bạn bè, người thân để ổn định về tâm lý cũng như có thêm nghị lực đối mặt và vượt qua giai đoạn khó khăn này. Bên cạnh đó, việc chia sẻ đôi khi còn giúp bạn nhận được những lời khuyên bổ ích để có thể thoát khỏi tình trạng bị cô lập nơi làm việc.

2.2 Nhìn nhận lại hành động của bản thân

 

H28-minNhìn nhận lại bản thân để không bị cô lập chôn công sở

 

Khi tâm trạng đã thật sự ổn định, bạn nên bắt đều tìm hiểu nguyên nhân khiến mình bị đồng nghiệp cô lập. Hãy nhìn nhận đánh giá lại cách làm việc của mình, trong công việc bạn có quá tự cao tự đại, quá bảo thủ hay không chịu lắng nghe ý kiến người khác… Bên cạnh đó bạn cũng cần đánh giá lại ở khía cạnh giao tiếp, bạn đã thật sự khéo léo và tế nhị, đã thân thiện cởi mở với mọi người hay quá khép mình, có hay nói xấu người khác, có thói quen “bà tám”… Bởi đây đều là những thói quen khiến mọi người có những đánh giá không tốt và khiến bạn bị cô lập nơi chốn công sở.

2.3 Tập sống hòa nhập và Xây dựng những mối quan hệ có lợi nơi văn phòng làm việc

Trước hết, bạn hãy học cách để sống hòa nhập với mọi người xung quanh. Hòa nhập ở đây không có nghĩa là bạn phải làm thân với tất cả đồng nghiệp trong công ty. Chỉ cần bạn tìm kiếm được những người ăn ý, chung quan điểm, chí hướng để làm bạn, lập ra một team nhỏ để làm việc, trò chuyện,… là được. Những người đồng nghiệp này cũng sẽ sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ để bạn được phát triển hơn trong công việc và ngược lại. Đây chính là mối quan hệ cần thiết mà bạn cần có nơi chốn công sở.

Bạn đừng sợ rằng mình không thể sống hòa nhập. Con người sinh ra không ai là biết tất cả mà đều cần quá trình học hỏi, tiếp thu, luyện tập. Do đó, bạn hãy cho phép bản thân mình được vui vẻ, hòa đồng với mọi người nhé.

2.4 Thể hiện khả năng

Nếu muốn được tham gia vào các dự án, cuộc họp nhiều hơn, đặc biệt nếu bạn là người mới, hãy chắc chắn rằng bạn có điều gì giá trị để đóng góp. Đó thể là một kỹ năng đặc biệt của bạn hoặc đơn giản là sự nhiệt tình, suy nghĩ sáng tạo. Xác định điều gì bạn có thể đóng góp và để tài năng của mình tỏa sáng. Một khi đồng nghiệp nhận thấy điểm đặc biệt của bạn, họ sẽ tự đề nghị bạn tham gia cùng họ.

Hi vọng qua bài viết trên bạn sẽ có thêm nhiều kỹ năng để học cách vượt qua mọi tình huống thường xuyên xảy ra ở chốn công sở để chào đón những điều tốt đẹp tại nơi làm việc. Đừng quên ghé thăm | Working.vn mỗi ngày để có thêm nhiều kiến thức mới và để tìm việc làm - tìm kiếm thêm những vị trí phù hợp với bản thân bạn nhé.

Nguyễn Hoàng

khám phá công ty thiết kế nội thất tuyệt đẹp phong cách decor tuyệt vời
BẠC ĐẠN CHÍNH HÃNG GIÁ RẺ NHẤT THỊ TRƯỜNG
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
Xem nhiều
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
nội thất đỉnh nhất việt nam
nội thất đỉnh nhất việt nam

Tin tiêu điểm

mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
  • Email
    Hỗ trợ
    Kiến nghị nhanh
    Hỗ trợ
    Đăng review Sản phẩm
Hotline: 
Mrs. Duyên
Phản hồi - Khiếu lại
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Mrs. Duyên
(Phản hồi - Góp ý)
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Nếu cần Phản hồi hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.

Exec time: 1.280449 s